Sợ giao tiếp xã hội là một tình trạng thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể cần được điều trị vị nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của chứng sợ giao tiếp là gì, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Sợ giao tiếp xã hội là gì?
- 2 Chuyên gia tâm lý tư vấn giúp cải thiện sợ giao tiếp xã hội
- 3 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến sợ giao tiếp xã hội
- 4 Các biểu hiện của sợ giao tiếp xã hội
- 5 Sợ giao tiếp xã hội tác động như thế nào đến đời sống
- 6 Phương pháp điều trị sợ giao tiếp xã hội
- 7 Câu hỏi thường gặp
Sợ giao tiếp xã hội là gì?
Sợ giao tiếp xã hội còn gọi là rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder) là một tình trạng rối loạn tâm lý mãn tính biểu hiện nỗi sợ hãi tột độ trong các tình huống xã hội. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh xã hội vượt ra ngoài ranh giới của sự sợ hãi bình thường, tình trạng này đặc trưng bởi nỗi sợ hãi rõ rệt và quá mức, có thể dẫn đến rối loạn chức năng trong các hoạt động hàng ngày.
Người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội luôn trong tình trạng sợ hãi, lo lắng người khác xem xét, đánh giá hoặc bị từ chối trong một số tình huống như khi gặp gỡ người mới, hẹn hò, nói trước đám đông, phỏng vấn, phát biểu ý kiến hoặc làm bất kỳ việc gì tại nơi công cộng. Họ thường lo lắng về các tình huống xã hội trong khoảng thời gian dài trước khi chúng diễn ra. Những người khác có thể có xu hướng né tránh những địa điểm hoặc sự kiện đã gây ra cảm giác tồi tệ hoặc xấu hổ.
Sợ giao tiếp xã hội thường xảy ra vào thời thơ ấu hoặc giai đoạn trưởng thành, nó có thể giống với sự nhút nhát, rụt rè trong các tình huống hoặc tương tác xã hội. Tình trạng này xảy thường xuyên hơn ở nữ giới, nếu không điều trị, nỗi sợ giao tiếp xã hội có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là suốt đời.
Cải thiện tình trạng sợ giao tiếp xã hội với chuyên gia Tâm lý nhiều năm kinh nghiệm:
Chuyên gia tâm lý tư vấn giúp cải thiện sợ giao tiếp xã hội
Viện Tâm lý SunnyCare
Viện Tâm lý SunnyCare là đơn vị thực hiện chức năng tham vấn – tâm lý trị liệu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực như tình yêu, hôn nhân gia đình, stress, trầm cảm, chứng sợ giao tiếp xã hội hoặc các rối loạn tâm lý khác,… Tại đây quy tụ đội ngũ chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ và mang lại cảm giác thoải mái nhất cho các khách hàng.
Hiện tại SunnyCarre có cung cấp dịch vụ tham vấn với chuyên gia online hoặc trực tiếp tại phòng khám bằng các ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Ukraina với chi phí tiết kiệm nhất. Nếu bạn hoặc người thân có nhu cầu được tư vấn tâm lý để cải thiện chứng sợ giao tiếp xã hội, hãy liên hệ để được hỗ trợ và tư vấn dịch vụ.
Family Medical Practice
Family Medical Practice là hệ thống phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tổng quát, nhi khoa, chấn thương chỉnh hình, tâm thần kinh và nhiều chuyên khoa khác. Vì vậy, đây là cơ sở y khoa thích hợp cho bạn chăm sóc sức khỏe toàn diện chất lượng cao, bao gồm cả hỗ trợ điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội.
Công ty TNHH Tham vấn Tâm lý Giang Vũ
Công ty TNHH Tham vấn Tâm lý Giang Vũ hiện có văn phòng thực hành trị liệu tâm lý trong nhiều lĩnh vực chuyên môn như điều trị các rối loạn tâm lý, điều trị và chữa lành những tổn thương và sang chấn tâm lý trước đó, tham vấn về tính yêu, gia đình,… Khi đến đây để điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội, bạn sẽ được đồng hành cùng 2 chuyên gia tâm lý là NCS.TS Trần Anh Vũ và NCS.TS Đặng Thị Kiều Giang, đảm bảo mang đến những trải nghiệm tâm lý trị liệu chất lượng và hiệu quả.
Softenmind
SoftenMind là nền tảng chăm sóc sức khỏe tinh thần quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý tại Việt Nam. Thông qua việc đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình trị liệu, đội ngũ Softenmind mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, tận tâm và cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội, đây là lựa chọn đáng tin cậy để trải nghiệm.
Trung tâm trị liệu, tham vấn tư vấn tâm lý MindCare trụ sở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội
Trung tâm trị liệu, tham vấn tư vấn tâm lý MindCare TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là nơi cung cấp các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho các cá nhân, cặp đôi, gia đình hoặc nhóm khách hàng đang gặp các vấn đề về rối loạn tâm lý như trầm cảm, stress, sợ giao tiếp xã hội, mâu thuẫn gia đình, tình yêu,… Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, MindCare đảm bảo mang đến những dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến sợ giao tiếp xã hội
Nguyên nhân
Nhiều nghiên cứu cho rằng chứng sợ giao tiếp xã hội có thể phát sinh từ sự tương tác giữa các yếu tố sinh học và môi trường, các nguyên nhân có thể bao gồm:
- Đặc điểm di truyền: Chứng sợ giao tiếp xã hội có xu hướng di truyền giữa các thành viên trong gia đình.
- Cấu trúc não: Một cấu trúc trong não gọi là amygdala có thể đóng vai trò kiểm soát phản ứng sợ hãi. Những người có hạch hạnh nhân hoạt động quá mức có thể có phản ứng sợ hãi tăng cao, gây ra lo lắng gia tăng trong các tình huống xã hội.
- Môi trường: Nỗi sợ giao tiếp xã hội có thể phát triển sau một tình huống xã hội để lại cảm giác xấu hổ. Ngoài ra, môi trường sống hằng ngày, chẳng hạn trong gia đình, hành vi của cha mẹ trong các tình huống xã hội hoặc sự kiểm soát và bảo vệ quá mức có thể ảnh hưởng đến tính cách cũng như sự biểu hiện tâm lý của trẻ nhỏ.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu xã hội, bao gồm:
- Có tiền sử gia đình có người mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội.
- Đã từng có những trải nghiệm tiêu cực như người đã từng bị bắt nạt, chế giễu, trêu chọc, hoặc có những chấn thương tâm lý từ gia đình,…
- Người đang tiếp xúc với môi trường giao tiếp xã hội mới ví dụ như thanh thiếu niên trong giai đoạn bắt đầu trưởng thành, người phải phát biểu trước đám đông hoặc thuyết trình công việc quan trọng,…
- Người có tính cách rụt rè hay thiếu tự tin trong những tình huống xã hội.
- Có ngoại hình khác biệt, tạo cảm giác tự ti trong giao tiếp ví dụ như người bị dị tật, biến dạng khuôn mặt, nói lắp,…
Cải thiện tình trạng sợ giao tiếp xã hội với chuyên gia Tâm lý nhiều năm kinh nghiệm:
Các biểu hiện của sợ giao tiếp xã hội
Cảm giác xấu hổ hoặc sợ hãi trong một số tình huống nhất định không nhất thiết là dấu hiệu của chứng sợ giao tiếp xã hội. Tùy thuộc vào đặc điểm tính cách và kinh nghiệm sống của từng người mà mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội sẽ khác nhau. Có thể nhận biết các dấu hiệu của chứng sợ giao tiếp xã hội thông qua các biểu hiện sau:
Triệu chứng cảm xúc và hành vi
- Né tránh, sợ hãi những tình huống mà bạn có thể bị đánh giá tiêu cực
- Lo lắng về việc làm mà bản thân cảm thấy xấu hổ
- Sợ hãi khi tương tác hoặc nói chuyện với người lạ
- Sợ người khác nhận ra bạn đang lo lắng
- Luôn né tránh làm việc hoặc nói chuyện với mọi người
- Tránh những tình huống mà bạn có thể trở thành trung tâm của sự chú ý
- Lo lắng khi nghĩ về một hoạt động hoặc sự kiện sắp xảy ra
Triệu chứng thực thể
- Đỏ mặt
- Tim đập nhanh
- Run sợ
- Đổ mồ hôi
- Đau bụng hoặc buồn nôn
- Khó thở
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Cảm giác đầu óc trở nên trống rỗng
- Căng cơ
Các triệu chứng sợ giao tiếp xã hội có thể thay đổi theo thời gian, chúng có thể biểu hiện mạnh mẽ nếu bạn phải đối mặt với nhiều thay đổi, căng thẳng hoặc những đòi hỏi trong cuộc sống. Mặc dù việc tránh những tình huống gây lo lắng có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn nhưng sự lo lắng của bạn có thể sẽ tiếp tục kéo dài nếu bạn không được điều trị kịp thời.
Cải thiện tình trạng sợ giao tiếp xã hội với chuyên gia Tâm lý nhiều năm kinh nghiệm:
Sợ giao tiếp xã hội tác động như thế nào đến đời sống
Nếu không được điều trị kịp thời, những triệu chứng của sợ giao tiếp xã hội có thể kiểm soát cuộc sống, công việc, học tập, các mối quan hệ của bạn. Chứng giao tiếp xã hội có thể khiến bạn trở nên:
- Thiếu khả năng quyết đoán
- Kém giao tiếp
- Nhạy cảm với những lời chỉ trích
- Kỹ năng xã hội kém
- Bị cô lập và ít các mối quan hệ xã hội
- Thành tích học tập và năng suất làm việc thấp
- Suy nghĩ tiêu cực
- Tự sát hoặc cố gắng tự tử
Ngoài ra, chứng sợ giao tiếp xã hội có thể gây ra một số rối loạn về khỏe tâm thần khác, đặc biệt là rối loạn trầm cảm nặng hoặc lạm dụng các chất kích thích gây nghiện.
Cải thiện tình trạng sợ giao tiếp xã hội với chuyên gia Tâm lý nhiều năm kinh nghiệm:
Phương pháp điều trị sợ giao tiếp xã hội
Rối loạn lo âu xã hội thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Tâm lý trị liệu
- Liệu pháp hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy): Là liệu pháp hỗ trợ những người sợ giao tiếp xã hội biết được cách suy nghĩ và phản ứng trong các tình huống khác nhau để giảm thiểu lo lắng và sợ hãi, liệu pháp này cũng giúp bệnh nhân học và thực hành các kỹ năng xã hội, điều này rất quan trọng trong điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội.
- Liệu pháp tiếp xúc (Exposure therapy): Tập trung vào việc giúp bệnh nhân dần đối mặt với nỗi sợ hãi tiềm ẩn mà họ đang có xu hướng né tránh. Liệu pháp này đôi khi được thực hiện cùng với các bài tập thư giãn.
- Liệu pháp chấp nhận và cam kết (Acceptance and commitment therapy): Áp dụng một cách tiếp cận khác với những suy nghĩ tiêu cực và áp dụng một số biện pháp khác như thiền và thiết lập mục tiêu để làm giảm cảm giác khó chịu và lo lắng của người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội.
Cải thiện tình trạng sợ giao tiếp xã hội với chuyên gia Tâm lý nhiều năm kinh nghiệm:
Thuốc
Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định cho người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội, bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc nhóm này thường được được sử dụng để điều trị trầm cảm nhưng trong một số trường hợp có hỗ trợ điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội. Thuốc chống trầm cảm có thể gây một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn hoặc khó ngủ. Những tác dụng phụ này thường không nghiêm trọng nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chẹn beta: Thuốc nhóm này có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng của chứng sợ giao tiếp xã hội như nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi và run.
- Thuốc an thần: thuốc nhóm này có thể rất hiệu quả trong việc giảm lo âu nhanh chóng, tuy nhiên cần lưu ý nếu người bệnh có thể bị phụ thuộc sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Thay đổi lối sống
Mặc dù chứng sợ giao tiếp xã hội thường cần sự trợ giúp từ chuyên gia y tế, tuy nhiên bệnh nhân có thể tự áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:
- Học các kỹ năng giảm căng thẳng
- Thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể chất
- Ngủ đủ giấc
- Chế độ ăn uống lành mạnh
- Tránh sử dụng các chất kích thích
- Tham gia vào các hoạt động xã hội bằng cách tiếp cận với những người khiến bạn cảm thấy thoải mái
Cải thiện tình trạng sợ giao tiếp xã hội với chuyên gia Tâm lý nhiều năm kinh nghiệm:
Câu hỏi thường gặp
Sợ giao tiếp xã hội có điều trị được không?
Có thể điều trị chứng sợ giao tiếp xã hội nhưng cần tốn nhiều thời gian và sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý trị liệu và thuốc.
Người nào có nguy cơ mắc bệnh sợ giao tiếp xã hội?
Đối tượng thanh thiếu niên, những người đã từng trải qua những chấn thương về tâm lý hoặc người có tính cách rụt rè, nhút nhát thường có thể có nguy cơ mắc chứng sợ giao tiếp xã hội.
Sợ giao tiếp xã hội có nghiêm trọng không?
Thông thường chứng sợ giao tiếp xã hội thường gây nhiều trở ngại trong học tập, công việc và xây dựng các mối quan hệ trong cuộc sống. Nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nặng nề đến tâm lý của người bệnh.
Như vậy, thông qua bài viết này, các bạn có thể nhận biết sớm các triệu chứng của chứng sợ giao tiếp xã hội và có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu bất thường, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên.