Stress là từ quen thuộc với chúng ta, nhưng ít ai thực sự thấu hiểu và quản lý được nó. Vì thế, các chuyên gia của Docosan chia sẻ 5 nguyên nhân gây ra stress để giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Stress do các yếu tố bên ngoài
- 2 Stress do quên kết nối với bản thân
- 3 Stress do kỹ năng nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề còn hạn chế
- 4 Stress do mong cầu nhưng chưa nỗ lực hành động
- 5 Stress do rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
- 6 Bạn có thể làm gì để giảm stress?
- 7 Chuyên gia tâm lý có thể giúp gì cho người bị stress?
Stress do các yếu tố bên ngoài
Nếu bạn hay đặt hạnh phúc của mình lên nhiều điểm tựa bên ngoài rồi bạn tự chuốc khổ vào thân, than vãn về cuộc đời mình. Bởi vì khi những vấn đề ấy không như ý muốn hoặc các điểm tựa đó mất đi, bạn sẽ vô cùng đau khổ và hụt hẫng. Một số điểm tựa bên ngoài điển hình:
- Thái độ sống, sự đánh giá của ai đó về bạn
- Dựa vào những con người hay tình huống
- Người khác không hợp tác tốt với mình
- Sự chống đối từ con cái
- Sự thiếu quan tâm của bạn đời
- Những người từng làm bạn tổn thương
- Thành công của người khác được khoe trên mạng xã hội
- Lo lắng về những khó khăn chưa xảy đến
- Bám chặt vào những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ bằng những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, hồi hộp, ghen tị, sợ hãi …
Stress do quên kết nối với bản thân
Rất có thể bạn đã quên đi một điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống là dành thời gian kết nối với chính bản thân mình. Stress có thể xuất phát bởi vì bạn thiếu kết nối với tình trạng thể lý, và tâm lý của chính mình.
Thiếu kết nối với mặt thể lý thể hiện qua việc: bạn không quan tâm đến sắc diện, sức khỏe thể chất như chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không phù hợp, lười vận động và lười tập thể dục thể thao.
Thiếu kết nối với cảm xúc của chính mình chính là khi bạn né tránh hoặc bỏ mặc cảm xúc vui, buồn, tức giận của chính mình mà quên quan sát sâu bên trong thế giới nội tâm. Bạn cố chống chọi lại những cảm xúc không như ý để tạo nên một cái vỏ bọc mang tên niềm vui, cố gắng thể hiện cho người khác thấy bạn đang “ổn” như thế nào.
Bạn hãy nhớ, khi chúng ta bắt đầu muốn chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của chính mình, chúng ta sẽ sống thật với cảm xúc của mình, gần gũi vỗ về bản thân để bao dung tất thảy mọi cảm xúc đến với chúng ta, bình tĩnh đúc rút được những kinh nghiệm sống mới.
Stress do kỹ năng nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề còn hạn chế
Có rất nhiều người, hết lần này đến lần khác, họ bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực về nhiều vấn đề. Hay thậm chí cùng trên một vấn đề nhưng suy nghĩ, cảm giác, ngôn từ và hành động của họ vẫn không thay đổi dù đã từng thất bại. Và tất nhiên kết quả khó mà khác được nếu như họ vẫn làm theo cách cũ với tư duy cũ ấy.
Trong trường hợp này, chúng tôi muốn nói với bạn rằng, bạn cần nâng cao giới hạn hiểu biết về vấn đề đang xảy ra. Đừng bảo thủ hay giữ nguyên quan điểm cá nhân của mình, mà hãy mở rộng để tiếp thu thêm những điều đa dạng bằng việc học hỏi, lắng nghe nhiều hơn.
Khi căng thẳng xảy đến, nó không phụ thuộc vào tình huống đó ra sao, mà phụ thuộc vào việc bạn đã ứng xử như thế nào. Nhiều người không hiểu được mong đợi của người khác đằng sau những hành động, câu từ mà người đó đang truyền tải đến họ. Vì không hiểu những tín hiệu đó, nên những việc làm để thuyết phục người kia không đạt hiệu quả, dẫn đến stress.
Hãy học cách đọc vị cảm xúc của người khác, bạn sẽ hiểu đằng sau bất cứ lời nói, hành vi nào của mỗi người đều chứa đựng những mong đợi rất cụ thể. Chúng ta cần hiểu rõ những mong đợi ấy mà giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.
Ví dụ bạn luôn có những lý do bào chữa cho cơn stress của mình. Trong công ty, bạn coi sếp là “thủ phạm” chính đẩy bạn vào stress. Nhưng sự thực chẳng có sếp nào muốn bạn stress, mà do bạn thiếu năng lực và không có khả năng đối mặt với những áp lực công việc hoặc không hiểu rõ tính cách và yêu cầu của cấp trên thông qua những công việc mà cấp trên giao phó.
Stress do mong cầu nhưng chưa nỗ lực hành động
Căng thẳng sẽ thường xuyên gõ cửa tâm trí bạn nếu như bạn thường xuyên trì hoãn những dự định, những kế hoạch vì không kiểm soát được thời gian thực hiện chúng một cách kỷ luật và nghiêm túc.
Ước mong của bạn là chính đáng, nó đến từ khao khát ẩn sâu bên trong là muốn được chu toàn và trách nhiệm mọi sự trước bản thân và mong đợi được sự ghi nhận của người khác.
Stress do rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
Con người thường bị stress nhiều nhất khi rơi vào những hoàn cảnh như: người thân qua đời, ly hôn, mất việc, mất tiền bạc, các vấn đề nguy kịch mang tính toàn cầu như dịch bệnh, thiên tai, …
Hoặc đơn giản hơn, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên hoặc khi gặp phải những lời chỉ trích, xuyên tạc…
Có thể xem những trường hợp này là chứng căng thẳng hậu sang chấn. Không phải diễn tiến của việc này khiến họ căng thẳng mà chính là nỗi sợ, nguy cơ bị đe dọa, bất an, mặc cảm tội lỗi, hay việc đánh giá quá thấp bản thân…mới khiến họ stress.
Bạn có thể làm gì để giảm stress?
Stress là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy tự chăm sóc cho bản thân mình bằng những thói quen như:
- Tập thể dục đều đặn: Các hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphin, hormone mang lại cảm giác hạnh phúc.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi năng lượng và cân bằng tâm trạng.
- Thư giãn: Tìm những hoạt động mình yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, yoga, thiền để thư giãn đầu óc.
- Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp: Chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ và yêu thương.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt và hạn chế đồ ăn nhanh, đồ uống có ga. Bạn cũng nên cân nhắc bổ sung thêm vitamin B từ sản phẩm Nat B giúp cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng cơ thể giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy sức sống.
- Hạn chế các chất kích thích: Caffeine, rượu bia có thể làm tăng căng thẳng.
Chuyên gia tâm lý có thể giúp gì cho người bị stress?
Nếu bạn tiếp tục cảm thấy stress, đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Tìm kiếm sự trợ giúp không có nghĩa là bạn là một người thất bại. Điều quan trọng là nhận được trợ giúp càng sớm càng tốt để bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Hãy nói chuyện với chuyên gia về những trạng thái cảm giác mà bạn đã trải qua. Họ sẽ có thể tư vấn cho bạn về cách điều trị, đề xuất các liệu pháp trò chuyện như:
- Liệu pháp Nhận thức hành vi (CBT), có thể giúp giảm stress bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ về các tình huống đã làm bạn căng thẳng.
- Tư vấn cá nhân, cùng chuyên gia xác định nguyên nhân khiến bạn bị stress và phát triển các chiến lược đối phó
- Phương pháp tiếp cận dựa trên chánh niệm.
Chuyên gia trị liệu stress giỏi quy tụ ở Viện tâm lý Sunnycare. Tại Sunnycare, sức khỏe tinh thần của bạn sẽ được chăm sóc bởi các chuyên gia tâm lý giàu tâm đức, chuyên môn cao, làm việc với tinh thần tránh nhiệm. Không giới hạn thời gian và không gian, Sunnycare không những cung cấp văn phòng tư vấn tạo cảm giác thoải mái, kín đáo mà còn tạo điều kiện để khách hàng được trò chuyện cùng chuyên gia trên môi trường trực tuyến, gần 24 giờ một ngày.
Tập thể Sunnycare luôn chào đón bạn với vòng tay ấm áp, là những người bạn đáng tin để bạn giãi bày tâm sự cuộc đời, cùng bạn vượt qua những thăng trầm trong cuộc sống.
Không những khẳng định vị thế là nơi chăm sóc tinh thần chuyên nghiệp cho từng cá nhân ở Việt Nam, Sunnycare còn tự tin cung cấp các giải pháp sức khỏe tinh thần cho người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.
Đừng chịu đựng những cảm xúc, những suy nghĩ làm bạn khó chịu không những về tinh thần, thể chất, mà còn tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự nghiệp, gia đình và các mối quan hệ xã hội. Hãy bấm nút đặt lịch trò chuyện cùng các chuyên gia tâm lý ở Viện tâm lý Sunnycare trước khi stress khiến bạn đánh mất thứ gì đó quý giá.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.