Tình yêu sẽ là một màu hồng tuyệt đẹp khi bạn hạnh phúc cùng người ấy. Tuy nhiên nếu tình yêu không thành có thể khiến nhiều người rơi vào trạng thái thất tình. Đó là một cột mốc để chúng ta nhận ra được nhiều điều giúp chúng ta trưởng thành hơn. Vậy dưới góc nhìn của y học, thất tình tác động như thế nào đến sức khỏe con người. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Thất tình là gì?
Thất tình là khi một người trao tình cảm cho ai đó nhưng không nhận được sự đáp lại. Đó có thể là khi người này tỏ tình với một người khác nhưng bị từ chối hoặc khi hai người đang trong mối quan hệ tình yêu nhưng sau đó chia tay và một người vẫn còn tình cảm.
Thất tình là một cảm xúc đơn độc trong tình yêu khi chỉ một mình mang những xúc cảm, hy vọng và mơ mộng về một tương lai hạnh phúc, nhưng tất cả cuối cùng chỉ trở thành mây khói. Hoặc có thể trong mối quan hệ tình cảm đã xác định, chỉ một người thực sự quan tâm và đối phương không thể thể hiện sự quan tâm đó, điều này cũng có thể được coi là một dạng của “thất tình”.
Thất tình khiến con người ta nếm trải những cảm giác đau đớn tận cùng, nhưng thời gian sẽ là liều thuốc hữu hiệu giúp họ vượt qua thất tình. Tuy nhiên, một số người không thể vượt qua được nỗi đau đó gây nên những tác động tiêu cực cả về mặt tâm lý lẫn thể chất.
Sự liên hệ giữa nỗi đau tâm lý và não bộ của chúng ta
Nhiều chuyên gia đã đồng thuận rằng việc chia tay có thể gây đau đớn về thể chất và tác động đến sức khỏe, nhưng lý do thực sự vẫn chưa rõ ràng.
Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những người vừa mới chia tay có hoạt động não tương tự khi họ nhìn thấy hình ảnh người yêu cũ và khi họ đang trải qua đau đớn về thể chất. Từ đây, các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự từ chối, cảm xúc và đau đớn về thể chất đều được xử lý trong cùng một vùng não.
Theo tác giả Meghan Laslocky – người đã viết sách về nỗi đau thất tình, cho rằng nỗi đau tâm lý có thể ảnh hưởng đến thể chất là do não bộ đã kích hoạt cả hệ thần kinh đối giao cảm và hệ thần kinh giao cảm.
Hệ thần kinh đối giao cảm đảm nhiệm việc xử lý chức năng thư giãn như tiêu hóa và sản xuất nước bọt, đồng thời nó cũng làm chậm nhịp tim và hô hấp. Ngược lại, hệ thần kinh giao cảm khiến cơ thể sẵn sàng cho hành động “chiến đấu hoặc chạy trốn” bằng cách gửi hormone đi khắp cơ thể để tăng nhịp tim và đánh thức cơ bắp. Khi cả hai hệ thống này được kích hoạt đồng thời, khiến cơ thể khó chịu gây cảm giác đau ngực, thậm chí xuất hiện một số biến chứng tâm lý khác.
Thất tình ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào?
Trạng thái thất tình ở mỗi người rất khác nhau, một số người trải qua nỗi buồn man mác chỉ trong vài ngày, một số lại phản ứng rất mạnh mẽ và có thể kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Mức độ cảm xúc của một người thường sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những cảm xúc này có thể gia tăng và có thể phát triển thành trạng thái trầm cảm, rối loạn lo âu và các biểu hiện tâm thần khác.
Trầm cảm
Theo Viện Tâm lý Quốc gia, những thay đổi lớn trong cuộc sống gây tổn thương và áp lực đều có thể gây ra trạng thái trầm cảm.
Các triệu chứng của trạng thái trầm cảm bao gồm:
- Cảm giác buồn hoặc trống rỗng kéo dài;
- Tuyệt vọng;
- Dễ cáu gắt;
- Mất hứng thú hoặc niềm vui đối với các sở thích;
- Thay đổi về khẩu vị;
- Mệt mỏi;
- Hồi hộp;
- Khó tập trung;
- Rối loạn giấc ngủ, như khó ngủ, dậy sớm hoặc ngủ quá nhiều;
- Tư tưởng hoặc hành vi tự sát.
Rối loạn lo âu
Viện Tâm lý Quốc gia cũng đề cập đến những sự kiện căng thẳng và tiêu cực trong cuộc sống là những yếu tố nguy cơ tiềm năng cho các rối loạn lo âu.
Người thất tình có thể gặp một số biểu hiện của rối loạn lo âu như:
- Dễ cáu gắt;
- Căng thẳng;
- Lo lắng;
- Mệt mỏi;
- Khó ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ;
- Khó tập trung.
Hội chứng trái tim tan vỡ
Một người có thể trải qua hội chứng trái tim tan vỡ sau khi trải qua nỗi đau tột cùng. Điều này xảy ra khi một sự kiện gây tổn thương khiến cơ thể tiết ra một lượng adrenaline lớn. Các tác động của đợt tăng adrenaline này có thể đảo ngược trong vòng 1 – 2 tuần.
Có một số yếu tố có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ, bao gồm cả các nguyên nhân tâm lý và thể chất. Một số nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ bao gồm:
- Tình trạng tức giận cực độ;
- Nỗi sợ hãi;
- Nỗi đau buồn;
- Động kinh;
- Mất máu nghiêm trọng;
- Đột quỵ.
Các bệnh lý tâm thần khác
Một người thất tình có thể có nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần khác, bao gồm:
- Rối loạn hoảng loạn;
- Ám ảnh xã hội;
- Nghiện rượu;
- Chấn thương tâm lý;
- Dysthymia – một dạng rối loạn trầm cảm mãn tính.
Thất tình nên làm gì? Cách vượt qua thất tình
Xác định lại tình cảm của bản thân
Thất tình thì nên làm gì? Trước hết bạn hãy xác định đoạn tình cảm của bản thân. Hãy thật lòng đối diện với cảm xúc của mình và xác định rõ tình cảm đang tồn tại trong trái tim. Đôi khi, chúng ta có thể bị mê hoặc bởi cảm giác tạm thời và điều này khiến cho quyết định sau này trở nên khó khăn hơn. Hãy trân trọng bản thân và biết rõ mình muốn gì trong mối quan hệ.
Thật đáng tiếc, từng bước đi trong tình yêu không phải lúc nào cũng thành công. Tuy nhiên đừng cảm thấy mình đơn độc trong cảm xúc thất tình. Hãy nhớ rằng bạn không phải một mình, đã có rất nhiều người trải qua những cảm xúc tương tự. Hãy cố gắng tìm kiếm sự chia sẻ và hỗ trợ từ những người xung quanh bạn.
Cho cả hai thêm thời gian
Một khi mối quan hệ đã kết thúc, cả hai đều cần thời gian để hồi phục lại tâm hồn. Hãy tôn trọng quyết định của người ấy cũng như để mỗi người tìm được hướng đi đúng cho bản thân. Đừng cố ép buộc phải quay lại quá khứ. Hãy tin rằng thời gian sẽ làm dịu đi những tổn thương và tìm thấy niềm hạnh phúc mới.
Hãy quên người ấy đi
Đôi khi việc quên đi người đã từng xuất hiện trong cuộc đời là điều khó khăn nhất. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng để bắt đầu một chương mới, bạn cần phải đóng lại chương cũ. Tập trung vào việc phát triển bản thân, thay đổi thói quen và dành thời gian cho những hoạt động thú vị và bổ ích. Đừng bám riết vào quá khứ, hãy đón nhận tương lai mới đầy hứa hẹn.
Công việc sẽ khiến bản thân bận rộn
Dành thời gian và năng lượng cho công việc và các hoạt động mà bạn yêu thích là cách tốt nhất để giữ tâm trí xa cách với suy nghĩ về thất tình. Tận hưởng công việc và phát triển bản thân trong sự nghiệp sẽ giúp bạn tạo ra niềm hạnh phúc và sự tự tin. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để bạn gặp gỡ những người mới và mở rộng mối quan hệ xã hội.
Nâng cấp giá trị của bản thân
Xây dựng giá trị mới cho chính mình là một bước quan trọng trong việc vượt qua thất tình. Thay vì để mình chìm trong nỗi đau và khóc lóc mỗi ngày, hãy chọn hướng đi tích cực và tập trung vào việc phát triển bản thân. Đầu tiên, hãy xem xét mối quan hệ đã kết thúc và đánh giá rõ ràng tình cảm của bản thân đối. Nếu người ấy là một kẻ tồi tệ, hãy từ bỏ việc đau khổ và không để cho họ có cơ hội chế giễu hay làm tổn thương bạn thêm.
Thay vào đó, hãy dành thời gian để tạo dựng giá trị mới trong cuộc sống của bạn. Bạn có thể tập trung vào việc cải thiện ngoại hình, rèn luyện kỹ năng mới, hoặc phát triển sự nghiệp của mình. Đôi khi, một nụ cười và niềm vui thật sự từ tận tâm với bản thân cũng là cách tốt nhất để khiến người ấy hối hận vì đã từ chối tình cảm của bạn.
Trò chuyện cùng bạn bè, người thân
Đừng quá chìm đắm trong nỗi buồn thất tình, hãy tìm đến những người bạn thân thiết để chia sẻ và nhận sự động viên. Bạn sẽ thấy rằng, những người bạn thân luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn trong những khoảnh khắc khó khăn nhất. Họ có thể cùng bạn đi quẩy, hát hò hoặc chỉ đơn giản ở bên bạn để bạn quên đi nỗi đau.
Mở lòng với những mối quan hệ mới
Công nghệ đã mang lại nhiều điều tuyệt vời, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm mối quan hệ, một người bạn và người yêu trên mạng xã hội hay các ứng dụng hẹn hò. Bắt đầu một mối quan hệ mới hoặc tìm hiểu một ai đó có thể giúp bạn quên đi nỗi buồn thất tình.
Tuy nhiên, khi vẫn còn cảm giác cho người cũ, hãy chỉ dừng ở mức tìm hiểu, không nên tiến xa để tránh tổn thương cả hai. Đừng tìm kiếm hình ảnh của người cũ trên người mới, điều này chỉ làm tổn thương bạn. Trò chuyện với ai đó cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhưng nếu vẫn còn gắn bó với quá khứ, bạn sẽ không vượt qua nỗi buồn. Hãy cho mình cơ hội để được hạnh phúc. Vượt qua thất tình không chỉ là việc chấp nhận quá khứ mà còn là việc tạo nên tương lai hạnh phúc và đầy ý nghĩa.
Mẹo tự chăm sóc bản thân khi thất tình
Sau khi chia tay hoặc mất đi người thân yêu, hãy ưu tiên chăm sóc bản thân. Chăm sóc bản thân có thể bao gồm điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hoặc tâm lý. Để quản lý tốt cảm xúc tránh nguy cơ lo âu và trầm cảm, bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Đảm bảo uống đủ nước;
- Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm nhưng không ngủ quá nhiều;
- Chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng;
- Tránh uống rượu và cà phê;
- Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày;
- Thực hiện một số bài tập hô hấp để thư giãn;
- Giảm và tránh căng thẳng.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đề xuất rằng một số hoạt động giúp mọi người có thể cảm thấy tốt hơn như:
- Tham gia vào các hoạt động mà bạn thích ít nhất 10-15 phút mỗi lần;
- Dành thời gian trong ngày để thiền hoặc yoga;
- Chơi với trẻ em hoặc thú cưng;
- Tập luyện hoặc tham gia vào hoạt động thể chất như làm vườn, chạy bộ,…
Ngoài ra, Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ cũng khuyến nghị bạn thử những phương pháp sau để giúp giảm lo âu và căng thẳng:
- Tham gia vào công việc thiện nguyện;
- Đếm đến 10 khi cảm thấy quá tải;
- Tập thể dục, ăn uống và ngủ đủ giấc;
- Xem điều gì đó làm cho mình cười;
- Dành thời gian trong ngày để làm những điều mà bản thân thấy thích thú.
Khi nào cần gặp bác sĩ tâm lý?
Nếu bạn đang trải qua nỗi đau thất tình và cảm thấy quá tải bởi những cảm xúc tiêu cực, bạn có thể xem xét trò chuyện với một chuyên gia tâm lý. Đặc biết là khi bạn cảm thấy rằng trạng thái trầm cảm hoặc nỗi đau buồn ngày càng trầm trọng và không có cách nào có thể giải quyết.
Một người cần cấp cứu ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của cơn đau tim hoặc cảm giác muốn tự tử.
Địa chỉ tư vấn tâm lý sau thất tình uy tín:
Văn phòng thực hành trị liệu tâm lý do hai nhà tâm lý học NCS.TS Trần Anh Vũ và NCS.TS Đặng Thị Kiều Giang điều hành. Hai chuyên gia đã được đào tạo bài bản và có chuyên môn sâu về tâm lý trị liệu, nhằm mang lại hiệu quả và chăm sóc sức khỏe tâm lý tốt cho các thân chủ.
Dịch vụ chuyên môn bao gồm: Điều trị rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn stress sau sang chấn, tham vấn về tình yêu và gia đình, tham vấn về nghề nghiệp,…
SoftenMind – Nền tảng chăm sóc tâm lý hàng đầu, chuyên về tham vấn trị liệu, tư vấn trầm cảm, lo lắng, stress, tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như tư vấn về tình cảm, hôn nhân gia đình và đào tạo tổ chức. Sứ mệnh của SoftenMind là giúp người Việt tiếp cận dễ dàng, an toàn và tiết kiệm chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần chuyên nghiệp.
Tại SoftenMind có các sĩ giỏi về: Tham vấn trị liệu, tư vấn trầm cảm, lo lắng, stress, tâm lý, đào tạo tổ chức,…
Đây là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia tổ chức Nhà tham vấn toàn cầu WPO và chuyên cung cấp dịch vụ tham vấn – tâm lý trị liệu chuyên sâu. Đội ngũ chuyên gia có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và được giám sát chuyên môn nghiêm ngặt. SUNNYCARE hỗ trợ tham vấn tâm lý mọi lĩnh vực với đa dạng hình thức tham vấn, từ trực tiếp tại văn phòng đến tham vấn tại nhà qua cuộc gọi có hình ảnh hoặc qua thẻ điện thoại. Dịch vụ được cung cấp bằng tiếng Anh, Tiếng Việt và Tiếng Ukraina.
MindCare là thương hiệu tham vấn tâm lý của Công ty TNHH Viện Tâm Lý và Giáo Dục Việt Nam. Chuyên về tư vấn và trị liệu cho cá nhân, cặp đôi, gia đình và nhóm. Các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm, stress, mâu thuẫn gia đình, tình yêu và các mối quan hệ khác đều được hỗ trợ tại MindCare. MindCare có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và có hai trụ sở tại Hà Nội và TP.HCM.
Chẳng có ai muốn nếm trải nỗi đau thất tình, tuy nhiênnhiện cuộc sống và tình cảm không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn. Hãy đón nhận nỗi đau và vượt qua nó để bản thân có thể trưởng thành hơn. Nếu bạn hay người thân của bạn trải qua nỗi đau kéo dài mà không thể tự điều chỉnh được hãy tìm kiếm sự tư vấn ngay từ các chuyên gia tâm lý. Vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý trên dDocosan.com tư vấn chi tiết.
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/broken-heart
- https://www.healthline.com/health/what-does-heartbreak-do-to-your-health
- https://www.pnas.org/doi/abs/10.1073/pnas.1102693108
- https://www.nimh.nih.gov/health/topics/coping-with-traumatic-events
- https://tapchitamlyhoc.com/that-tinh-la-gi-8228.html
- https://www.heart.org/en/healthy-living/healthy-lifestyle/stress-management/3-tips-to-manage-stress
- https://adaa.org/tips