Làm thế nào để chấp nhận và vượt qua nỗi đau khi người thân yêu đột ngột qua đời? [Phần 1]

Nội dung được hỗ trợ bởi chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền. Chị là một trong các thạc sĩ lâm sàng đầu tiên tốt nghiệp từ chương trình hợp tác đào tạo giữa Đại học Giáo Dục (ĐHQG HN) – Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ. Hiện tại chị đang tư vấn tâm lý tại Trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý SHARE.

Cái chết của người thân làm cuộc sống của bạn thay đổi mãi mãi. Tin xấu ập đến và thời gian như ngưng trôi. Vậy là một trong những điều tàn khốc nhất trong cuộc sống đã xảy ra với bạn – sự sinh ly tử biệt với người thân yêu. Thế giới của bạn rơi vào hỗn loạn và bạn tràn ngập tuyệt vọng, bạn cảm thấy như bị mắc kẹt trong cơn ác mộng và không thể thức dậy:

Làm thế nào mà điều này có thể xảy ra? Nó không thể là sự thật!

Một sự kiện đột ngột phá vỡ cảm giác an toàn của chúng ta. Chúng ta muốn tin rằng những người thân yêu của chúng ta được an toàn không bị tổn hại. Chúng ta cho rằng tai nạn và bệnh tật sẽ chừa người thân yêu của chúng ta ra. Vì vậy, khi bi kịch xảy ra bất ngờ, chúng ta bị sốc. Toàn bộ cơ thể của chúng ta rung lên chỉ với một cụm từ duy nhất: Tại sao?

Sự ra đi bất ngờ làm bạn đau khổ cùng cực. Bạn không thể chối bỏ nó, bạn không thể lý luận với nó. Bạn biết rằng cuộc sống của mỗi người sẽ không ai giống ai. Bạn có thể áp dụng 5 cách vượt qua mất mát quá đỗi đau thương này.

Làm thế nào để chấp nhận và vượt qua nỗi đau khi người thân yêu đột ngột qua đời? [Phần 2]

Nội dung được cung cấp bởi Trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý SHARE. Sứ mệnh của SHARE là Phổ Biến, Phát Triển và Ứng dụng Tâm lý học để thúc đẩy sự lành mạnh về tâm trí. Các giai đoạn đau buồn sau cái chết của người thân có thể kéo dài hàng […]

Các giai đoạn đau buồn sau cái chết của người thân

Nhà tâm lý học Kubler Ross đã đưa ra 5 giai đoạn đau buồn để từ đó cung cấp một mô hình hữu ích để lường trước những diễn tiến tâm lý có thể xảy ra khi thông báo tin buồn và khi an ủi người bệnh và thân nhân. Ross đã dành phần lớn cuộc đời của mình để làm việc với các bệnh nhân mắc bệnh nan y.

Mặc dù các giai đoạn này không phải là phổ quát, cũng không xảy ra theo từng bước, nhưng chúng có thể hữu ích khi suy ngẫm về đau buồn, mất mát.

1. Chối bỏ cái chết của người thân

Bạn bị sốc và phủ nhận, thường đi kèm với cảm giác bị chết lặng, thờ ơ với sự đời, sống cô lập. Bạn có xu hướng cứ gặm nhấm nỗi đau hoặc tiếp tục làm cho mình bận rộn, hay làm bất cứ điều gì để trì hoãn việc trải qua nỗi đau và tuyệt vọng về sự ra đi của người thân yêu đã gây ra cho bạn.

2. Giận dữ

Cơn thịnh nộ nổi lên trong bạn. Bạn có thể hướng sự tức giận của bạn vào bác sĩ, bạn bè, vợ/chồng, anh chị em, xã hội hoặc thậm chí là chính bạn. Nhưng khi tức giận nhanh chóng biến thành sự đổ lỗi, nó đem đến cho ta cảm giác thoải mái một chút. Khi việc đổ lỗi cho người khác dần nguôi ngoai, nỗi đau trở lại.

dau-buon-sau-cai-chet-cua-nguoi-than
Giai đoạn giận dữ sau cái chết của người thân

Sự tức giận cũng gây ra một cuộc khủng hoảng về đức tin, cơn thịnh nộ vào một vị thần đã cho phép điều kinh khủng như vậy xảy ra. Bạn thậm chí có thể cảm thấy tức giận với người quá cố vì đã bỏ rơi bạn.

3. Thương lượng trả giá

Trong nỗ lực giảm bớt nỗi đau mất mát, bạn cố gắng mặc cả với nó. Bạn có những thay đổi đột ngột hoặc có lời hứa hẹn, chẳng hạn như, “Tôi sẽ trở thành một người tốt hơn” hoặc “Tôi sẽ đổi hướng sang việc trân trọng những ký ức về anh ấy/ cô ấy”

Những lời hứa trong lúc đau buồn như vậy rất khó giữ lời. Mặc cả giúp làm dịu cơn giận của bạn và là nỗ lực đầu tiên của bạn để giữ bình tĩnh trước sự mất mát.

4. Trầm cảm sau cái chết của người thân

Sau khi vượt qua giai đoạn phủ nhận, tức giận và mặc cả, thực tế đau đớn về cái chết của người thân lại bao trùm lên bạn. Trầm cảm đẩy bạn xuống cho đến khi bạn gục ngã dưới vòng xoáy sâu thẳm của cảm xúc, mắc kẹt với các cảm xúc tiêu cực. Mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Kiệt sức làm bạn khổ sở.

Bạn có thể rơi vào tình huống tự hủy hoại bản thân như ăn quá nhiều/quá ít, ngủ quá nhiều/ quá ít hoặc sống cô lập. Lối sống như vậy có thể đã tồn tại trong cuộc sống của bạn trước khi mất người thân nhưng thường gia tăng trong giai đoạn trầm cảm.

tram-cam-sau-cai-chet-cua-nguoi-than
Quá đau buồn và sự trầm cảm sau cái chết của người thân

5. Chấp nhận

Cuối cùng, bạn bắt đầu chấp nhận thực tế ở hiện tại. Bạn nhận ra rằng, mặc dù mọi thứ đã thay đổi, nhưng bạn phải tiếp tục sống. Bạn bắt đầu tìm thấy sự bình yên trong nội tâm. Có lẽ trong ký ức bạn cảm thấy dễ chịu, thay vì cảm thấy chán nản hay bị tổn thương. Bạn có thể mơ về người thân yêu của mình hoặc độc thoại với bản thân. Hoặc bạn bắt đầu tìm kiếm những mối quan hệ mới để ấp đầy khoảng trống.


Cảm ơn chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền đã giải thích 5 giai đoạn đau buồn sau cái chết của người thân. Để mà chấp nhận sự thật ràng người thân yêu của mình đã ra đi mãi mãi quả thật là điều không dễ dàng. Rất nhiều người chìm đắm mãi ở giai đoạn trầm cảm mà không dứt ra được.

Nếu bạn cũng cảm thấy mình không thể thoát ra khỏi giai đoạn trầm cảm bi thương này, việc tìm kiếm sự giúp đỡ là không có gì sai. Trò chuyện với chuyên gia tâm lý hoặc tiến đến trị liệu sẽ giúp bạn cảm thấy khá hơn.