Vượt qua trầm cảm nặng là một quá trình khó khăn nhưng là mục tiêu hoàn toàn khả thi. Bệnh nhân có thể vượt qua bằng nhiều cách khác nhau tuy nhiên vẫn cần đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tham vấn tâm lý để đánh giá chính xác và nhận liệu pháp phù hợp. Vậy, vượt qua trầm cảm nặng bằng cách nào? Doctor có sẵn sẽ cho bạn câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây
Truy cập docosan.com tìm kiếm chuyên gia tham vấn tâm lý giúp bạn vượt qua trầm cảm nặng!
Tóm tắt nội dung
Trầm cảm nặng có chữa được không?
Trầm cảm nặng (còn được gọi là trầm cảm nghiêm trọng) là một loại rối loạn tâm lý mà triệu chứng có thể kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Đây được xem là một trong những bệnh tâm lý nghiêm trọng và cần được đánh giá, điều trị bởi chuyên gia tâm lý hoặc nhà tâm lý học. Hầu hết người bị trầm cảm đều có suy nghĩ về đến cái chết, nặng hơn là có ý định và hành động tự sát để giải thoát cho bản thân.
Bệnh trầm cảm chia thành ba mức độ:
- Trầm cảm nhẹ
- Trầm cảm vừa
- Trầm cảm nặng
Trong đó, trầm cảm nặng là giai đoạn nguy hiểm và khó điều trị nhất. Ở giai đoạn này, người mắc bệnh có thể có ý định hoặc hành động gây tổn thương hoặc tự sát. Cho nên, gia đình, người thân và cả chính bản thân người bệnh cần phải kiên trì, hỗ trợ, giải tỏa, chia sẻ để có thể trở về trạng thái tâm lý bình thường, ổn định.
Người mắc trầm cảm nặng thường có các biểu hiện sau:
- Căng thẳng và stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải sang chấn tâm lý. Tâm trạng luôn buồn bã, thích ở một mình, hay khóc, bi quan về cuộc sống.
- Luôn cảm thấy chán nản, buồn bã và mất hứng thú với hầu hết mọi hoạt động trong đời sống, dù trong quá khứ rất thích hoặc đam mê.
- Rối loạn giấc ngủ thể hiện qua việc mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Mất dần năng lượng dẫn đến cảm thấy chán chường, lười vận động, mệt mỏi, chậm chạp, dễ cáu gắt, nổi nóng với những người xung quanh.
- Thay đổi khẩu vị, không có cảm giác ngon miệng. Giảm cân do ăn uống không đầy đủ hoặc tăng cân do ăn quá nhiều.
- Cảm thấy giá trị bản thân thấp, tự ti và có suy nghĩ tiêu cực, thất vọng về bản thân.
- Khó tập trung và hay quên, gặp khó khăn trong việc thực hiện, giải quyết những vấn đề, công việc đơn giản xảy hàng ngày.
- Cảm thấy hoang tưởng, có ý nghĩa tự tổn thương, có ý định hoặc hành động tự sát.
Vượt qua trầm cảm nặng được không? Mặc dù trầm cảm nặng là một vấn đề về tâm lý nghiêm trọng, không có một phương pháp điều trị duy nhất nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được theo nhiều cách khác nhau. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý để đánh giá chính xác mức độ và nhận liệu pháp phù hợp.
Một chế độ điều trị kỷ luật, liên tục và đáng tin cậy đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó vượt qua trầm cảm nặng. Quan trọng là bản thân người bệnh phải có quyết tâm, sự hợp tác cũng như mong muốn vượt qua trầm cảm nặng.
Vượt qua trầm cảm nặng bằng cách nào?
Vượt qua trầm cảm nặng có thể là một quá trình khó khăn và đầy thử thách đối với bệnh nhân mắc phải. Trên thực tế, đây không phải là bệnh lý “hết thuốc chữa” mà hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu người bệnh biết cách phối hợp với chuyên gia tâm lý xuyên suốt quá trình điều trị, tuân thủ một số nguyên tắc nhất định cũng như xây dựng đời sống lành mạnh.
Dưới đây là 5 cách để bạn vượt qua trầm cảm nặng:
Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia
Việc tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia, như bác sĩ tâm lý hoặc nhà tâm lý học là rất quan trọng để đánh giá và đưa ra liệu pháp phù hợp với tình trạng trầm cảm nặng của bệnh nhân. Họ là những người có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đề xuất phương pháp trị liệu.
Tâm lý trị liệu bao gồm tâm lý học cá nhân, tâm lý học nhóm và tâm lý học hành vi là những yếu tố quan trọng trong việcvượt quatrầm cảm nặng. Các chuyên gia tâm lý sẽ làm việc chặt chẽ với bệnh nhân để hiểu và thay đổi suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc và hành vi liên quan đến trầm cảm.
Tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội
Ngoài sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý, bệnh nhân bị trầm cảm nặng cần đến sự hỗ trợ của xã hội như: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân yêu,… Về phía bệnh nhân, bạn có thể nói cho họ nghe những suy nghĩ của mình, những câu chuyện mà bản thân không được vui, một ngày của bạn như thế nào,… để giải tỏa tâm trạng cũng như thấu hiểu sự đồng cảm. Về phía người thân, hãy lắng nghe câu chuyện của người bị trầm cảm để họ không có cảm giác một mình và được chia sẻ.
Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm nặng là một điều vô cùng quan trọng. Nó có thể giúp gỡ rối những nút thắt trong lòng người bệnh, giúp họ có thể suy nghĩ lạc quan, trở về trạng thái tâm lý bình thường, ổn định. Điều này, chỉ có thể thực hiện dễ dàng nhất bởi những người thân yêu. Không chỉ người bệnh mà người nhà cũng nên đi gặp bác sĩ tâm lý để có phương pháp tiếp cận, giúp đỡ người bệnh vượt qua trầm cảm nặng hiệu quả, đúng cách, tránh áp dụng sai cách, tạo áp lực khiến tình trạng bệnh nặng nề, nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, tham gia vào các nhóm hỗ trợ hoặc tổ chức xã hội cũng có thể giúp bệnh nhân tìm được sự đồng cảm và lắng nghe từ những người có cùng trải nghiệm để vượt qua trầm cảm nặng.
Sử dụng thuốc trị liệu theo sự chỉ dẫn
Khi bị trầm cảm nên làm gì? Một số trường hợp bị trầm cảm dù nhẹ, vừa hay mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc. Có thể là thuốc chống trầm cảm, như chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) và chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện tâm trạng.
Lưu ý, việc sử dụng thuốc cần được chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Khi đã được chỉ định cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất giúp vượt qua trầm cảm nặng.
Học cách chăm sóc bản thân
Vượt qua trầm cảm nặng không đơn giản chỉ là vượt qua nỗi buồn. Bởi nỗi buồn trong cuộc đời không bao giờ hết. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến cố hơn nữa trong cuộc sống. Cách để giúp bạn vượt qua đó là luôn có suy nghĩ lạc quan, không quá ép buộc mình theo một khuôn mẫu hay quá để tâm đến những đánh giá của người khác. Hãy cố gắng điều chỉnh suy nghĩ của mình để thấy được giá trị của bản thân và bản thân không hề vô dụng như mình vẫn nghĩ.
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong quá trình vượt qua trầm cảm nặng hay vượt qua trầm cảm sau chia tay hoặc khi bị trầm cảm do sang chấn tâm lý. Điều này bao gồm tập thể dục đều đặn mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp hoặc chơi bộ môn thể thao mà bản thân yêu thích như yoga, đi bộ, bơi lội, cầu lông…
Trầm cảm nặng khiến bạn mệt mỏi, không muốn vận động. Hãy cố gắng duy trì tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, ít động tác nhất. Bạn có thể chỉ tập trong thời gian 10-15’ rồi tăng dần thời gian lên, nhưng hãy đảm bảo là duy trì tập đều đặn hàng ngày. Các bài tập sẽ khiến cơ thể bạn khỏe mạnh, phấn chấn tinh thần hơn.
Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, nhiều dinh dưỡng, uống đủ nước, không sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá,…) khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Hãy học cách chăm sóc bản thân mỗi ngày với những điều tích cực để vượt qua trầm cảm nặng. Bạn có thể tham gia những khóa học về lĩnh vực mà mình yêu thích như: cắm hoa, vẽ tranh, nhảy, hát…Việc có một sở thích sẽ khiến cho bạn lấy lại năng lượng, phấn chấn tinh thần hơn, có cảm hứng để thực hiện điều mới, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực.
Người trầm cảm thường có xu hướng cô lập mình ra khỏi các mối quan hệ với người xung quanh. Điều quan trọng để vượt qua trầm cảm nặng là bạn không nên ở một mình. Hãy hẹn bạn bè hoặc người thân đi chơi, cà phê, ăn uống, đi du lịch.. thường xuyên để giải tỏa tâm trạng, cũng như có sự kết nối với mọi người. Nếu không gặp trực tiếp bạn có thể nhắn tin, gọi điện để trò chuyện, tâm sự cùng nhau
Với người trầm cảm nặng giấc ngủ luôn là một nỗi ám ảnh. Hãy chăm sóc cho giấc ngủ một cách cẩn thận bằng cách một vài cách như: không sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30’ trước khi ngủ; trong 30’ đó bạn có thể làm một số việc nhẹ nhàng như đọc sách; thiết kế không gian phòng ngủ thoải mái, chăn ga gối mềm mại, thoáng mát, đèn ngủ có ánh sáng ấm áp, dễ chịu; không uống cà phê mà hãy uống các loại trà thảo mộc, thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ; duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc, đủ giấc.
Người thân hay bạn bè sẽ không thể ở bên bạn hàng ngày. Hãy chọn và nuôi một loại thú cưng như chó, mèo…để tâm trạng của bạn có thể thoải mái, cũng như có người bầu bạn. Tất nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với điều kiện, bạn hoàn toàn vẫn có thể chăm sóc chúng, không ghét bỏ hay dị ứng với loại thú cưng đó.
Đặt mục tiêu nhỏ và thiết thực để vượt qua trầm cảm nặng
Đặt mục tiêu nhỏ và thiết thực giúp bạn tạo ra sự tiến bộ và cảm giác tự hào. Hãy tạo ra danh sách công việc cần hoàn thành theo ngày và có kế hoạch thực hiện nó trong bao lâu. Nếu gặp khó khăn trong việc thực hiện, bạn nên cần đến sự trợ giúp của người thân.
Ngoài ra, để vượt qua trầm cảm nặng, chuyên gia y tế cũng có thể đưa ra cân nhắc điều trị bổ sung như điện giải (ECT) hoặc xung điện từ (TMS). Đây là các phương pháp y tế đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp trầm cảm nặng không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.
Trung tâm tư vấn tâm lý giúp bạn vượt qua trầm cảm nặng
Như vừa được đề cập, một trong những cách giúp bạn vượt qua trầm cảm nặng là gặp chuyên gia tham vấn tâm lý hoặc nhà tâm lý học để đánh giá chính xác vấn đề bạn đang gặp phải và đưa ra cách tháo gỡ nút thắt đó. Dưới đây là một số chuyên gia tham vấn tâm lý đáng tin cậy điều trị trầm cảm tại nhà theo hình thức online và trực tiếp tại phòng khám:
- Công ty TNHH Tham vấn tâm lý Giang Vũ – Thủ Đức, TPHCM là một trong những trung tâm tham vấn tâm lý đáng tin cậy ở TPHCM. Trực tiếp tham vấn giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm nặng là chuyên gia tâm lý Trần Anh Vũ.
- Viện Tâm lý Sunnycare – Bình Thạnh, TPHCM quy tụ số lượng lớn chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng, đặc biệt là có thế mạnh tư vấn điều trị bệnh trầm cảm.
- Trung tâm Y khoa Vạn Hạnh – Quận 3, TPHCM hoạt động với sứ mệnh tư vấn, điều trị và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân, toàn bộ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu luôn hết mình trong công việc.
- Trung tâm tư vấn – Trị liệu tâm lý Share – Đống Đa, Hà Nội cung cấp đa dạng dịch vụ tham vấn tâm lý cho mọi đối tượng, đặc biệt là tư vấn cách vượt qua trầm cảm nặng.
- Trung tâm trị liệu, Tham vấn tư vấn tâm lý Mindcare – Thanh Xuân, Hà Nội là một trong những trung tâm chuyên thâm vấn tâm lý cho cá nhân, cặp đôi, gia đình đáng tin cậy ở khu vực Hà Nội.
Tuy được xem là một trong những bệnh tâm lý nghiêm trọng nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua trầm cảm nặng nếu được chuyên gia tâm lý đánh giá chính xác và có hướng khắc phục phù hợp. Cần sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm địa chỉ tham vấn tâm lý uy tín, gọi ngay đến hotline của Doctor có sẵn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám bệnh với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.