Bơm ngực đã được biết đến từ lâu và ngày càng phát triển do nhu cầu thẩm mỹ của phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, bơm ngực như thế nào, tác hại cũng như biến chứng có thể gặp phải thì không phải ai cũng nắm rõ. Nếu bạn đang có ý định hoặc có người thân chuẩn bị bơm ngực, hy vọng bài viết sau của Doctor có sẵn có thể cung cấp thông tin cần thiết cho bạn.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bơm ngực là gì?
- 2 Các phương pháp bơm ngực
- 3 Những người không được bơm ngực cải thiện vòng 1?
- 4 Bơm ngực cần chuẩn bị những gì?
- 5 Quy trình bơm ngực
- 6 Biến chứng của phẫu thuật bơm ngực
- 7 Các yếu tố cần lưu ý trong quá trình bơm ngực
- 8 Chi phí bơm ngực bao nhiêu tiền?
- 9 Bơm ngực ở đâu cho an toàn?
- 10 Câu hỏi thường gặp
- 10.0.0.1 Bơm ngực có cho con bú được không?
- 10.0.0.2 Bơm ngực có nguy hiểm không?
- 10.0.0.3 Bơm ngực có bóp được không?
- 10.0.0.4 Bơm ngực đi máy bay có nguy hiểm không?
- 10.0.0.5 Nâng ngực ăn ốc được không?
- 10.0.0.6 Nâng ngực ăn mì tôm được không?
- 10.0.0.7 Nâng ngực ăn bắp được không?
- 10.0.0.8 Bơm ngực có tác hại gì?
- 10.0.0.9 Bơm ngực có đau không?
- 10.0.0.10 Nâng ngực phải kiêng quan hệ bao lâu?
- 10.0.0.11 Nâng ngực uống trà sữa được không?
Bơm ngực là gì?
Bơm ngực hay nói cách khác là tái tạo ngực, được biết đến đầu tiên vào năm 1964 với sự ra đời của cấy ghép ngực silicon. Kể từ thời điểm đó, bơm ngực đã phát triển và có nhiều phương pháp khác nhau để người phụ nữ có thể lựa chọn.
Bơm ngực được sử dụng với mục đích tái tạo ngực ở phụ nữ với một vài lý do sau:
- Tái tạo ngực để phục hồi ngực về hình dáng bình thường ở phụ nữ sau phẫu thuật cắt bỏ ngực một bên hoặc hai bên do mắc bệnh ung thư vú hoặc cắt bỏ nang, bướu ở ngực. Việc phục hồi ngực này có thể thực hiện ngay sau khi cắt bỏ hoặc kéo dài sau phẫu thuật.
- Phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ ở phụ nữ, giúp cân bằng bộ ngực hoặc nâng ngực. Nhiều phụ nữ bẩm sinh hoặc do di truyền mà bộ ngực không được phát triển như mong muốn, bơm ngực sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn về ngoại hình.
Các phương pháp bơm ngực
Có nhiều phương pháp bơm ngực cho nhiều mục đích khác nhau. Tùy vào mục đích cũng như biến chứng về sau mà bạn nên cân nhắc chọn phương pháp thích hợp.
Đặt túi ngực
Tại Mỹ, túi ngực được sử dụng phổ biến bao gồm một lớp vỏ silicon bên ngoài được làm đầy bằng gel silicone tại thời điểm sản xuất hoặc được bác sĩ phẫu thuật làm đầy bằng nước muối vào thời điểm đặt túi.
Hiện tại, phương pháp đặt túi ngực trong phẫu thuật bơm ngực được sử dụng phổ biến do tính thẩm mỹ cao và quy trình không quá phức tạp.
Tái tạo dựa trên mô tự thân
Tái tạo ngực tự thân liên quan đến việc chuyển mô từ vị trí khác đến thành ngực trước. Tái tạo ngực tự thân thường mang lại vẻ ngoài cảm giác tự nhiên hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần thời gian hồi phục kéo dài và quy trình phẫu thuật phức tạp hơn.
Mô ở một bộ phận khác của cơ thể có thể được sử dụng để tái tạo ngực tự thân như bụng, ngực sau, đùi giữa, mông, đùi sau hoặc vùng thắt lưng.
Tái tạo bằng phương pháp oncoplastic
Đây cũng là một loại tái tạo ngực tự thân sử dụng mô vú liền kề để lấp đầy khiếm khuyết của ngực do cắt bỏ khối u vú.
Tái tạo ngực toàn bộ bằng mỡ tự thân
Ngực có thể được tái tạo bằng kỹ thuật hút mỡ từ một bộ phận khác như: chi dưới, sườn, bụng hoặc mông và cấy vào ngực. Tuy nhiên, quá trình này khá rườm rà, tốn thời gian từ 1-2 năm để hoàn thành và nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm như: hoại tử, u vú, nhiễm trùng,…
Những người không được bơm ngực cải thiện vòng 1?
Trong một vài trường hợp, người phụ nữ không thể bơm ngực để cải thiện vòng 1. Vài mẹo nhỏ giúp cải thiện vòng 1:
- Tập thể dục, đặc biệt tập trung vào cơ ngực như đẩy tạ, chống đẩy, ép ngực,… Việc cải thiện cơ vòng 1 sẽ giúp vòng 1 của bạn trở nên săn chắc và tăng kích thước.
- Tập yoga để cải thiện vòng 1.
- Ăn uống các thực phẩm như: sữa đậu nành, bí đỏ, đu đủ xanh, chân giò, trứng gà,… kèm với bổ sung nội tiết tố nữ với mức liều theo chỉ định của bác sĩ.
Bơm ngực cần chuẩn bị những gì?
Đầu tiên, hãy xác định mục đích bơm ngực của bản thân và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Docosan có mạng lưới liên kết đến các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chuyên môn cao, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Đảm bảo sức khỏe thể chất, nhất là phải kiểm soát các bệnh mãn tính đang mắc phải như: tăng huyết áp, đái tháo đường, cai thuốc lá nếu có do sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn gặp biến chứng cao, kiểm soát cân nặng,…
Chuẩn bị tâm lý thật tốt cho cuộc phẫu thuật, đặc biệt là người phụ nữ đã từng cắt bỏ ngực do ung thư vú.
Một việc cũng cần chuẩn bị là chi phí phẫu thuật, do đây là loại phẫu thuật thẩm mỹ nên sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả. Ngoài chi phí phẫu thuật, các tiền phát sinh như tiền ăn uống, chăm sóc sau phẫu thuật,… sẽ gia tăng số tiền cần phải chuẩn bị để bơm ngực.
Quy trình bơm ngực
Trước phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn ban đầu, cung cấp các thông tin cần thiết và nguy cơ rủi ro có thể gặp phải khi bơm ngực. Các hình ảnh trước sau của những bệnh nhân đã từng phẫu thuật để bệnh nhân có thể dễ dàng quyết định.
Đánh giá bệnh sử từ phía bác sĩ cũng như khai thác, kiểm soát các bệnh đi kèm như: béo phì, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hút thuốc, huyết khối,… Nếu trong trường hợp không kiểm soát, các bệnh đi kèm này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như: lành vết thương kém, nhiễm trùng,…
Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như: nhũ ảnh, siêu âm,… và khám lâm sàng để xác định tình trạng vú hiện tại.
Trong phẫu thuật
Quy trình phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn trong phẫu thuật thẩm mỹ. Quá trình được kiểm soát bởi ekip phẫu thuật.
Các vết rạch để đặt túi ngực vào ở một trong ba vị trí sau: nếp dưới vú, đường nách hoặc quanh quầng vú.
Sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, vú có thể sưng và đau nhẹ trong vài ngày. Vết sẹo sau phẫu thuật sẽ mờ dần, tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà sẹo có thể liền xấu hay đẹp.
Tránh hoạt động quá sức sau phẫu thuật và thường xuyên mặc áo ngực định hình để quá trình hồi phục nhanh hơn.
Biến chứng của phẫu thuật bơm ngực
Trong trường hợp không tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ thẩm mỹ hoặc quá trình phẫu thuật diễn ra không thuận lợi, biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra.
- Chảy máu và tụ máu: Tỷ lệ tụ máu nói chung là thấp (<2%). Vú bị ảnh hưởng thường to ra, mềm và có thể bị bầm máu hoặc bầm tím. Khối máu tụ sau phẫu thuật thường phát triển trong vòng 12 đến 24 giờ đầu sau phẫu thuật.
- Hoại tử da: Tỷ lệ hoại tử da là một biến chứng khá phổ biến xảy ra từ 18 – 30% bệnh nhân sau khi bơm ngực.
- Đau ngực dai dẳng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như nhiễm trùng, chấn thương vú,… Do đó, cần đánh giá tổng quát để xác định nguyên nhân và giải quyết vấn đề.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sau phẫu thuật có thể dẫn đến một cuộc mổ lại và gặp nguy hiểm.
Các biến chứng sau phẫu thuật nếu không may gặp phải sẽ rất nguy hiểm nếu như không kịp thời phát hiện để điều trị can thiệp. Hãy đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy bất thường tại vết mổ hoặc có những triệu chứng bất thường kéo dài dai dẳng.
Các yếu tố cần lưu ý trong quá trình bơm ngực
- Không bơm ngực nếu như bạn đang nhiễm trùng ở một vị trí bất kỳ trên cơ thể, đang mắc bệnh ung thư vú chưa điều trị hoặc đang cho con bú.
- Bơm ngực nên được thực hiện ở phụ nữ từ 22 tuổi trở lên đối với túi ngực chứa gel silicon và phụ nữ từ 18 tuổi trở lên đối với túi ngực chứa nước muối vô trùng.
- Bơm ngực có thể cản trở việc phát hiện ung thư vú và nguy cơ phát triển ung thư vú nếu có vấn đề xảy ra. Tuy nhiên, các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên biệt với chuyên môn vững vàng của bác sĩ có thể phát hiện ra ung thư vú trong trường hợp bơm ngực.
- Bơm ngực bằng việc đặt túi ngực không có nghĩa là túi ngực sẽ nằm trong ngực bạn vĩnh viễn, bạn có thể phải phẫu thuật và đổi túi ngực nếu có bất thường hoặc định kỳ 10 – 15 năm.
Chi phí bơm ngực bao nhiêu tiền?
Tùy vào cơ sở thẩm mỹ và chất liệu của túi ngực, chi phí bơm ngực có thể dao động khác nhau từ 60.000.000 – 120.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí phẫu thuật, chi phí bơm ngực còn có thể kèm theo các chi phí chăm sóc phát sinh khác.
Bơm ngực ở đâu cho an toàn?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở bơm ngực tràn lan, do đó, để lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ tốt và chất lượng để bơm ngực thật sự khó khăn.
Bạn có thể lựa chọn dựa vào tư vấn của những người đã từng bơm ngực, ý kiến đánh giá từ những người có chuyên môn hiểu biết trong ngành thẩm mỹ. Các cơ sở thẩm mỹ uy tín luôn được Docosan cập nhật và cung cấp thông tin đầy đủ nhất, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Bơm ngực có cho con bú được không?
Bơm ngực vẫn có thể cho con bú được, tuy nhiên lượng sữa có thể ít hơn so với người phụ nữ bình thường. Tuyệt đối trong quá trình cho con bú không được thực hiện bơm ngực.
Bơm ngực có nguy hiểm không?
Bơm ngực là một loại phẫu thuật khá phổ biến đối với phụ nữ hiện đại, giúp phụ nữ tự tin hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở phẫu thuật uy tín để đảm bảo an toàn.
Bơm ngực có bóp được không?
Hạn chế nắn, bóp ngực sau phẫu thuật tối thiểu 1 tháng để đảm bảo quá trình hồi phục. Sau đó có thể bóp ngực, tuy nhiên nên hạn chế lực mạnh.
Bơm ngực đi máy bay có nguy hiểm không?
Bơm ngực hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc di chuyển bằng đường máy bay của bạn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế đi máy bay trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật.
Nâng ngực ăn ốc được không?
Hải sản có thể gây sẹo lồi, không đẹp về thẩm mỹ. Do đó, hạn chế ăn ốc, hải sản, thịt bò sau phẫu thuật và để quá trình lành sẹo được diễn ra hoàn toàn mới nên ăn các thực phẩm này.
Nâng ngực ăn mì tôm được không?
Mì tôm có tính nóng nên dễ gây nhiễm trùng sau khi bơm ngực, hạn chế ăn mì tôm để quá trình hồi phục được diễn ra hoàn toàn. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm có tính nóng để đảm bảo hồi phục vết thương tốt nhất.
Nâng ngực ăn bắp được không?
Bắp là một loại thực phẩm lành tính và nhiều dưỡng chất. Bạn hoàn toàn có thể ăn bắp để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể sau phẫu thuật bơm ngực.
Bơm ngực có tác hại gì?
Bơm ngực bằng việc đặt túi ngực có thể gây ra nhiều biến chứng sau phẫu thuật như: nhiễm trùng, tụ máu gây bầm tím, sẹo bất thường, hoại tử mỡ,… Tuy nhiên, các biến chứng có thể được kiểm soát tốt nếu bạn tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ trong suốt quá trình bơm ngực.
Bơm ngực có đau không?
Bơm ngực có đau, tùy vào ngưỡng chịu đau của mỗi người mà sẽ cảm nhận cơn đau ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, mức đau có thể chịu được và không quá đau so với các loại phẫu thuật khác.
Nâng ngực phải kiêng quan hệ bao lâu?
Theo như lời khuyên của nhiều chuyên gia, sau khi bơm ngực cần kiêng quan hệ trong vòng 1 tháng hoặc ít nhất là khi vết thương đã lành hoàn toàn.
Nâng ngực uống trà sữa được không?
Hạn chế thức uống có chứa nhiều đường sau phẫu thuật cho đến khi vết thương lành, đường trong trà sữa có thể gây tăng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng.
Phụ nữ hiện đại để tự tin hơn có thể lựa chọn bơm ngực để cải thiện vòng 1. Tuy nhiên, đây là một quy trình phẫu thuật cần có sự tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề.
- https://www.uptodate.com/contents/implant-based-breast-reconstruction-and-augmentation?source=history#H3465980046
- https://www.uptodate.com/contents/complications-of-reconstructive-and-aesthetic-breast-surgery?source=history#H7529530
- https://www.uptodate.com/contents/overview-of-breast-reconstruction?source=history#WhatsNew0