Quy trình chỉnh hình mũi điều trị bệnh và thẩm mỹ

Với những chiếc mũi có khiếm khuyết bẩm sinh, do tai nạn hoặc nhu cầu thẩm mỹ thì làm sao để khắc phục? Chỉnh hình mũi (Rhinoplasty) là phẫu thuật thay đổi diện mạo của mũi, cải thiện hơi thở hoặc cả hai yếu tố trên. Mũi có cấu trúc phần trên là xương và phần dưới là sụn. Trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ xem xét các đặc điểm khác trên khuôn mặt, vùng da trên mũi và nhu cầu thay đổi của bạn. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên trong nội dung dưới đây ngay nhé!

Những rủi ro khi nâng mũi

Chỉnh hình mũi có thể thay đổi kích thước, hình dạng hoặc tỷ lệ mũi để phục vụ nhu cầu làm đẹp hoặc sửa các dị tật do chấn thương, khuyết tật bẩm sinh hoặc cải thiện một số tình trạng gây khó thở. Chỉnh hình mũi là một dạng phẫu thuật khá phức tạp, có thể mang lại những rủi ro như:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Phản ứng có hại với thuốc mê
  • Khó thở bằng mũi
  • Tê vĩnh viễn trong và xung quanh mũi
  • Mũi không đồng đều
  • Đau, đổi màu hoặc sưng kéo dài
  • Sẹo
  • Thủng vách ngăn
  • Cần thực hiện lại phẫu thuật
chỉnh hình mũi
Những rủi ro có thể xảy ra khi chỉnh hình mũi thất bại

Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn giỏi và cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Trước khi tiến hành chỉnh hình mũi

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải cho biết, trước khi chỉnh hình mũi, bạn cần cung cấp cho bác sĩ một số thông tin quan trọng:

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ cần biết về động cơ phẫu thuật và nhu cầu của bạn. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu (chẳng hạn như bệnh máu khó đông), bạn có thể cần phải cân nhắc việc chỉnh hình mũi.
  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cơ bản và kiểm tra các đặc điểm trên khuôn mặt của bạn, bên trong và bên ngoài mũi. Khám sức khỏe giúp bác sĩ xác định các đặc điểm thể chất chẳng hạn như độ dày của da hoặc độ bền của sụn ở cuối mũi. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kết quả và xác định tác động chỉnh hình mũi đối với hô hấp.
  • Hình ảnh: Bác sĩ phẫu thuật có thể chụp hình và sử dụng phần mềm máy tính để mô phỏng kết quả.
chỉnh hình mũi
Chụp X-quang kiểm tra cấu trúc mũi trước khi chỉnh hình

Trong vài ngày đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm lại và khả năng phán đoán bị suy giảm.

Tránh dùng thuốc có chứa aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, v.v.) trong hai tuần trước và sau khi phẫu thuật. Những loại thuốc này có thể làm tăng khả năng chảy máu. Chỉ dùng những loại thuốc được bác sĩ cho phép hoặc kê đơn. Ngoài ra, tránh các biện pháp điều trị bằng thảo dược và các chất bổ sung không kê đơn.

Ngoài ra, bạn không nên hút thuốc sau khi phẫu thuật. Hút thuốc làm chậm quá trình lành vết thương và có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.

Thực hiện chỉnh hình mũi

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của phẫu thuật, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải cho hay bạn có thể được gây tê cục bộ bằng thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân.

  • Gây tê tại chỗ bằng thuốc an thần: Loại gây mê này giới hạn ở một vùng cụ thể trên cơ thể. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau vào các mô mũi và tiêm thuốc qua đường truyền tĩnh mạch (IV) giúp bạn an thần.
  • Gây mê toàn thân: Bạn sẽ sử dụng thuốc gây mê thông qua đường hít bằng một ống nhỏ (đường truyền IV) được đặt trong tĩnh mạch ở tay, cổ hoặc ngực. Gây mê toàn thân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và khiến bạn bất tỉnh trong khi phẫu thuật. 
chỉnh hình mũi
Quy trình chỉnh hình mũi điều trị bệnh và thẩm mỹ

Bác sĩ có thể thực hiện chỉnh hình mũi bên trong mũi hoặc rạch ở gốc mũi, giữa hai lỗ mũi để điều chỉnh lại xương và sụn bên dưới da. Sau đổi thay đổi hình dạng của xương hoặc sụn mũi. Đối với những thay đổi nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng sụn lấy từ sâu bên trong mũi hoặc từ tai. Đối với những thay đổi lớn hơn, bác sĩ có thể sử dụng sụn từ xương sườn, bộ phận cấy ghép hoặc xương từ các bộ phận khác của cơ thể. Cuối cùng, bác sĩ đặt da và mô mũi trở lại, khâu các vết rạch trên mũi.

Nếu vách ngăn giữa hai bên mũi bị cong hoặc vẹo (lệch), bác sĩ cũng có thể chỉnh sửa để cải thiện hơi thở của bạn.

Sau khi chỉnh hình mũi

Sau khi phẫu thuật, bạn nằm nghỉ với tư thế ngẩng đầu cao hơn ngực để giảm chảy máu và sưng tấy. Mũi có thể bị nghẹt do sưng hoặc do nẹp đặt bên trong mũi trong quá trình phẫu thuật.

Vài ngày sau khi phẫu thuật hoặc tháo băng, bạn có thể bị chảy máu nhẹ và dịch nhầy. Để giảm nguy cơ chảy máu và sưng tấy hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số các phương pháp phòng ngừa trong vài tuần sau khi phẫu thuật, bao gồm:

  • Tránh các hoạt động gắng sức như thể dục nhịp điệu và chạy bộ.
  • Không tắm vòi hoa sen khi đang băng mũi.
  • Không xì mũi.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây và rau quả, để tránh táo bón. 
  • Tránh biểu cảm trên khuôn mặt, chẳng hạn như cười lớn.
  • Đánh răng nhẹ nhàng để hạn chế cử động của môi trên.
  • Mặc quần áo buộc chặt phía trước. Không kéo quần áo qua đầu.

Ngoài ra, không để kính mắt hoặc kính râm trên mũi ít nhất bốn tuần sau khi phẫu thuật, để tránh gây áp lực lên mũi. Bạn có thể dùng tay đỡ má hoặc băng kính lên trán cho đến khi mũi lành hẳn.

chỉnh hình mũi
Cách chăm sóc và bảo vệ sau khi chỉnh hình mũi

Sử dụng kem chống nắng SPF 30 khi ra ngoài, đặc biệt là trên mũi. Ánh nắng mặt trời có thể khiến da mũi của bạn bị đổi màu vĩnh viễn.

Bạn có thể gặp tình trạng mí mắt sưng tạm thời hoặc đổi màu xanh đen trong hai đến ba tuần sau khi phẫu thuật mũi. Hạn chế natri trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp vết sưng lành nhanh hơn. Không đắp bất cứ thứ gì như nước đá hoặc túi lạnh lên mũi sau khi phẫu thuật.

Chỉnh hình mũi là một biện pháp giúp khắc phục các khiếm khuyết về thẩm mỹ và cấu trúc của mũi. Hy vọng bạn đọc sẽ lựa chọn được cơ sở uy tín phù hợp và an toàn, xua tan nỗi lo lắng về hiện trạng chưa được ăn ý.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Rhinoplasty – mayoclinic