Bà bầu mất ngủ nên uống gì? Bí quyết giúp mẹ bầu ngủ ngon

Giấc ngủ ngon là chìa khóa để có sức khoẻ tốt, nhất là đối với bà bầu. Tuy nhiên, khi mang thai, mẹ bầu thường bị mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vậy bà bầu mất ngủ nên uống gì để giúp ngủ ngon? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mẹ bầu hay bị mất ngủ

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Bác sĩ khuyến nghị trong thời gian mang thai mẹ bầu cần ngủ từ 8 đến 10 giờ trong một ngày. Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến gồm có các tình trạng như ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ, giật mình, thức dậy sớm, khó quay trở lại giấc ngủ và cảm giác mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy thường xảy ra ở các mẹ bầu. Các nguyên nhân góp phần gây ra mất ngủ ở mẹ bầu là:

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu

Bà bầu mất ngủ nên uống gì để ngủ ngon hơn?

Sữa

Uống sữa ấm trước khi đi ngủ là phương pháp giúp vào giấc dễ dàng hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng acid amin L- tryptophan có ở trong sữa có thể giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn bằng cách tăng nồng độ serotonin và melatonin trong não.

Trà bạc hà

Bạc hà là một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều ở trong thai kỳ. Bạc hà có thể làm dịu buồn nôn và đầy hơi, đồng thời cũng có các tác dụng khác như giảm chứng ợ nóng, ợ hơi, giảm đau đầu, giảm đau dạ dày. Những tác dụng này giúp mẹ bầu có cảm giác dễ chịu và có giấc ngủ trọn vẹn hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng trà bạc hà ở liều thông thường là 1-2 cốc mỗi ngày sẽ không gây hại cho phụ nữ có thai và thai nhi. Tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều trà bạc hà do chúng thúc đẩy kinh nguyệt, nếu lạm dụng quá có thể ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Trà bạc hà có thể làm dịu cơn buồn nôn của mẹ bầu
Trà bạc hà có thể làm dịu cơn buồn nôn của mẹ bầu

Trà lá mâm xôi đỏ

Lá mâm xôi đỏ có tác dụng giúp mẹ bầu giảm buồn nôn trong quá trình mang thai. Điều này sẽ giúp cho giấc ngủ của mẹ bầu ít bị gián đoạn và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, trà lá mâm xôi đỏ còn có tác dụng đặc biệt là hỗ trợ cho quá trình sinh nở khi sử dụng ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Bởi vì trà lá mâm xôi đỏ có thể giúp tăng cường tử cung, rút ngắn thời gian chuyển dạ, giảm các can thiệp và biến chứng khi sinh, ngăn ngừa chảy máu quá nhiều sau khi sinh. Từ đó, giúp cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

Trà lá mâm xôi đỏ đã được chứng minh an toàn trong thai kỳ và cho con bú. Mẹ bầu nên uống một tách trà lá mâm xôi đỏ (khoảng 237ml) mỗi ngày trong 3 tháng đầu và từ 1 – 3 tách (khoảng 237 – 710ml) mỗi ngày trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ để đạt hiệu quả.

Lá mâm xôi đỏ có tác dụng giúp mẹ bầu giảm buồn nôn trong quá trình mang thai
Lá mâm xôi đỏ có tác dụng giúp mẹ bầu giảm buồn nôn trong quá trình mang thai

Trà gừng

Trong gừng có chứa gingerols và shogaols 2 loại tinh dầu tác động lên hệ tiêu hoá, làm đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, từ đó có thể giảm cảm giác buồn nôn. Điều này rất hữu ích cho phụ nữ mang thai nhờ tác dụng giảm ốm nghén, buồn nôn, từ đó giúp cho giấc ngủ của mẹ bầu không bị gián đoạn và ngủ ngon hơn.

Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng khoảng 1g gừng mỗi ngày an toàn cho phụ nữ có thai. Điều này tương đương với 4 tách trà gừng đóng gói (khoảng 950ml) hoặc trà gừng tự làm (khoảng 5 gam gừng tươi pha với nước nóng). Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống trà gừng sau 37 tuần vì có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm.

Trà gừng còn có tác dụng giữ ấm cơ thể
Trà gừng còn có tác dụng giữ ấm cơ thể

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. Viên uống bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ.

Bà bầu mất ngủ không nên uống gì?

Các loại trà thảo mộc

Một số trà thảo mộc có thể gây hại cho mẹ bầu hoặc thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cẩn trọng và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại trà nào. Sau đây là 1 số loại trà đã được nghiên cứu là không tốt cho phụ nữ mang thai mà mẹ bầu nên tránh:

  • Trà xanh: Trong trà xanh có chứa caffeine. Caffeine có một số tác dụng phụ như gây khó ngủ, lo lắng, bồn chồn, run rẩy, nhịp tim không đều. Điều này rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, vì vậy cần hạn chế uống trà xanh trong giai đoạn mang thai và cho con bú.
  • Trà xô thơm: Tránh dùng cây xô thơm trong thời kỳ mang thai vì có thể gây huyết áp cao và sảy thai.
  • Trà mùi tây (ngò tây): Mùi tây có tác dụng lợi tiểu. Điều này gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Hơn nữa, nếu bạn uống nhiều trà mùi tây có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có thể gây kích thích tử cung hoặc dẫn đến các vấn đề nguy hiểm ở tuần hoàn của thai nhi. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ chuyển dạ sớm và sảy thai cao hơn ở những mẹ bầu uống nhiều trà hoa cúc.
  • Trà valerian (trà cây nữ lang): Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng cây nữ lang trong giai đoạn giữa thai kỳ gây giảm đáng kể nồng độ kẽm trong não của thai nhi. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng trà cây nữ lang trong thời kỳ mang thai.
Trà hoa cúc có nhiều công dụng tuy nhiên lại kích thích tử cung
Trà hoa cúc có nhiều công dụng tuy nhiên lại kích thích tử cung

Rượu bia

Rượu bia hay đồ uống có cồn bị cấm sử dụng trong thời kỳ mang thai vì chúng có thể gây nôn ói, khó chịu dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi cho mẹ bầu. Ngoài ra đồ uống có cồn có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng tới em bé. Tiếp xúc với rượu trong thời kỳ mang thai có thể gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (FASD) làm các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra việc sử dụng bia rượu thường xuyên ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ, rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia dù chỉ 1 lượng ít vì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

Tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong quá trình mang thai
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong quá trình mang thai

Thức uống có chứa caffeine

Caffeine có tác dụng đào thải nước và canxi ra khỏi cơ thể, trong khi đó đây là 2 chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai. Ngoài ra caffeine đi qua nhau thai và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy caffeine có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như sinh non và nhẹ cân khi sinh.

Ngoài ra, sử dụng thức uống chứa caffeine trong thời gian mang thai có thể dẫn đến các cảm giác khó chịu, bồn chồn, khó ngủ, mất nước, khó tiêu và buồn nôn. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi.

Một số lưu ý khi sử dụng thức uống cho bà bầu bị mất ngủ

Một số đồ uống có tác dụng rất tốt cho sức khỏe cũng như cải thiện giấc ngủ ở bà bầu. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý những điểm sau để đảm bảo được an toàn và hiệu quả tốt hơn:

  • Không nên sử dụng quá nhiều vì có thể dẫn đến phản ứng ngược.
  • Tránh pha trà đặc hoặc sử dụng trà đã để qua đêm.
  • Mẹ bầu không nên uống trà lúc đói vì dễ hạ huyết áp và ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi cũng như điều trị tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.
Bà bầu không nên uống quá nhiều bất kỳ loại đồ uống nào
Bà bầu không nên uống quá nhiều bất kỳ loại đồ uống nào

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về bà bầu bị mất ngủ nên uống gì và bí quyết để mẹ bầu ngủ ngon. Hy vọng bài viết này của Docosan sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Hãy chia sẻ bài viết này tới mọi người xung quanh nhé.

Tài liệu tham khảo:

1. Herbal teas during pregnacy and breastfeeding

  • Link tham khảo: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/herbal-teas-during-pregnancy-and-breastfeeding
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024.

2. 11 foods and drinks to avoid during pregnancy

  • Link tham khảo: https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/foods-and-beverages-to-avoid-during-pregnancy_10348544
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024.

4. Red Raspberry Leaf Tea: Pregnancy, Benefits, and Side Effects

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/red-raspberry-leaf-tea
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024.

5. Pregnancy Insomnia

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pregnancy-insomnia
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024.

6. Effects of valerian consumption during pregnancy on cortical volume and the levels of zinc and copper in the brain tissue of mouse fetus

  • Link tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22500716/
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024.
Contact Me on Zalo