Bệnh Alzheimer là một căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ghi nhớ của não bộ, thuộc chuyên khoa Thần Kinh. Bệnh được xem như là nguyên nhân chính gây nên bệnh mất trí nhớ. Không chỉ thế, nó còn khiến người bệnh mất đi khả năng nhận thức và suy nghĩ, từ đó gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống hằng ngày. Vậy cụ thể bệnh Alzheimer là gì ? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao ?
Tóm tắt nội dung
1. Bệnh Alzheimer là gì ?
Bệnh Alzheimer là một căn bệnh diễn ra khi mà vỏ não và một số khu vực xung quanh não bị mất dần đi một hoặc nhiều các noron thần kinh và các synap hóa học (là nơi tiếp xúc giữa hai noron, có chức năng truyền thông tin qua lại giữa các noron với nhau. Bệnh thường xảy ra đối với những bệnh nhân cao tuổi, trên 65 tuổi.
Bệnh thường bị nhầm lẫn với tình trạng mất trí nhớ ở người già, gây nên sự chủ quan của người thân bệnh nhân, dẫn đến việc không có hướng điều trị thích hợp hoặc điều trị sai phương pháp, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer
Đối với bệnh Alzheimer, dấu hiệu nhận biết của bệnh sẽ được chia thành 3 giai đoạn tùy theo triệu chứng: giai đoạn trước khi khởi bệnh, giai đoạn bệnh diễn biến nhẹ, giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng, và cuối cùng là khi bệnh trở nên nặng.
Giai đoạn trước khi khởi bệnh
Đây là giai đoạn mà những dấu hiệu nền đã bắt đầu xuất hiện ở người bệnh Alzheimer:
- Khó khăn khi ghi nhớ những sự kiện diễn ra trong thời gian gần hoặc không thể tiếp thu được những thứ mới
- Bắt đầu suy giảm nhận thức về những sự vật, sự việc xung quanh
- Khả năng suy nghĩ, lập kế hoạch bị giảm, không còn khả năng tư duy trừu tượng.
Giai đoạn bệnh diễn biến nhẹ
Khi bệnh bắt đầu diễn biến theo hướng tiêu cực hơn, thì đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh đang diễn biến từ từ:
- Việc suy giảm khả năng ghi nhớ và học hỏi thứ mới ngày càng diễn ra một cách rõ rệt.
- Đối với một vài người sẽ có dấu hiệu mất đi khả năng ngôn ngữ, dẫn đến việc thường xuyên nói lắp, hoặc không thể diễn tả bằng lời nói.
- Không còn khả năng học hỏi, quên đi cách sử dụng một vật dụng nào đó
- Một điều dễ bị bỏ qua chính là người bệnh mất đi khả năng phối hợp vận động các chi trên cơ thể.
Giai đoạn bệnh bắt đầu nặng lên
Lúc này, bệnh nhân đã có những triệu chứng sau:
- Không còn khả năng thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, vệ sinh cá nhân
- Việc không thể diễn đạt được lời nói xuất hiện rõ nét hơn. Dùng sai từ để diễn tả hoặc là diễn tả sai với ý nghĩ trong đầu mình
- Khả năng phối hợp các chi không còn linh hoạt, dẫn đến việc thường xuyên té ngã. Dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Thay đổi trong hành vi hằng ngày: hay đi lang thang, người trở nên thẫn thờ. Đôi lúc trở nên cáu gắt một cách vô lý.
- Bắt đầu quên đi những người thân của mình.
Giai đoạn bệnh nặng nhất
- Ở giai đoạn này, bệnh nhân phải hoàn toàn nhờ vào sự chăm sóc của người thân trong sinh hoạt hằng ngày.
- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ bị mất đi gần như hoàn toàn, thậm chí bệnh nhân sẽ không thể diễn đạt được những câu hội thoại dù là đơn giản nhất.
- Các khớp bắt đầu bị thoái hóa, không thể đi lại được nữa.
- Luôn cảm thấy kiệt sức à không còn quan tâm tới những thứ xung quanh.
3. Nguyên nhân gây nên bệnh Alzheimer
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer được các bác sĩ và chuyên gia y khoa đưa ra là:
- Do việc đưa oxy lên não trong cơ thể gặp nhiều rối loạn. Một căn bệnh phổ biến cho việc này chính là thiếu máu não.
- Các myelin trong não bị tiêu hủy do do quá trình lão hóa làm suy giảm quá trình truyền dẫn thần kinh , làm chết các tế bào thần kinh.
- Ngoài ra, một số protein bất thường được tạo ra trong não làm hình thành các mảng bám xung quanh các tế bào thần kinh gây cản trở việc truyền tải thông tin
4. Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer
Hiện nay, việc điều trị dứt điểm bệnh Alzheimer vẫn còn là một bài toán khó. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc nhằm ngăn ngừa tiến trình của bệnh, khiến bệnh diễn biến chậm hơn.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như mất ngủ, các thuốc chống rối loạn thần kinh…
Một số bệnh nhân bị mắc những bệnh kèm theo như tiểu đường, thoái hóa khớp thì bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị tương ứng.
Một điều quan trọng trong việc điều trị bệnh Alzheimer chính là việc bệnh nhân luôn cần một người bên cạnh chăm sóc, an ủi, giúp đỡ họ cải thiện về mặt tâm lý. Tuyệt đối không nên để bệnh nhân một mình, sẽ khiến bệnh nhân tủi thân.
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer cũng phải có nhiều rau xanh và trái cây, các thức ăn bổ sung các chất dinh dưỡng, có ích cho não bộ như: vitamin E, vitamin B9,…
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
Ngoài việc tuân thủ các bước chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, việc bổ sung vitamin B bằng NATB có thể hỗ trợ bảo vệ tế bào thần kinh nhờ khả năng chống oxy hóa, giúp giảm viêm và làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh.
5. Các bác sĩ có thể tham vấn bệnh Alzheimer
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa
6. Kết luận
Bệnh Alzheimer là một căn bệnh rất dễ bị bỏ qua do các triệu chứng ban đầu dễ bị nhầm lẫn với bệnh mất trí nhớ thông thường ở người lớn tuổi. Do đó, khi thấy người thân của mình có những dấu hiệu khởi phát nhứ trên, bạn cầm tìm ngay các bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh uy tín để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập Website Docosan để đặt lịch hẹn với bác sĩ uy tín để tư vấn chi tiết hơn.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ Trần Bảo Ngọcvà các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Nguồn tham khảo: Alz.org, Mayoclinic.org