Bệnh động kinh: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

Động kinh là một căn bệnh thần kinh phổ biến trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận có đến hơn 50 triệu ca động kinh diễn ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể chung sống hòa bình với bệnh động kinh mà không xảy ra bất kì di chứng nào nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy động kinh là gì ? Các dấu hiệu nhận biết của bệnh cách điều trị, phòng tránh sẽ như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

1. Bệnh động kinh là gì ?

Động kinh là sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương. Gây ra sự thiếu ổn định trong các hoạt động của não bộ. Điều này gây nên những hành vi co giật và làm người bệnh mất đi khả năng nhận thức môi trường xung quanh.

Có 2 dạng động kinh: động kinh hoàn toàn làm não bộ bị tê liệt và động kinh cục bộ, chỉ ảnh hưởng một phần của não bộ.

Đôi khi cũng xuất hiện những cơn động kinh, co giật nhẹ. Tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng vài giây, đôi khi người bệnh không nhận thức được.

Với những cơn động kinh nặng hơn, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những cơn co thắt, người bị giật và không thể kiểm soát được. Tình trạng này có thể kéo dài vài phút. Trong cơn co giật, người bệnh sẽ mất đi ý thức và không nhớ chuyện gì xảy ra sau khi cơn động kinh đi qua.

Bất kì ai cũng có thể lên cơn động kinh, không biệt chủng tộc hay độ tuổi, giới tính nào cả. Bệnh động kinh hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát được và làm giảm tần suất xuất hiện của bệnh.

benh dong kinh la gi
Động kinh – những cơn co giật xuất hiện bất chợt

2. Triệu chứng bệnh động kinh

Động kinh sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo từng loại

trieu chung benh dong kinh
2 dạng chính của động kinh

Động kinh cục bộ

Bên trong động kinh cục bộ cũng được chia thành động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.

Đối với động kinh cục bộ đơn giản, triệu chứng sẽ là:

  • Thị giác, khứu giác, vị giác bị thay đổi
  • Chóng mặt
  • Ngứa ran, co giật chân tay

Với động kinh cục bộ phức tạp, triệu chứng sẽ là

  • Mắt nhìn chằm chằm
  • Không có bất kì phản ứng nào
  • Lặp đi lặp lại một hành động nào đó trong vô thức.
Động kinh cục bộ đơn giản Động kinh cục bộ phức tạp
  • Thị giác, khứu giác, vị giác bị thay đổi

  • Chóng mặt

  • Ngứa ran, co giật chân tay
  • Mắt nhìn chằm chằm

  • Không có bất kì phản ứng nào

  • Lặp đi lặp lại một hành động nào đó trong vô thức.
  • Bảng so sánh triệu chứng động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp

    Động kinh hoàn toàn

    Triệu chứng của động kinh hoàn toàn tùy thuộc vào các dạng khác nhau:

    • Động kinh co giật: khiến cho cơ bắp bị cứng đơ
    • Động kinh vắng ý thức: khiến cho người bệnh mất đi khả năng kiểm soát cơ thể và dễ té ngã.
    • Động kinh lên cơn co giật: mặt, cổ, cánh tay bị co giật
    • Động kinh run giật cơ: gây co giật nhanh ở tay và chân
    • Cơn co gồng – co giật: mất ý thức, cơ thể gồng cứng và có biểu hiện co giật

    Sau cơn động kinh, người bệnh sẽ không nhứ chuyện gì đã xảy ra, và sẽ cảm thấy như bị ốm trong vài giờ liền.

    3. Nguyên nhân của bệnh động kinh

    Ở một số người, cơn động kinh diễn ra mà không thể xác định được nguyên nhân. Số còn lại được xác định qua những nguyên nhân như sau:

    • Chấn thương sọ não
    • Thường xuyên trải qua những cơn sốt cao
    • Đột quỵ: đây cũng là nguyên nhân xảy ra những cơn động kinh với người trên 35 tuổi
    • Từng mắc phải các bệnh liên quan tới tim mạch
    • Thiếu oxy lên não
    • Bị u não
    • Sa sút trí tuệ hoặc do bệnh Alzheimer
    • Người mẹ có tiển sử sử dụng ma túy, ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật lên não hoặc thiếu oxy lên não
    • Mắc các bệnh truyền nhiễm như AIDS
    • Bị viêm màng não
    • Di truyền về bệnh thần kinh

    4. Phương pháp điều trị động kinh

    Hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh động kinh tuy vậy, vẫn có thể ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và khả năng thích ứng của người bệnh đối với phương pháp đó

    • Thuốc chống co giật: Bệnh nhân có thể sử dụng loại thuốc chống co giật này để ngăn ngừa những cơn co giật trong tương lai. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
    • Kích thích dây thần kinh phế vị: Thiết bị này sẽ được lắp đặt bên trong cơ thể của bệnh nhân, được đặt dưới lớp da ở phần ngực và sẽ kích thích dây thần kinh chạy qua cổ, phương pháp này sẽ ngăn chặn những cơn co giật
    • Chế độ ăn Ketogenic: Với những bệnh nhân không thể hấp thụ thuốc, có thể sử dụng chế độ ăn Keto. Đây là chế độ ăn giảm béo và carbon hydrat trong cơ thể
    • Phẫu thuật não: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoặc thay thế vùng não thường xuyên gây nên cơn co giật.

    Bên cạnh đó, một phương pháp khác nhằm điều trị bệnh động kinh trong tương lai gần cũng đang được phát triển, đó là phương pháp kích thích não sâu. Về lý thuyết, thì các phân tử điện cực sẽ được cấy vào bên trong não bô. Sau đó, máy phát điện cực sẽ được phẫu thuật đưa vào và nằm dưới ngực của bệnh nhân. Máy phát điện sẽ gửi tín hiệu đến não, ra lệnh cho các phân tử điện cực này làm hạn chế các cơn co giật.

    Ngoài ra, một cách khác trong tương lai có thể sẽ xuất hiện là máy điều hòa nhịp tim. Nó sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của não bộ và sẽ gửi xung điện hoặc các hợp chất cần thiệt để ngăn chặn cơn co giật.

    Các phương pháp phẫu thuật như xâm lấn tối thiểu hay xạ trị cũng đang được nghiên cứu để áp dụng trong tương lai.

    Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

    4. Các bác sĩ khám & điều trị bệnh động kinh

    Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga

    Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy

    Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa

    5. Kết luận

    Bệnh động kinh hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Nếu cảm thấy người thân có dấu hiệu của bệnh, bạn cần tìm đến các Bác sĩ Thần kinh gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.


    Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

    Nguồn tài liệu tham khảo: Healthline.com, Webmd.com

    Contact Me on Zalo