Bệnh mất trí nhớ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh mất trí nhớ (hội chứng suy giảm trí nhớ) thuộc chuyên khoa Thần Kinh, là một căn bệnh hết sức phổ biến với người lớn tuổi (khoảng từ 65 tuổi trở lên). Bệnh gây tổn thương tới những tế bào thần kinh của người bệnh, khiến cho chức năng ghi nhớ một sự vật, sự việc nào đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy, để hiểu thêm về căn bệnh mất trí nhớ, chúng ta cần biết thêm về những thông tin của bệnh. Qua đó sẽ có hướng điều trị, chữa trị kịp thời. Cùng Docosan tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Mất trí nhớ là gì?

Bệnh mất trí nhớ tạm thời là sự tổn thương của một hoặc nhiều trong tế bào ở não bộ trong cơ thể của con người. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bệnh nhân. Điều này sẽ gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Và tình trạng của bệnh sẽ ngày càng tăng và trở nên khó hồi phục nếu không có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh sẽ được chia thành nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ, tình trạng và đối tượng của bệnh. Một số bệnh mất trí nhớ thường gặp là: mất trí nhớ tạm thời, mất trí nhớ sau sinh, mất trí nhớ người già.

mất trí nhớ
Mất trí nhớ gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh

Một số bệnh nhân có quá khứ sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá quá nhiều cũng sẽ có nguy cơ bị mất trí nhớ. Bên cạnh đó, những bệnh nhân từng bị chấn thương về não như tai biến mạch máu não cũng có khả năng bị mất trí nhớ.

Bệnh mất trí nhớ tạm thời cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu não, có thể gây đột quỵ. Do đó, người bệnh không nên xem thường những triệu chứng – dấu hiệu của bệnh.

Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ

Khả năng ghi nhớ bị suy giảm

Triệu chứng đầu tiên của bệnh mất trí nhớ chính là suy giảm đi khả năng ghi nhớ của bản thân. Quên đi những ngày hoặc các sự kiện quan trọng. Đôi khi là vừa mới tìm hiểu một thông tin nào đó lại quên ngay lập tức, phải hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi, cùng một vấn đề.

Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề

Một dấu hiệu của việc mất đi khả năng lập kế hoạch hay giải quyết một vấn đề nào đó. Đặc biệt là khi làm việc với số liệu. Hay đơn giản là quên đi cách nấu món ăn mà mình ưa thích.

mất trí nhớ
Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề

Không thể thực hiện một hành vi cụ thể

Người bị mất trí nhớ không thể thực hiện một hành động cụ thể nào đó hoặc các công việc hằng ngày như vệ sinh cá nhân, vẽ lại một hình ảnh đơn giản

Nói lắp

Bệnh nhân bị mất trí nhớ đôi khi họ cũng mắc phải tật nói lắp, nói không rõ tiếng, quên đi những ý định nói. Khiến cho khả năng diễn đạt ngôn ngữ của người bệnh gặp khó khăn

Nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ

Ngoài quá trình lão hóa của cơ thể ra, nguyên nhân gây bệnhcũng xuất phát từ nhiều yếu tố

  • Các bệnh liên quan tới não bộ: Như đã nêu ở trên, việc bị các bệnh, tổn thương ở não sẽ tác động trực tiếp tới khả năng ghi nhớ của não bộ. Một số bệnh liên quan tới não bộ như thiếu máu nãu, tai biến mạch máu não,…
  • Các bệnh liên quan tới tim mạch: Tim là bộ phận cung cấp máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi hệ tim mạch bị tổn thương thì việc lưu thông máu lên não cũng sẽ gặp vấn đề, gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của người bệnh.
  • Người bị bệnh tiểu đường: Những bệnh nhân có dấu hiệu tiểu đường loại 2 cũng có nguy cơ bị bệnh. Tuy vậy, khi bệnh nhân có khả năng kiếm soát lượng đường trong cơ thể thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Thiếu vitamin B12: việc không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có vitamin B12 cũng sẽ tăng nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ
  • Mất ngủ: khi cơ thể không có đủ giấc ngủ thì não bộ sẽ không thể hoạt động hết công suất, qua đó làm suy giảm khả năng ghi nhớ của người bệnh.

Vitamin B6, B9, và B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng não và tuần hoàn máu, và có thể đẩy lùi tình trạng mất trí nhớ. Đảm bảo cơ thể luôn đủ lượng vitamin B cần thiết bằng NATB.

Phía trên là một số lí do chính gây nên chứng bệnh mất trí nhớ, ngoài ra một số yếu tố khác gây bệnh có thể kể đến như: Bệnh Alzheimer, xáo trộn nội tiết tố,…

mất trí nhớ
Mất ngủ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ

Chẩn đoán bệnh mất trí nhớ như thế nào?

Một số phương pháp để các bác sĩ chẩn đoán bệnh mất trí nhớ:

  • Chẩn đoán lâm sàng bằng cách quan sát các biểu hiện bên ngoài của người bệnh
  • Sử dụng những bài trắc nghiệm tâm lý
  • Chẩn đoán bằng phương pháp Điện não đồ: phương pháp này được dùng để ghi lại quá trình hoạt động điện của não
  • Chụp X-quang sọ não
  • Chụp CT: kiểm tra những điểm bất thường ở trong cấu trúc não của người bệnh
  • Chụp MRI: dùng để xác định nguyên nhân mất trí nhớ do bệnh Alzheimer hay do bệnh mạch máu não.
  • Sử dụng chẩn đoán hình ảnh PET (positron emission tomography)
  • Chụp ảnh chức năng não SPECT
mất trí nhớ
Chẩn đoán bệnh mất trí nhớ như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ

Các biện pháp được áp đụng để điều trị bệnh mất trí nhớ được chia thành 2 cách: kết hợp sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lí

  • Đối với việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc an thần, chống trầm cảm khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu mất ý thức. Tuy vậy, bác sĩ vẫn phải tiếp tục theo dõi liệu người bệnh có bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc không. Hoặc khả năng tiếp nhận thuốc của người bệnh có ổn không.
  • Bên cạnh những loại thuốc an thần, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ và cải thiện khả năng nhận thức của người bệnh. Một số thuốc được dùng trong việc điều trị bệnh Azheimer như tacrine, donepezil, rivastigmine,…
  • Bệnh nhân cần có sự hỗ trợ, quan tâm, theo dõi từ phía người thân trong các trường hợp bị tác dụng phụ với thuốc, hoặc bị té, mất đi ý thức một cách đột ngột.
  • Có thể áp dụng các phương pháp trị liệu não bộ: khuyến khích bệnh nhân chơi những trò chơi nhằm kích thích khả năng suy nghĩ của não bộ như Sudoku, ô chữ,…
  • Bên cạnh đó, người nhà của bệnh nhân cũng phải tích cực hỗ trợ bệnh nhân trong việc tập các bài tập thể dục nhẹ, giúp người bệnh cảm thấy phấn chấn hơn.
mất trí nhớ
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

Một số bác sĩ có thể khám và bệnh mất trí nhớ

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy

Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa

Kết luận

Căn bệnh mất trí nhớ tuy thoạt nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Nếu phát hiện người thân có những triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ Chuyên khoa Thần Kinh uy tín để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Bạn cũng có thể truy cập website Docosan hoặc tải ứng dụng trên điện thoại để đặt lịch hẹn với bác sĩ gần nhất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org, Webmd.com, Healthlineplus.gov

Contact Me on Zalo