Bệnh Parkinson là tình trạng các tế bào trong não bộ bị thoái hóa, dẫn đến việc người bệnh không còn có thể điều khiển tay, chân như ý muốn, dẫn đến các triệu chứng như run rẩy, đi lại khó khăn,… Vậy bệnh parkinson có nguy hiểm như thế nào và có thể điều trị không ? Hãy theo dõi qua bài viết phía dưới.
Tóm tắt nội dung
1. Bệnh Parkinson là gì ?
Bệnh Parkinson là hiện tượng các thần kinh trong não bộ bị thoái hóa mãn tính và tình trạng bệnh nặng dần theo thời gian. Bệnh gây nên những khó khăn trong việc đi lại, điều khiển cơ thể của bệnh nhân.
Bệnh còn gây nên những vấn đề về tâm lý của người bệnh như: cáu gắt, tính khí thay đổi thất thường, trầm cảm, giảm sút khả năng ghi nhớ và khó ngủ.
Bệnh xảy ra đối với những người cao tuổi, cả nam và nữ. Tuy nhiên thì nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới khoảng 50%
Bệnh sẽ bắt đầu xảy ra khi bệnh nhân bước qua tuổi 60. Nhưng cũng có một vài bệnh nhân cũng đã bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh khi họ chỉ mới khoảng 50 tuổi. Bắt nguồn do yếu tố di truyền.
2. Triệu chứng bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có 4 triệu chứng chính, có thể quan sát bằng mắt thường:
- Có cảm giác run rẩy ở tay, chân, đầu
- Xuất hiện cảm giác tê cứng tay chân, không thể cử động được
- Cơ thể bắt đầu hoạt động chậm chạp, không còn linh hoạt như xưa
- Khả năng giữ thăng bằng và phối hợp các chi trên cơ thể bị suy giảm, dễ té ngã.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Một số triệu chứng bệnh Parkinson sẽ liên quan đến sự thay đổi trong hành vi và ý thức như: dễ trầm cảm, khó nuốt hay nhai khi ăn. Tình trạng mất ngủ đối với người bệnh cũng sẽ diễn ra thường xuyên. Khó diễn đạt bằng lời nói.
Những diễn biến của bệnh xảy ra khác nhau tùy theo từng cá nhân. Đôi lúc chính người bệnh và người thân của bệnh nhân cũng nhầm lẫn bệnh Parkinson với quá trình lão hóa thông thường.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có được phương pháp chẩn đoán chính xác tuyệt đối, nên khó để điều trị bệnh dứt điểm.
3. Nguyên nhân của bệnh Parkinson
Theo các y bác sĩ, nguyên nhân gây nên bệnh Parkinson là do các tế bào thần kinh kiểm soát các chuyển động trong não bộ bị thiếu hụt hoặc chết đi.
Những tế bào thần kinh này sẽ sản sinh ra một chất, gọi là dopamine. Khi các tế bào thần kinh bị tổn thương, số lượng dopamine được tạo ra sẽ ít hơn bình thường, gây nên những khó khăn trong việc điều khiển cơ thể của bệnh nhân. Điều này gây nên bệnh Parkinson.
Bên cạnh đó, việc mất đi các chất norepinephrine (hợp chất dẫn truyền thần kinh, có chức năng huy động não bộ và cơ thể làm việc) cũng được xác định là nguyên nhân của bệnh Parkinson.
Một nguyên nhân khác của bệnh Parkinson chính là việc xuất hiện thể Lewy trong não bộ, đây là các khối bất thường của protein alpha synuclein.
4. Chẩn đoán bệnh Parkinson như thế nào ?
Do tính chất đặc thù, bệnh Parkinson không thể chẩn đoán bằng các phương pháp cận lâm sàng như các bệnh lý khác mà chỉ có thể chẩn đoán bằng cách quan sát các triệu chứng lâm sàng.
Các bác sĩ có thể thăm hỏi bệnh sử của người bệnh và các dậu hiệu lâm sàng thể hiện ra bên ngoài, cụ thể là:
- Rối loạn dáng đi trong vòng 5 năm sau khởi phát
- Rối loạn phát âm trong vòng 5 năm sau khởi phát
- Đi tiểu khó trong 5 năm đầu của bệnh.
- Hay té ngã ở khoảng 3 năm đầu của bệnh
- Và một số biểu hiện khác
5. Cách điều trị bệnh Parkinson
Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa thể tìm ra được cách trị dứt điểm bệnh Parkinson. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kê đơn bởi bác sĩ để làm giảm các triệu chứng của bệnh và kéo dài quá trình phát triển của bệnh. Một số loại thuốc bao gồm:
- Thuốc làm sản sinh thêm dopamine trong não
- Thuốc giúp tác động tích cực đến các hợp chất ở trong não
- Thuốc giúp kích thích khả năng vận động của cơ thể
Một cơ chế quan trọng của các thuốc giúp cải thiện tình hình của bệnh Parkinson chính là chất levodopa. Các tế bào thần kinh sẽ sử dụng levodopa để tạo ra các chất dopamine, bổ sung thêm cho các tế bào và hợp chất bị mất đi ở trong não bộ.
Đi kèm với thuốc tạo ra levodopa là một loại thuốc khác, gọi là cardiopa, có chức năng ngăn ngừa các tác dụng phụ của levodopa như buồn nôn, hạ huyết áp, cảm giác bồn chồn,…
Bệnh nhân nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc đột ngột. Việc này sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như khó thở hay không thể di chuyển được.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác được dùng chung như
- Thuốc tạo ra các chất bắt chước và mô phỏng lại tương tự chức năng của dopamine.
- Thuốc gây ức chế MAO-B nhằm làm cho quá trình phân hủy dopamine chậm lại.
- Thuốc kháng cholinergic: một loại thuốc kháng virus để cải thiện tình trạng run rẩy của bệnh nhân
Phương pháp phẫu thuật sóng điện từ cũng được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân Parkinson. Tuy nhiên, phương pháp này không dành cho tất cả các bệnh nhân. Đây là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh ít nhất 4 năm trở lên, hoặc đối với những bệnh nhân bị rối loạn về vấn động.
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
6. Cách phòng tránh bệnh Parkinson
Do hiện nay, cách điều trị triệt để bệnh Parkinson vẫn chưa được tìm thấy, phương pháp điều trị tốt nhất chính là ngăn ngừa bệnh từ sớm, bằng cách:
- Bạn có thể khuyến khích người thân của mình tích cực luyện tập hoặc tham gia các lớp Aerobic. Một số nghiên cứu cho thấy việc tập aerobic sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
- Một vài nghiên cứu cho rằng những người tiêu thụ nhiều caffein có nguy cơ mắc bệnh ít hơn những người không uống caffein. Nhưng liệu caffein có thực sự bảo vệ người bệnh khỏi các triệu chứng của Parkinson hay không vẫn là câu hỏi cần được giải đáp.
7. Các bác sĩ tư vấn và điều trị bệnh Parkinson
Do Parkinson là một bệnh thuộc chuyên khoa thần kinh, do đó, Docosan gợi ý rằng bạn nên đưa người nhà đến khám với các bác sĩ thần kinh – tâm thần giỏi hoặc các bác sĩ lão khoa có chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm
- Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
- Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa
Kết luận
Bệnh Parkinson là một bệnh thường xuyên diễn ra đối với người cao tuổi. Do đó, bạn nên thường xuyên quan tâm và theo dõi người thân của mình. Nếu phát hiện người thân có những triệu chứng như trên, bạn cần tìm đến ngay các bác sĩ Chuyên khoa Thần Kinh uy tín để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.
Nguồn tài liệu tham khảo: Mayorclinic.org, National Institue of Health