Bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không? Phương pháp điều trị

Bệnh rối loạn lưỡng cực là một tình trạng tâm lý nghiêm trọng và mang đến phiền toái cho nhiều người. Vậy bệnh rối loạn lưỡng cực có chữa được không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu chi tiết câu trả lời trong bài viết này nhé!

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần kéo dài suốt đời, đặc trưng bởi sự thay đổi không ổn định giữa các trạng thái cảm xúc cực độ là hưng cảm và trầm cảm. Các dấu hiệu đặc trưng của rối loạn lưỡng cực:

  • Giai đoạn hưng cảm: Người bệnh có thể cảm thấy rất phấn khích và vui vẻ, tràn đầy năng lượng hoặc cáu kỉnh bất thường. Những thay đổi tâm trạng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, năng lượng, hoạt động, phán đoán, hành vi và khả năng suy nghĩ.
  • Giai đoạn trầm cảm: Người bệnh có thể cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng, mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện một cách đột ngột và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi thất thường trong tâm trạng
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh rối loạn tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi thất thường trong tâm trạng

Nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực

Nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng bệnh này có thể do sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Di truyền: Những người có người thân trực hệ mắc rối loạn lưỡng cực có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra gen gây bệnh.
  • Yếu tố sinh học: Bất thường trong cấu trúc và chức năng của các vùng não liên quan đến kiểm soát cảm xúc có thể gây ra rối loạn lưỡng cực. Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine cũng có thể gây ra sự dao động tâm trạng.

Ngoài ra, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực như:

  • Tiền sử gia đình: Như đã đề cập, những người có người thân mắc rối loạn lưỡng cực hoặc các rối loạn tâm thần khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Căng thẳng hoặc chấn thương tâm lý: Các biến cố trong cuộc sống như mất việc, sự ra đi của người thân hoặc một sự thay đổi lớn trong cuộc sống có thể kích hoạt giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm ở những người có nguy cơ.
  • Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng rượu, ma túy hoặc các chất kích thích khác có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực.
Rối loạn lưỡng cực có thể là do bất thường trong cấu trúc và chức năng của não
Rối loạn lưỡng cực có thể là do bất thường trong cấu trúc và chức năng của não

Rối loạn lưỡng cực có chữa được không?

Giống như các bệnh lý tâm thần khác, rối loạn lưỡng cực có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hầu hết những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ tiếp tục xuất hiện các cơn hưng cảm và trầm cảm trong suốt cuộc đời. Ngay cả khi người bệnh đã trở về trạng thái bình thường trong một thời gian dài cũng không có gì đảm bảo các triệu chứng rối loạn lưỡng cực sẽ không tái phát. Tin vui là có rất nhiều phương pháp điều trị và công cụ hỗ trợ giúp bạn sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực như thay đổi lối sống, dùng thuốc hỗ trợ, liệu pháp tâm lý,… Tuy nhiên, tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp với mình.

Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhóm vitamin B giúp bạn phòng ngừa nguy rối loạn lưỡng cực. Sản phẩm bổ sung Vitamin B được biết đến chứa hàm lượng các các vitamin B, giúp bạn giảm tỷ lệ mắc bệnh hiệu quả.

Điều trị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là một phương pháp hiệu quả để điều trị rối loạn lưỡng cực. Thuốc giúp kiểm soát sự dao động cảm xúc và ngăn ngừa tái phát. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng là:

  • Thuốc ổn định tâm trạng: Các thuốc ổn định tâm trạng như lithium, axit valproic, natri divalproex, carbamazepine,… có tác dụng kiểm soát và duy trì trạng thái cảm xúc ổn định, giảm thiểu các triệu chứng hưng cảm và trầm cảm.
  • Thuốc chống loạn thần: Nếu thuốc ổn định tâm trạng không thể kiểm soát các triệu chứng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống loạn thần như olanzapine, risperidone, quetiapine, aripiprazole,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Đôi khi, để điều trị các giai đoạn trầm cảm, bác sĩ sẽ kê thuốc chống trầm cảm kết hợp với thuốc ổn định tâm trạng nhằm tránh kích hoạt các giai đoạn hưng cảm.
  • Thuốc chống lo âu: Benzodiazepine có thể được sử dụng để giảm lo âu và hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

Khi dùng thuốc, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và theo dõi thường xuyên để đảm bảo hiệu quả cũng như kiểm soát tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc là một phương pháp hiệu quả để điều trị rối loạn lưỡng cực
Sử dụng thuốc là một phương pháp hiệu quả để điều trị rối loạn lưỡng cực

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Các hình thức trị liệu tâm lý phổ biến bao gồm:

  • Liệu pháp tương tác cá nhân và nhịp xã hội (IPSRT): Tập trung vào việc ổn định thói quen hàng ngày, giúp cân bằng giữa công việc, ngủ nghỉ và các hoạt động xã hội.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp người bệnh nhận diện và thay đổi cách suy nghĩ, hành vi tiêu cực trong giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. CBT cũng giúp người bệnh xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề và kiểm soát tâm trạng.
  • Giáo dục tâm lý: Giúp người bệnh hiểu rõ về rối loạn lưỡng cực cũng như các dấu hiệu nhận biết của bệnh, từ đó giúp người bệnh tự kiểm soát tốt hơn và phát hiện kịp thời khi có nguy cơ tái phát.
  • Liệu pháp gia đình: Sự hỗ trợ của gia đình sẽ giúp bệnh nhân duy trì việc điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp người bệnh và những người thân yêu nhận biết và kiểm soát các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thay đổi tâm trạng.

Trị liệu tâm lý không chỉ giúp cải thiện cảm xúc mà còn tăng cường khả năng ứng phó với các thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn lưỡng cực
Liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị rối loạn lưỡng cực

Thay đổi lối sống

Việc điều trị rối loạn lưỡng cực không chỉ dựa vào thuốc men mà người bệnh còn phải chủ động trong việc thay đổi lối sống. Một số biện pháp có thể áp dụng:

  • Duy trì thói quen ổn định: Lên lịch trình cố định cho việc ngủ, ăn uống và tập thể dục để kiểm soát tâm trạng.
  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế sử dụng rượu, ma túy hoặc các chất kích thích khác để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh: Tham gia các nhóm hỗ trợ hoặc nhận sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè để giảm bớt áp lực, tạo thêm động lực trong việc điều trị.
  • Giám sát bản thân: Theo dõi tâm trạng và các triệu chứng để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Bài viết cung cấp thông tin quan trọng về các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách kiểm soát bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy lưu lại và chia sẻ để cùng lan tỏa kiến thức hữu ích này đến với mọi người! Nguồn tham khảo: 1. Bipolar disorder

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/symptoms-causes/syc-20355955
  • Ngày tham khảo: 21/09/2024

2. Is bipolar curable?

  • Link tham khảo: https://screening.mhanational.org/content/bipolar-curable/
  • Ngày tham khảo: 21/09/2024

3. Bipolar disorder

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/diagnosis-treatment/drc-20355961
  • Ngày tham khảo: 21/09/2024
Contact Me on Zalo