Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là một dạng rối loạn có ảnh hưởng đến nhiều chức năng tự động trong cơ thể. Tuy không phải là bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người nhưng không sớm điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp thì có thể kéo theo những hệ lụy nguy hiểm mà người bệnh khó lường trước được. Cùng chuyên gia Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì?
- 2 Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật là như thế nào?
- 3 Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- 4 Những đối tượng có khả năng mắc bệnh
- 5 Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
- 6 Bệnh rối loạn thần kinh thực vật được chẩn đoán như thế nào?
- 7 Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?
- 8 Biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật tiến triển xấu
- 9 Khám chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở đâu?
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Thần kinh thực vật hay còn được gọi là hệ thần kinh tự chủ, thuộc hệ thần kinh ngoại vi. Đây là một nhánh lớn của hệ thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể, bao gồm hoạt động của hệ tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn,… Về chức năng, thần kinh thực vật được chia thành chức năng giao cảm và phó giao cảm. Mặc dù hai chức năng này hoạt động đối ngược nhau nhưng chúng vẫn ở trạng thái cân bằng để điều hòa các hoạt động của cơ thể. Nếu một trong hai chức năng này bị ức chế hoặc mất trạng thái cân bằng thì có thể gây ra tình trạng rối loạn. Từ đây, có thể khởi phát bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
Một số hoạt động của cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu thần kinh thực vật bị rối loạn như: huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa, bài tiết, thân nhịp,… Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn này có thể chỉ là sự ảnh hưởng tạm thời. Nhưng một thời gian dài có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và tình trạng tái phát bệnh thường xuyên xảy ra.
Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật là như thế nào?
Vì thuộc hệ thống thần kinh trung ương nên tình trạng rối loạn ở bộ phận thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ hệ thần kinh tự chủ, từ đó khởi phát một số triệu chứng cụ thể sau:
- Thần kinh: Người bệnh thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, hay quên trước quên sau, thiểu năng tuần hoàn máu, dễ thay đổi cảm xúc không lý do. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị đau đầu do rối loạn vận mạch khi thời tiết thay đổi đột ngột;
- Tim mạch: Nhịp tim nhanh, hồi hộp, tức ngực, khó thở, huyết áp thay đổi bất thường. Một số trường hợp khác có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với hoạt động thể lực;
- Tiết niệu: Tiểu không tự chủ, khó tiểu do rối loạn đường tiết niệu là những biểu hiện điển hình của bệnh rối loạn thần kinh thực vật tác động đến hệ tiết niệu. Những triệu chứng này nếu không sớm khắc phục có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Bài tiết: Mồ hôi tiết bất thường, thân nhiệt nóng lạnh thất thường;
- Thị lực: Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị suy giảm tầm nhìn, nhìn mờ hoặc không có phản ứng nhanh với ánh sáng;
- Cơ quan sinh dục: Ở nam giới, khi thần kinh thực vật bị mất cân bằng thì có thể gặp triệu chứng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hoặc khó đạt được sự cương dương. Trong khi đó ở nữ giới, chị em phụ nữ sẽ xuất hiệu triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo và khó đạt được độ cực khoái khi quan hệ tình dục.
- Một số triệu chứng khác: Ngoài biểu hiện ở cơ quan cụ thể, người bệnh còn gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng khác như cơ thể mệt mỏi, dễ mất sức, nhức mỏi vai gáy, phản ứng sinh học chậm với ánh sáng, gặp khó khăn trong việc điều kiện phương tiện về đêm,…
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật, nhưng chủ yếu là các “thủ phạm” sau:
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) không được điều trị hoặc điều trị không đạt hiệu quả có thể gây tổn thương dây thần kinh, từ đó khởi phát bệnh. Và đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất;
- Hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng nếu protein tích tụ một lượng bất thường trong các cơ quan;
- Vi khuẩn hay virus gây bệnh (chẳng hạn như HIV) có khả năng lây lan và tấn công vào dây thần kinh và làm chúng bị tổn thương;
- Khi mắc bệnh tự miễn (như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, bệnh Celia,…), hệ miễn dịch có thể bị tấn công và làm tổn thương một số cơ quan trong cơ thể, trong đó bao gồm cả dây thần kinh.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác chưa được liệt kê đầy đủ tại đây. Thông qua việc thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi kỹ lưỡng hơn.
Những đối tượng có khả năng mắc bệnh
Từ nguyên nhân gây bệnh trên có thể thấy, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật:
- Bị rối loạn tâm lý, rối loạn di truyền;
- Bị tổn thương thần kinh do lạm dụng thuốc Tây y, nghiện bia rượu hoặc do mắc bệnh mãn tính;
- Mắc bệnh Parkinson mãn tính;
- Mặc một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, bạch hầu,…;
- Người mắc bệnh tiểu đường;
- Người mắc bệnh tự miễn;
- Người mắc bệnh ung thư
- Người bị HIV.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Nhận định từ chuyên gia y tế hàng đầu, tình trạng rối loạn thần kinh thực vật tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không sớm điều trị thì có khả năng cao ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tâm sinh lý của người bệnh. Hơn thế, việc điều trị chậm trễ còn khởi phát thêm một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân là điều trị bệnh ngay khi phát hiện.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật được chẩn đoán như thế nào?
Trước khi có phương án điều trị bệnh phù hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi có liên quan đến tiền sử bệnh, triệu chứng trong thời gian gần hoặc tiền sử bệnh của người thân trong gia đình. Song song, chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cụ thể để từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng sức khỏe hiện tại, như:
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm nước tiểu;
- Xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện;
- Kiểm tra chức năng hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật;
- Thử nghiệm histamine;
- Test mồ hôi điều nhiệt.
Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng là bạn có đang mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật hay không. Nếu có, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?
Hầu như mọi bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh nói chung và bệnh rối loạn thần kinh thực vật nói riêng đều được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng cách giảm thiểu triệu chứng và phòng ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng nề. Điều này có thể hiểu, bác sĩ sẽ tìm ra phương án điều trị phù hợp nhằm giúp sớm loại bỏ bệnh tình và giúp bệnh nhân trở lại với sinh hoạt bình thường.
Như vừa được đề cập, mỗi triệu chứng, mỗi biểu hiện bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị riêng, cụ thể hơn:
Triệu chứng liên quan đến tim mạch và huyết áp
Bác sĩ có thể kê thuốc chẹn beta để kiểm soát nhịp tim. Một số trường hợp khác dùng thuốc tăng huyết áp để ổn định chỉ số đường huyết trong cơ thể như: Midodrine, Pyridostigmine, Fludrocortisone,…
Triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa
Bệnh nhân có thể dùng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón hay các loại thuốc cải thiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy,… Thuốc nhẹ hay mạnh tùy vào mỗi đối tượng cụ thể. Song song với đó, bệnh nhân cần có những sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống hằng ngày, nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no hay để bụng đói, bổ sung đủ lượng nước theo tiêu chuẩn, đồng thời bổ sung chất xơ và một số dưỡng chất thiết yếu khác.
Triệu chứng liên quan đến bài tiết mồ hôi
Glycopyrrolate và Botulinum toxin là hai loại thuốc điển hình trong việc giúp bệnh nhân tiết ra ít mồ hôi hơn.
Triệu chứng liên quan đến vấn đề tình dục
Nếu bệnh nhân là nam, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị cương dương để kiểm soát tình trạng cưng cướng dương vật và xuất tinh sớm. Một số loại thuốc phổ biến như Tadalafil, Vardenafil, Sildenafil,… Nếu là nữ giới, có thể sử dụng chất bôi trơn để cải thiện tình trạng khô âm đạo, từ đó giúp quá trình giao hợp đỡ đau rát hơn.
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên qua thông qua việc dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng hay tạm ngưng việc dùng thuốc khi chưa có sự cho phép. Đồng thời, trao đổi với bác sĩ nếu có thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong suốt quá trình điều trị.
Mặt khác, bác sĩ chuyên khoa thần kinh còn cho biết, có những trường hợp mắc bệnh rối loạn thần kinh có thể tự khỏi mà không nhất thiết dùng đến thuốc kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, không biến chứng, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc cho lời khuyên hữu ích hoặc có thể kê ít thuốc điều trị. Bởi vì, phần lớn thuốc điều trị căn bệnh này chủ yếu làm giảm triệu chứng và chưa ghi nhận báo cáo nào về việc giảm nguyên nhân gây bệnh.
Biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật tiến triển xấu
Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần chủ động hơn trong việc xây dựng lối sống lạnh mạnh, loại bỏ những thói quen xấu nhằm giúp bệnh sớm khỏi cũng như phòng bệnh chuyển nặng hoặc tái phát trở lại, như:
- Yếu tố tâm lý là một trong những vấn đề mà người mắc bệnh cần đặc biệt quan tâm. Một tinh thần và tâm lý ổn định sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó, làm giảm áp lực lên hệ thần kinh và phòng bệnh trở nặng;
- Điều hòa hệ thần kinh bằng cách để đầu óc nghỉ ngơi, hạn chế nghĩ đến những vấn đề tiêu cực, sống lạc quan, đọc hoặc nghe nhạc để thư giãn. Có thể chia sẻ với người thân hoặc bạn bè về những vấn đề trong cuộc sống, bởi đây có thể là một cách giảm stress hiệu quả;
- Dành thời gian tập thể dục, chơi thể thao mỗi ngày với những bộ môn hoặc bài tập phù hợp. Điều này không chỉ giúp cơ thể thư giãn, phục hồi sức khỏe mà còn giúp phòng ốm vặt;
- Đối với đối tượng mắc bệnh kèm huyết áp thấp, cần hạn chế thay đổi tư thế đột ngột (khi đứng lên ngồi dậy);
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học thông qua việc ăn đúng giờ, đủ bữa và đủ chất dinh dưỡng. Cần đặc biệt bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ thần kinh hay cơ quan đang bị tổn thương;
- Hạn chế các đồ uống có cồn, thực phẩm chứa chất kích thích. Bởi vì, chúng có thể là thủ phạm khiến bệnh tình trở nên xấu đi;
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ (ít nhất 1 năm/ lần) để phát hiện sớm bệnh lý, từ đó chủ động điều trị tránh bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng.
Khám chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở đâu?
Không quá khó khăn để tìm kiếm địa chỉ khám và chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Nếu chưa tìm được đơn vị y tế phù hợp, bệnh nhân có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (cơ sở 1) – Khoa Thần kinh
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 3855 4269
Khoa Thần kinh của Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM là đơn vị y tế quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh. Bác sĩ luôn được đào tạo bài bản từ trình độ học vấn đến tay nghề. Nhờ đó đã giúp không ít bệnh nhân khỏi bệnh. Cùng với đó, bệnh viện luôn chú trọng đầu tư nhiều hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quy trình điều trị. Vì vậy, nếu đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám bệnh rối loạn thần kinh thực vật thì không nên bỏ qua gợi ý này.
Phòng khám chuyên khoa Nội Thần kinh Quỳnh Nga
- Địa chỉ: Số 242 Đường số 1, phường An Lạc, quận Bình Thân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0938 117 522
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh lý thần kinh, bác sĩ Quỳnh Nga đã giúp không ít bệnh nhân trở lại đời sống thường ngày. Ngoài việc cho bệnh nhân nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ còn hướng dẫn bệnh nhân những biện pháp xây dựng lối sống khoa học tại nhà nhằm hỗ trợ đẩy lùi bệnh tình nhanh chóng. Nếu không thể di chuyển đến các bệnh viện lớn để khám chữa bệnh, bạn có thể đặt lịch khám chữa bệnh cùng bác sĩ.
Phòng khám Chuyên khoa Tâm Thần kinh – BSCKI Đặng Thế Ân
- Địa chỉ: Số 91 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0903 780 952 – 028 3553 0214
Phòng khám Chuyên khoa Tâm Thần kinh của BS.CKI Đặng Thế Ân là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân đang mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Khi đến với phòng khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ trao đổi, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hỗ trợ công tác khám chữa bệnh là hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý không quá nguy hiểm và có khả năng điều trị khỏi. Người bệnh cần sớm chủ động thăm khám và điều trị bệnh nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Lựa chọn được địa chỉ thăm khám uy tín, có bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và trang bị hệ thống máy móc tân tiến, người bệnh sẽ được chẩn đoán đúng bệnh và bệnh sớm loại bỏ.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
- Autonomic Dysfunction – healthline.com
- Autonomic neuropathy – Mayoclinic
- Overview of the Autonomic Nervous System – msdmanuals.com