Bị tê bì môi có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tê bì môi là tình trạng khá phổ biến và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề sức khỏe đơn giản đến những bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử lý khi gặp phải tình trạng tê bì môi.

Nguyên nhân gây tê bì môi

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tê bì môi, từ những tình trạng tạm thời đến các bệnh lý nghiêm trọng cần được chú ý và điều trị kịp. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

Dị ứng

Tê bì môi có thể là biểu hiện của dị ứng với thực phẩm, mỹ phẩm hoặc các tác nhân môi trường. Khi bị dị ứng, môi có thể bị sưng, đỏ và gây cảm giác tê bì hoặc ngứa ngáy. Tuy nhiên, tình trạng tê bì thường sẽ giảm dần sau khi tránh xa chất gây dị ứng.

Môi khô nứt nẻ

Thiếu độ ẩm hoặc thời tiết khô hanh dễ khiến môi bị khô, nứt nẻ, làm tổn thương các dây thần kinh nhỏ trên môi, dẫn đến cảm giác tê bì hoặc khó chịu. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không kéo dài và đa số thường không quá nghiêm trọng.

Bị mụn rộp ở môi

Mụn rộp, gây ra bởi virus Herpes simplex, thường gây ra các vết loét nhỏ kèm theo cảm giác đau rát, tê bì hoặc ngứa xung quanh môi. Không chỉ thế, virus Herpes cũng có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh cảm giác tại vùng miệng và làm nặng hơn tình trạng tê bì ở môi. Thông thường, cảm giác này thường xuất hiện trước khi mụn rộp nổi lên và có thể kéo dài suốt quá trình nhiễm trùng cho đến khi mụn lành lại.
Nổi mụn rộp do Herpes có thể gây tê bì môi
Nổi mụn rộp do Herpes có thể gây tê bì môi

Bệnh Zona

Bệnh zona là một bệnh gây là bởi virus Varicella-Zoster. Khi virus hoạt động trong các dây thần kinh, chúng có thể gây viêm và tổn thương dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê bì, đau nhức hoặc ngứa ngáy ở khu vực mà dây thần kinh chi phối. Do đó, nếu bệnh xuất hiện và gây tổn thương tại các tại dây thần kinh xung quanh mặt và miệng thì người bệnh sẽ có thể gặp cảm giác tê bì hoặc đau rát xung quanh vùng môi.

Tổn thương thần kinh

Nhiều bệnh lý và tình trạng khác cũng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh chẳng hạn như: phẫu thuật, tai nạn, bỏng, tiếp xúc với các chất độc hại, bệnh đa xơ cứng,… Đây đều là các nguyên nhân có thể khiến bạn bị tê bì môi.

Đột quỵ

Tê bì môi đột ngột có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của đột quỵ, đặc biệt khi đi kèm với các triệu chứng như tê yếu ở tay chân, méo miệng, khó nói hoặc nhìn mờ. Đây là một tình trạng rất khẩn cấp, do đó nếu nghi ngờ bị đột quỵ, hãy gọi ngay cấp cứu và đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vì thời gian là yếu tố quyết định trong việc điều trị và giảm thiểu tổn thương não ở những bệnh nhân này.
Tê bì môi có thể là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Tê bì môi có thể là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Chấn thương dây thần kinh sọ

Chấn thương dây thần kinh sọ số 5 (dây thần kinh sinh ba) do tai nạn, chấn thương, nhiễm trùng hoặc khối u có thể gây tê bì hoặc mất cảm giác ở vùng mặt, bao gồm cả vùng môi.

Bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể bao gồm da, khớp, thận, tim, phổi và hệ thần kinh. Khi lupus ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc mạch máu, bệnh có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm giác, bao gồm tê bì môi và các vùng khác trên cơ thể.

Gặp phải cơn hoảng loạn

Dù không phổ biến nhưng cơn hoảng loạn cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến tê bì môi. Khi gặp tình trạng này, cơ thể trải qua nhiều thay đổi nhanh chóng bao gồm: tăng nhịp thở, lo âu, khó thở, thiếu oxy đến môi và tay chân, từ đó gây cảm giác tê bì tại những khu vực này.

Những triệu chứng có thể đi kèm với tình trạng tê môi

Tùy vào nguyên nhân gây tê bì môi mà nhiều triệu chứng khác nhau có thể đi kèm, từ đó giúp bạn phân biệt được những lý do để tìm cách xử trí phù hợp. Dưới đây là một số triệu chứng đi kèm:
  • Sưng và ngứa ở lưỡi, cổ họng, co cơ cổ họng. Những triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng tê bì môi do dị ứng.
  • Tê và ngứa ran ở các bộ phận khác của khuôn mặt. Đôi khi tê bì lan đến tay, chân, kèm với thay đổi màu sắc da. Đây là những dấu hiệu tổn thương thần kinh cần được điều trị.
  • Đối với bệnh nhân chuẩn bị lên cơn đột quỵ, tê bì môi sẽ đi kèm với chóng mặt, mất thăng bằng, nói lắp, đau đầu dữ dội và cảm yếu một bên cơ thể.
  • Đối với bệnh nhân mắc đa xơ cứng, họ thường gặp thêm các vấn đề về bàng quang, ruột, thị lực, và khó khăn khi đi bộ.
  • Ớn lạnh và đau đầu khi tiếp xúc với thuốc gây mê.
  • Run rẩy, cảm giác ớn lạnh khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp kéo dài.
  • Ở bệnh nhân nổi mụn rộp do Herpes, họ có thể có sốt, đau đầu, đau họng, đau nhức cơ bắp, sưng hạch bạch huyết.
Tê bì môi đôi khi đi kèm với triệu chứng tê ở tay và chân
Tê bì môi đôi khi đi kèm với triệu chứng tê ở tay và chân

Cách cải thiện tình trạng tê bì môi

Áp dụng các liệu pháp khắc phục nhanh

  • Uống thuốc kháng histamin: Môi tê hoặc châm chích có thể là dấu hiệu dị ứng nhẹ. Hãy thử uống thuốc kháng histamine không kê toa để giảm các triệu chứng này. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ tại nhà thuốc để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Massage nhẹ nhàng: Nhẹ nhàng xoa bóp vùng môi và khuôn mặt để kích thích lưu thông máu.
  • Chườm nóng/lạnh: Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh lên môi để giảm tê bì và khó chịu.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để giữ cho môi không bị khô và giảm cảm giác tê.

Xử lý nguyên nhân tiềm ẩn

Một điều quan trọng để xử trí tình trạng tê bì môi là phải xác định nguyên nhân và dùng phương pháp phù hợp nhắm vào các nguyên nhân này. Dưới đây là một số biện pháp cho những nguyên nhân cụ thể:
  • Hỏi bác sĩ về thuốc: Kiểm tra xem thuốc bạn đang dùng có thể gây tình trạng tê bì môi hay không, như prednisone. Nếu nghi ngờ đây là tác dụng phụ của thuốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Ở bệnh nhân thiếu vitamin B: Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh và tê bì. Hãy hỏi bác sĩ có cần xét nghiệm máu để chẩn đoán và xem có nên dùng thực phẩm bổ sung không.
  • Hội chứng Raynaud: Nếu bạn thường xuyên tê ở mặt, tay hoặc chân kèm cảm giác lạnh, hãy hỏi bác sĩ về hội chứng Raynaud, tình trạng giảm lưu lượng máu cung cấp cho da do các động mạch nhỏ bị thu hẹp.
  • Tái khám sau làm răng: Nếu tê bì môi kéo dài sau khi làm răng, như cấy ghép hay nhổ răng khôn, hãy đến nha sĩ để kiểm tra biến chứng, vì thuốc gây tê tại chỗ chỉ có tác dụng gây tê trong 2 – 3 giờ.
  • Kiểm tra mỹ phẩm: Nếu bạn dị ứng với màu đỏ trong mỹ phẩm như son môi, có thể gây nên tình trạng tê bì, nốt sần xung quanh miệng và nổi mụn. Lúc này, hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị y tế cần thiết.
Chủ động liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ tê bì môi do thuốc hoặc mỹ phẩm
Chủ động liên hệ với bác sĩ nếu nghi ngờ tê bì môi do thuốc hoặc mỹ phẩm

Nhận sự can thiệp y tế từ bác sĩ

  • Tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp: Nếu tình trạng tê bì đi kèm với triệu chứng nghiêm trọng như chóng mặt, khó nói, lú lẫn, đau đầu dữ dội hoặc yếu sức, bạn cần đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, nếu tê bì môi xảy ra đột ngột sau chấn thương ở đầu, hãy cấp cứu để đến bệnh viện ngay.
  • Đi cấp cứu khi phản ứng phản vệ: Cảm giác tê có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, một tình trạng nguy hiểm. Nếu có các triệu chứng như sưng miệng, cổ họng, phát ban, buồn nôn, co thắt đường thở hoặc bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu và sử dụng bút tiêm Epipen nếu có.
  • Gặp bác sĩ nếu tình trạng tê kéo dài: Nếu tê môi trở nên nặng hơn hoặc không hết, hãy hẹn với bác sĩ để kiểm tra, vì tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xem thêm: Tê bì môi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ những nguyên nhân đơn giản đến nghiêm trọng. Nếu bạn gặp phải những tình trạng như bài viết trên, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Đừng quên chia sẻ thông tin đến những người thân yêu bạn nhé! Nguồn tham khảo: 1. Why are my lips numb and tingling?
  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/320147
  • Ngày tham khảo: 6/10/2024
2. Why Are My Lips Numb?
  • Link tham khảo: https://www.emedicinehealth.com/why_are_my_lips_numb/article_em.htm
  • Ngày tham khảo: 6/10/2024
Contact Me on Zalo