Hiện tượng bóng đè: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bóng đè là một hiện tượng mà khi nhắc đến, đa phần nhiều người sẽ nghĩ về yếu tố tâm linh huyền bí nào đấy. Nhưng sự thật có phải thế không ? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Giải mã hiện tượng bóng đè là gì?

Hiện tượng bóng đè (tiếng Anh là Sleep Paralysis) là tình trạng mất đi chức năng cơ tạm thời khi ngủ. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân đang buồn ngủ, vừa rơi vào giấc ngủ hoặc gần lúc thức dậy.

Theo các nghiên cứu khoa học, hiện tượng này thường xảy ra lần đầu tiên ở những bệnh nhân ở độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi. Bóng đè là một hiện tượng bình thường, có thể giải thích bằng khoa học, chứ không hề có yếu tố tâm linh gì cả. Theo một vài khảo sát thì có khoảng 5 đến 40% người tham gia khảo sát cho biết đã từng bị “bóng đè”. Thông thường, hiện tượng bóng đè cũng có thể đi chung với một vài rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ.

Bóng đè gây nên cảm giác lo sợ cho nạn nhân
Bóng đè gây nên cảm giác lo sợ cho nạn nhân

Nguyên nhân của hiện tượng bóng đè

Hiện tượng “bóng đè” có thể xuất hiện ở trẻ em hay cả người lớn. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa thể tìm thấy. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Những người thường xuyên bị mất ngủ
  • Những người bị mắc chứng ngủ rũ
  • Những người bị rối loạn lo âu
  • Những người bị trầm cảm nặng
  • Những người bị rối loạn lưỡng cực
  • Những người rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder – PTSD)
Thường xuyên mất ngủ có thể là nguyên nhân gây gia tăng bị bóng đè
Thường xuyên mất ngủ có thể là nguyên nhân gây gia tăng bị bóng đè

Các bác sĩ cũng cho biết thêm là tình trạng bóng đè còn là sự mất kết nối tạm thời giữa não bộ và cơ thể trong khi ngủ. Một vài nguyên nhân của sự mất kết nối này là:

  • Chất lượng giấc ngủ không tốt
  • Không ngủ đủ giấc
  • Những rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ

Bóng đè có nguy hiểm không?

Hiện tượng bóng đè có thể khiến bệnh nhân rơi vào cảm giác hoang mang, sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý một cách tiêu cực. Một số bệnh nhân còn mô tả rằng họ gặp phải những ảo giác đáng sợ, khiến bệnh nhân luôn trong tâm trạng lo lắng. Như vậy, có thể hiểu rằng tình trạng bóng đè ảnh hưởng lớn đến tình trạng tâm lý của nạn nhân.

Các triệu chứng thường thấy của bóng đè

Dấu hiệu – triệu chứng thường thấy nhất của hiện tượng bóng đè chính là tình trạng cơ thể của nạn nhân hoàn toàn bị tê liệt, không thể cử động hoặc nói được.

Tình trạng bất động này có thể kéo dài khoảng từ vài giây đến khoảng 2 – 3 phút tùy từng người.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng mà nạn nhân có thể gặp phải là:

  • Cảm giác như có ai đang ở trong phòng chung với mình
  • Cảm giác như bị ghim chặt, có gì đó đè cơ thể mình xuống
  • Cảm thấy sợ hãi
  • Gặp phải ảo giác trong giấc ngủ.
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Đổ mồ hôi
  • Đau cơ
  • Cảm giác như sắp chết
  • Hoang tưởng
Các triệu chứng thường thấy của bóng đè
Các triệu chứng thường thấy của bóng đè

Các triệu chứng sẽ tự hết, hoặc khi có ai đó xuất hiện và chạm vào bệnh nhân. Bệnh nhân vẫn có thể ý thức được những việc xảy ra, chỉ là không thể cử động hay nói khi bị rơi vào trạng thái bóng đè. Sau khi các triệu chứng biến mất, nạn nhân vẫn còn khả năng nhớ tường tận chi tiết những gì đã trải qua.

Một số người bệnh còn cho rằng họ đã gặp phải những ảo giác đáng sợ. Chính điều này đã làm xuất hiện tâm lý lo sợ ở những nạn nhân của hiện tượng bóng đè.

Bóng đè được chẩn đoán như thế nào?

Các bác sĩ sẽ không cần phải tiến hành bất kì phương pháp xét nghiệm nào để chẩn đoán hiện tượng bóng đè. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ hỏi thăm tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh lý, tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân mô tả lại tình trạng bóng đè lúc đấy.

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân ngủ qua đêm tại bệnh viện để có thể dễ dàng theo dõi sóng não và nhịp thở của bệnh nhân trong lúc ngủ. Thường phương pháp này chỉ áp dụng khi tình trạng bóng đè khiến người bệnh mất ngủ.

Điều trị bóng đè như thế nào?

Hiện tượng bóng đè thường sẽ tự hết và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng thể chất hoặc chấn thương lâu dài nào.

Gặp bác sĩ khi thường xuyên bị bóng đè
Gặp bác sĩ khi thường xuyên bị bóng đè

Tuy nhiên, với hiện tượng bóng đè do chứng ngủ rũ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng gây ra bởi chứng ngủ rũ. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể được bác sĩ chỉ định là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitors – SSRI) như fluoxetine (Prozac) giúp người bệnh tỉnh táo hơn và kiểm soát các triệu chứng của chứng ngủ rũ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp Đo đa ký giấc ngủ (tiếng Anh là polysomnography). Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng bóng đè, từ đó sẽ có cách tiếp cận thích hợp hơn.

Cách phòng tránh hiện tượng bóng đè

Để hiện tượng bóng đè tránh lặp lại trong tương lai, bệnh nhân cần phải

  • Ngủ đủ giấc
  • Tránh ánh sáng xanh trước khi ngủ
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng ở mức hợp lý
  • Duy trì cân bằng trong cuộc sống nhằm giảm bớt áp lực, giúp nạn nhân ngủ ngon hơn
  • Tập thể dục đều đặn nhưng tránh tập gần giờ ngủ
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, nắm rõ các tác dụng phụ và tương tác thuốc giúp bạn tránh các triệu chứng không mong muốn do thuốc, trong đó có hiện tượng bóng đè.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Một số bác sĩ có thể tư vấn và hỗ trợ tình trạng bóng đè

  • Bác sĩ Chuyên khoa I Đặng Thế Ân, 24 năm kinh nghiệm, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, trên 13 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, hơn 11 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận

Hiện tượng bóng đè là một tình trạng hết sức bình thường, nguyên nhân đến từ việc mất cân bằng giấc ngủ và thói quen sinh hoạt không tốt. Bệnh nhân có thể tìm đến các bác sĩ Thần kinh hoặc các Chuyên gia Tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảo: Healthline.com

Contact Me on Zalo