Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ an toàn, hiệu quả

Mất ngủ là một vấn đề thường gặp trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của nhiều mẹ bầu. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân và tìm kiếm biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Docosan tìm hiểu chi tiết về cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối qua bài viết dưới đây nhé!

Mất ngủ khi mang thai là gì?

Mất ngủ khi mang thai là tình trạng khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính bao gồm thay đổi hormone, sự khó chịu thể chất, lo âu về việc làm mẹ, tần suất đi tiểu nhiều lần vào ban đêm và những giấc mơ khi ngủ. Tình trạng này có thể dẫn đến mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý cũng như thể chất của cả mẹ và thai nhi.
Mất ngủ khi mang thai là tình trạng khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ
Mất ngủ khi mang thai là tình trạng khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ

Bầu mất ngủ 3 tháng cuối có phải báo hiệu chuyển dạ?

Mất ngủ trong ba tháng cuối của thai kỳ là một vấn đề phổ biến mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải. Mặc dù cảm giác khó ngủ có thể khiến bạn nghĩ rằng việc chuyển dạ sắp diễn ra, nhưng  trên thực tế mất ngủ không phải là một dấu hiệu chính xác cho thấy cơn chuyển dạ sắp bắt đầu. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi về hormone và thể chất, dẫn đến cảm giác khó chịu và lo âu góp phần vào việc gây nên tình trạng mất ngủ.
Mất ngủ không phải là một dấu hiệu chính xác cho thấy chuyển dạ sắp bắt đầu
Mất ngủ không phải là một dấu hiệu chính xác cho thấy chuyển dạ sắp bắt đầu

Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Mất ngủ trong ba tháng cuối của thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
  • Thay đổi hormone: Sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là progesterone có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.
  • Khó chịu về thể chất: Khi thai nhi lớn lên, sự phát triển của bụng có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu như đau lưng, cơn co thắt hoặc áp lực lên các cơ quan khác, khiến việc ngủ trở nên khó khăn.
  • Tiểu nhiều lần: Áp lực lên bàng quang từ thai nhi có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Nhiều phụ nữ mang thai gặp phải chứng ợ nóng hoặc khó tiêu, đặc biệt là khi nằm. Điều này có thể khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
  • Lo âu và căng thẳng: Lo lắng về việc làm mẹ, sức khỏe của em bé và các thay đổi trong cuộc sống có thể khiến tâm trí bạn không thể thư giãn, từ đó dẫn đến khó ngủ.
Sự thay đổi nồng độ hormone progesterone có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
Sự thay đổi nồng độ hormone progesterone có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

Mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ ảnh hướng thế nào đến mẹ và bé?

Đối với mẹ

Mất ngủ trong thai kỳ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của người mẹ theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số tác động chính:
  • Giảm khả năng tập trung: Mất ngủ thường khiến mẹ bầu thiếu tỉnh táo, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung vào các hoạt động hàng ngày, từ công việc đến việc chăm sóc bản thân.
  • Mệt mỏi và kiệt sức: Thiếu ngủ có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và uể oải, dễ dàng bị kiệt sức, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Tâm trạng thất thường: Mất ngủ có thể làm tăng cảm giác lo âu, căng thẳng và trầm cảm, gây ảnh hưởng đến tâm trạng và sự ổn định cảm xúc của mẹ.
  • Khó khăn trong quá trình sinh: Mất ngủ trong những tháng cuối thai kỳ có thể làm giảm sức mạnh thể chất và tinh thần, gây khó khăn trong quá trình sinh nở và tăng nguy cơ cần phải sinh mổ.
  • Khó khăn trong việc phục hồi sau sinh: Mẹ thiếu ngủ trước khi sinh có thể gặp khó khăn trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh, ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh.
Tóm lại, việc duy trì giấc ngủ chất lượng trong thai kỳ là rất quan trọng, không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên tìm cách cải thiện giấc ngủ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ.
Thiếu ngủ có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và uể oải, dễ dàng bị kiệt sức
Thiếu ngủ có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và uể oải, dễ dàng bị kiệt sức

Đối với thai nhi

Mặc dù giấc ngủ của thai nhi không phụ thuộc vào giấc ngủ của mẹ bầu, nhưng tình trạng mất ngủ của mẹ có thể tác động đến sự phát triển của thai nhi thông qua việc ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể mẹ. Những ảnh hưởng này có thể gây ra một số rủi ro cho thai nhi bao gồm:
  • Chậm phát triển trí não: Mẹ thường xuyên thức khuya có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, dẫn đến các vấn đề như trẻ nhẹ cân và chậm phát triển về trí tuệ.
  • Thiếu máu cho thai nhi: Khi mẹ không thể ngủ sâu từ 23h đến 3h sáng, khả năng gan làm sạch máu sẽ bị giảm, dẫn đến tình trạng thai nhi có thể thiếu máu và thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
  • Trẻ hay quấy khóc và khó chịu: Tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của thai nhi. Nếu mẹ không được nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sinh ra có thể thường xuyên quấy khóc, dễ cáu gắt và khó dỗ hơn.
Do đó, việc duy trì giấc ngủ chất lượng trong thai kỳ rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Mất ngủ trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
Mất ngủ trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi

Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là các biện pháp khắc phục cho tình trạng mất ngủ trong thai kỳ mà mẹ bầu có thể tham khảo:
  • Phòng ngừa tình trạng ợ nóng: Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng và nhiều chất béo, không ăn ngay trước khi đi ngủ.
  • Áp dụng mẹo vệ sinh giấc ngủ: Cố gắng đi ngủ đều đặn và đúng giờ, tạo môi trường ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh. Đồng thời, mẹ bầu cần tránh caffeine, chất kích thích và màn hình điện tử vài giờ trước khi đi ngủ.
  • Tham gia hoạt động hỗ trợ sức khỏe tâm lý: Tham gia lớp yoga hoặc lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh để tạo môi trường thư giãn cho mẹ bầu. Thực hiện các động tác yoga, các bài tập thư giãn, massage thai kỳ và nghe nhạc nhẹ để chuẩn bị tốt cho giấc ngủ.
  • Thực hiện các mẹo về sức khỏe tâm thần: Nếu không thể ngủ sau một thời gian, hãy ngồi dậy và làm một hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách hoặc tắm. Đồng thời, mẹn bầu cần tránh lo lắng về giấc ngủ khi nằm trên giường, vì điều này có thể làm tăng căng thẳng dẫn đến khó ngủ.

Tư thế ngủ cải thiện giấc ngủ 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là các tư thế ngủ  được khuyến nghị cho mẹ bầu để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
  • Ngủ nghiêng bên trái: Đây là tư thế tốt nhất cho mẹ bầu, giúp cải thiện lưu thông máu đến tử cung, thận và thai nhi. Đồng thời, tư thế này cũng giúp giảm áp lực lên gan và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Ngủ nghiêng bên phải: Nếu không thể ngủ bên trái, tư thế này vẫn là lựa chọn tốt giúp giảm áp lực lên các mạch máu và cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng gối hỗ trợ: Dùng gối để nâng cao đầu hoặc giữa hai chân giúp tạo sự thoải mái và giảm áp lực lên lưng và hông. Từ đó, mẹ bầu có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn
  • Tránh nằm ngửa: Nằm ngửa có thể gây áp lực lên cột sống và các mạch máu lớn, dẫn đến khó thở và thiếu máu cho thai nhi. Do đó mẹ bầu nên tránh tư thế này để đảm bảo chất lượng cho giấc ngủ.
  • Nằm với chân co lại: Nằm trong tư thế chân co lại (gối cao) có thể giúp giảm áp lực lên lưng dưới và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Từ đó, mẹ bầu sẽ có thể dễ đi vào giấc ngủ, hạn chế tình trạng khó ngủ.
Tư thế hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu
Tư thế hiệu quả giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu
Xem thêm: Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. NATB cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ. Thông qua bài viết trên, hi vọng mẹ bầu đã có những kiến thức cần thiết để khắc phục tình trạng mất ngủ trong thai kỳ hiệu quả để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hãy theo dõi Docosan để cập nhật các kiến thức y khoa bổ ích một cách sớm nhất! Nguồn tham khảo: 1. Pregnancy Insomnia
  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pregnancy-insomnia
  • Ngày tham khảo: 01/10/2024
2. Having Trouble Sleeping? Pregnancy Insomnia Shouldn’t be Ignored
  • Link tham khảo: https://drsteverad.com/blog/pregnancy-insomnia-shouldnt-be-ignored/
  • Ngày tham khảo: 01/10/2024
3. Sleeping While Pregnant: Third Trimester
  • Link tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/pregnancy/sleeping-during-3rd-trimester
  • Ngày tham khảo: 01/10/2024
Contact Me on Zalo