Cách sống chung và chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn sức khỏe tâm thần với những thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng tập trung. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách sống chung và chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực được ghi nhận với những thay đổi mạnh mẽ về tâm trạng, năng lượng và hành vi. Tâm trạng của bệnh nhân có thể thay đổi từ thái cực này sang thái cực khác như hưng cảm, quá khích và sau đó lại rơi vào trạng thái trầm cảm. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực không phải lúc nào cũng ở trạng thái hưng phấn hoặc trầm cảm. Họ cũng trải qua những giai đoạn tâm trạng bình thường gọi là trạng thái an ổn.

Người rối loạn cảm xúc rối loạn cảm xúc lưỡng cực được ghi nhận với những thay đổi mạnh mẽ về tâm trạng, năng lượng và hành vi
Người rối loạn cảm xúc rối loạn cảm xúc lưỡng cực được ghi nhận với những thay đổi mạnh mẽ về tâm trạng, năng lượng và hành vi

Các triệu chứng rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là bệnh có yếu tố di truyền và thường truyền từ đời này sang đời khác. Bệnh rối loạn lưỡng cực gồm 2 giai đoạn là hưng cảm và trầm cảm. Giai đoạn hưng cảm được nhận biết khi bệnh nhân có những biểu hiện sau đây:

  • Hoạt động nhiều hơn, tràn đầy năng lượng hoặc kích động hơn bình thường.
  • Ngủ ít hơn bình thường.
  • Nói nhiều và nói nhanh bất thường.
  • Dễ bị mất tập trung.

Một đợt trầm cảm nặng có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mỗi đợt trầm cảm bao gồm các triệu chứng sau:

  • Tâm trạng chán nản.
  • Bệnh nhân cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng hoặc dễ khóc.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm có thể có vẻ cáu kỉnh, tức giận hoặc thù địch với những người xung quanh.
  • Mất hứng thú và không cảm thấy thích thú với hầu hết các hoạt động.
  • Giảm cân nhiều dù không ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân.
  • Ngủ quá ít hoặc quá nhiều.
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc hành động chậm hơn bình thường.
  • Rất mệt mỏi và thấy mất năng lượng.
  • Cảm thấy vô giá trị, lúc nào cũng có cảm giác tội lỗi.
  • Gặp khó khăn khi suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc không thể đưa ra quyết định.
  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc cố gắng tự tử.
Người rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng, dễ khóc
Người rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng, dễ khóc

Lời khuyên để sống chung với bệnh rối loạn lưỡng cực

Khi quan sát thấy những biểu hiện của rối loạn lưỡng cực ở người thân sẽ khiến bạn cảm thấy không biết nên đối mặt với vấn đề này như thế nào. Nhưng bạn có thể chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực theo nhiều cách, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cởi mở về tình trạng bệnh

Hãy cởi mở và lắng nghe những trải nghiệm của bệnh nhân, điều này giúp họ cảm thấy được đồng cảm và quan tâm. Ví dụ như:

  • Cho họ biết bạn muốn hiểu những gì họ đang trải qua, thay vì cố gắng thay đổi họ.
  • Đặt những câu hỏi mở để tìm hiểu thêm về cảm xúc của họ.
  • Tránh hạ thấp những trải nghiệm của họ. Tránh nói những điều như “mọi người đều trải qua thời kỳ khó khăn”. Điều này có thể khiến ai đó cảm thấy rằng bạn chưa thực sự hiểu rằng mọi thứ đang khó khăn như thế nào đối với họ.
  • Hãy lắng nghe câu chuyện của họ thay vì đưa ra lời khuyên.
Nên lắng nghe câu chuyện thay vì đưa ra lời khuyên khi chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Nên lắng nghe câu chuyện thay vì đưa ra lời khuyên khi chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo và tác nhân gây bệnh

Hầu hết mọi người đều có một số dấu hiệu cảnh báo rằng họ sắp trải qua một cơn thay đổi tâm trạng. Những tác nhân kích thích như căng thẳng, có thể gây ra một cơn thay đổi tâm trạng. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu cảnh báo này bằng cách:

  • Trò chuyện với họ về các dấu hiệu cảnh báo của họ.
  • Hãy cho họ biết nếu bạn nhận thấy những hành vi thường xảy ra trước khi một cơn thay đổi tâm trạng xảy ra.
  • Hiểu được những tác nhân kích thích của họ là gì và cách bạn có thể giúp họ tránh hoặc kiểm soát chúng.

Chuẩn bị cho những giai đoạn bệnh

Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe, hãy cùng nói chuyện với họ về những biện pháp hỗ trợ mà bạn có thể giúp họ trong giai đoạn thay đổi tâm trạng. Điều này sẽ giúp cả hai cảm thấy ổn định hơn và kiểm soát được những gì đang xảy ra. Bạn có thể gợi ý cho bệnh nhân làm những việc sau:

  • Ghi lại những điều đã hoặc chưa hiệu quả trong quá khứ và lên kế hoạch để ứng phó với những cơn thay đổi tâm trạng.
  • Bạn có thể quy ước các từ ngữ hoặc ký hiệu giữa hai người để chỉ những cảm xúc khác nhau.
  • Giúp bệnh nhân duy trì thói quen sinh hoạt hằng ngày như ăn uống và thói quen ngủ đều đặn.
Cùng nói chuyện với bệnh nhân về những phương pháp điều trị bệnh
Cùng nói chuyện với bệnh nhân về những phương pháp điều trị bệnh

Chia sẻ về cảm xúc của bản thân

Việc bạn chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một hành trình đôi khi có thể rất khó khăn. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tập trung vào việc hỗ trợ bệnh nhân về cảm xúc của họ:

  • Giúp họ thực hiện các bài tập thở hoặc thư giãn.
  • Trong cơn hưng cảm, bệnh nhân có thể làm những điều khiến bạn cảm thấy xấu hổ, kỳ lạ hoặc khó chịu. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh thảo luận về cảm xúc của bạn với họ và giải thích những điều cụ thể mà họ đã làm khiến bạn cảm thấy như thế nào, thay vì đưa ra những kết luận hay phán xét về hành động của họ.
  • Trong một cơn trầm cảm, bệnh nhân có thể tránh liên lạc với mọi người. Hãy kiên nhẫn, tiếp tục kiểm tra hay gửi tin nhắn ngắn gọn, ngay cả khi họ có thể không trả lời.
  • Khi họ cảm thấy khỏe lại, bạn có thể thảo luận về những gì đã xảy ra và kế hoạch hành động để giúp cả hai bạn đối phó với những thời điểm khó khăn tương tự trong tương lai.
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tập trung vào việc hỗ trợ về mặt cảm xúc cho bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tập trung vào việc hỗ trợ về mặt cảm xúc cho bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Tự chăm sóc bản thân

Bạn có thể cảm thấy rất lo lắng về người mà bạn đang hỗ trợ, nhưng chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng chính là giúp bạn có thể tiếp tục hỗ trợ họ. Hãy nói chuyện với người mà bạn tin tưởng như bạn bè, thành viên gia đình, bác sĩ. Đồng thời nhờ sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè đáng tin cậy. Chia sẻ các hoạt động hỗ trợ với các thành viên sẽ giúp mọi thứ dễ quản lý hơn. Ngoài ra hãy tìm cách thư giãn như dành thời gian cho sở thích của bạn hoặc thử các bài tập thở, bài tập thiền. Đối với bệnh nhân, việc kiểm soát chứng rối loạn lưỡng cực cần một liệu trình điều trị phù hợp, bao gồm dùng thuốc và liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự giúp bản thân mình trong cuộc sống hàng ngày để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng, duy trì sức khỏe lâu hơn và nhanh chóng phục hồi sau bất kỳ cơn thay đổi tâm trạng hoặc tái phát nào.

Tự chăm sóc sức khỏe của chính mình cũng chính là giúp bạn có thể tiếp tục hỗ trợ những bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Tự chăm sóc sức khỏe của chính mình cũng chính là giúp bạn có thể tiếp tục hỗ trợ những bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Tiến hành quá trình điều trị bệnh

Người bị rối loạn lưỡng cực nên tích cực tuân theo quá trình điều trị. Tìm hiểu về các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực để bạn có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường và trao đổi với bác sĩ các phương án điều trị khả thi để đưa ra những lựa chọn tốt cho bản thân. Hãy kiên nhẫn với quá trình điều trị để tìm ra phương pháp phù hợp với bạn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng hoặc nhu cầu của bạn thay đổi. Đồng thời hãy trung thực về các triệu chứng cũng như bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc. Bạn cần dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ, tuyệt đối không bỏ liều hoặc thay đổi liều mà không trao đổi trước với bác sĩ. Mặc dù thuốc có thể kiểm soát được một số triệu chứng của chứng rối loạn lưỡng cực, nhưng liệu pháp tâm lý sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng, thay đổi cách bạn suy nghĩ và cải thiện các mối quan hệ của mình.

Giảm thiểu căng thẳng ở mức tối đa

Để duy trì sức khỏe, điều quan trọng là phải chú ý đến cảm xúc của bạn kể cả những thay đổi nhỏ trong tâm trạng, thói quen ngủ, mức năng lượng và suy nghĩ của bạn. Bạn cần nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của một cơn hưng cảm hoặc trầm cảm sắp xảy ra. Ngoài ra, hãy cố gắng xác định các tác nhân gây ra hoặc các tác động bên ngoài đã dẫn đến chứng hưng cảm hoặc trầm cảm trong quá khứ, ví dụ như căng thẳng, cãi vã hay thiếu ngủ…

Cần nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của một cơn hưng cảm hoặc trầm cảm sắp xảy ra
Cần nhận ra các dấu hiệu cảnh báo của một cơn hưng cảm hoặc trầm cảm sắp xảy ra

Chú trọng vào chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt nhất:

  • Hãy ăn nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế lượng chất béo và đường nạp vào.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để lượng đường trong máu không bao giờ xuống quá thấp. Hãy bổ sung omega-3 từ cá hồi, cá bơn và cá mòi, đậu nành, hạt lanh, dầu cải, hạt bí ngô và quả óc chó . Axit béo omega-3 có thể làm giảm sự thay đổi tâm trạng ở người mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
  • Bạn cần tránh uống rượu. Ngay cả việc uống rượu xã giao cũng có thể làm mất cân bằng cảm xúc của bạn.
  • Việc sử dụng chất gây nghiện cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể gây ra những tương tác nguy hiểm với thuốc rối loạn lưỡng cực.
  • Các loại thuốc có thể gây hưng cảm bao gồm thuốc cảm không kê đơn, thuốc ức chế sự thèm ăn, caffeine, corticosteroid và thuốc tuyến giáp.

Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhóm vitamin B giúp bạn phòng ngừa nguy rối loạn lưỡng cực. Sản phẩm bổ sung Vitamin B được biết đến chứa hàm lượng các các vitamin B, giúp bạn giảm tỷ lệ mắc bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn
Chế độ ăn cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn

Làm thế nào để sống chung với người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực?

Bạn có thể cảm thấy bối rối nếu đang chăm sóc người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Vì thế hãy liên hệ với các cố vấn, chuyên gia hay một nhóm hỗ trợ và nói chuyện với những người khác trong hoàn cảnh tương tự có thể giúp bạn đưa ra giải pháp phù hợp. Tóm lại, bệnh rối loạn lưỡng cực là bệnh lý có thể kéo dài suốt đời. Nhưng nếu tuân thủ theo đúng chỉ dẫn, học cách sống chung với rối loạn lưỡng cực lành mạnh thì người bệnh vẫn có một cuộc sống bình thường và khỏe mạnh. Xem thêm:

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, người chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân ngăn ngừa và kiểm soát các tình trạng sức khỏe tâm thần, đồng thời cải thiện cuộc sống của họ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông hữu ích. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo. Tài liệu tham khảo: 1. Bipolar disorder

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/symptoms-causes/syc-20355955
  • Ngày tham khảo: 19/9/2024.

2. Bipolar disorder

  • Link tham khảo: https://www.mind.org.uk/information-support/types-of-mental-health-problems/bipolar-disorder/supporting-someone-with-bipolar/
  • Ngày tham khảo: 19/9/2024.

3. Bipolar Help: Living with Bipolar Disorder

  • Link tham khảo: https://www.helpguide.org/mental-health/bipolar-disorder/living-with-bipolar-disorder
  • Ngày tham khảo: 19/9/2024.
Contact Me on Zalo