Top 7 cách chăm sóc người bệnh Alzheimer cực kì hiệu quả

Chăm sóc người bệnh Alzheimer hiện đang là một nhu cầu tương đối phổ biến vì bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở nhóm người cao tuổi. Vậy như thế nào là bệnh Alzheimer và cách chăm sóc người bệnh Alzheimer có giống việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ hay không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

chăm sóc người bệnh Alzheimer

Việc chăm sóc người bệnh Alzheimer thực sự có rất nhiều thách thức, vì thế nên dù bạn mới bắt đầu hay đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc thì việc tìm hiểu thêm những kiến thức cơ bản về bệnh không hề vô nghĩa. Lợi ích của chúng bao gồm:

  • Trình bày được với bác sĩ về những thay đổi trong hành vi, trí nhớ hoặc tâm trạng của người bệnh;
  • Tham dự để được đào tạo thêm kiến thức mới trong các lớp học về chăm sóc người bệnh Alzheimer;
  • Tham khảo những tài liệu về các đột phá khoa học về tăng cường trí nhớ, cách điều trị và phương pháp chăm sóc người bệnh mới.

Bệnh Alzheimer là có đặc trưng là sự suy giảm trí nhớ, và các rối loạn về ngôn ngữ, hành vi, khả năng tư duy và nhận thức của người bệnh. Bệnh có tiến triển tăng dần với mức độ phụ thuộc chăm sóc cũng ngày càng tăng theo giai đoạn bệnh. Vì thế nội dung tiếp theo sẽ cung cấp một số phương pháp chăm sóc người bệnh Alzheimer tối ưu giúp cho việc điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

chăm sóc người bệnh Alzheimer

Để họ được tự lập

Những người bệnh Alzheimer giai đoạn đầu và giữa vẫn còn có khả năng tự lập, vì thế người chăm sóc cần tập trung vào những ưu điểm của họ và động viên họ tự thực hiện càng nhiều càng tốt các hoạt động như:

  • Mặc, thay quần áo.
  • Các hoạt động sở thích, thói quen trong quá khứ.
  • Tự quyết định cho bữa ăn, bao gồm tự nấu ăn (nếu được), hoặc lựa chọn món ăn ở quán ăn.

Hỗ trợ lên kế hoạch

Những người bệnh Alzheimer rất dễ từ bỏ những hoạt động mình từng yêu thích trong quá khứ. Vai trò của người chăm sóc là giúp họ thực hiện lại những hoạt động này, đồng thời theo dõi sự thay đổi các biểu hiện của họ:

  • Tâm trạng: điều gì khiến họ lo lắng, vui vẻ, hay cáu kỉnh
  • Họ có bị vấn đề về nghe (thính giác) hay nhìn (thị giác) không
  • Tập trung các hoạt động vào buổi sáng, động viên người bệnh thực hiện theo kế hoạch đã đề xuất
  • Tuy bệnh đã tiến triển, người chăm sóc vẫn cần ủng hộ người bệnh lặp lại và duy trì những hoạt động họ còn có thể thực hiện được.

Theo dõi hoạt động ăn uống

Sự chán ăn của người bệnh Alzheimer khiến cơ thể họ dễ trở nên suy nhược, thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu cho những hoạt động hằng ngày. Vì thế người chăm sóc cần phải:

  • Kiên nhẫn hỗ trợ người bệnh ăn uống
  • Hạn chế tiếng ồn từ TV cũng như các sự việc thứ gây xao nhãng khác trong khi ăn để bệnh nhân tập trung vào bữa ăn.
  • Ăn cùng người bệnh và chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống với họ trong bữa ăn.

Giữ vệ sinh

chăm sóc người bệnh Alzheimer

Người bị bệnh Alzheimer hầu như không ý thức được việc giữ vệ sinh bản thân, dễ bị các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, rối loạn tiêu hóa nên cần được theo dõi và nhắc nhở nhiều lần khi cần thiết:

  • Dán các thông điệp trong phòng tắm và nơi khác xung quanh ngôi nhà.
  • Hướng dẫn họ về các bước rửa tay đúng cách.
  • Đảm bảo nước rửa tay luôn có sẵn, dùng dung dịch sát khuẩn tay nhanh nếu chưa có xà phòng.

Tạo môi trường sống an toàn

Người bệnh Alzheimer dễ tự làm tổn thương mình. Hãy lưu ý kỹ môi trường sống xung quanh của họ, nhất là những nơi có các vật dụng có thể gây nguy hiểm:

  • Đề phòng té ngã: lắp tay vịn hoặc các thanh vịn để người bệnh có điểm tựa khi di chuyển, chú ý hỗ trợ ở các khu vực trơn trượt.
  • Khóa tủ chứa những vật sắc nhọn lại như dao, kéo và các vật cháy nổ như xăng, hộp quẹt, và để chúng tránh xa tầm tay người bệnh.
  • Luôn có sẵn bình chữa cháy trong gia đình

Chăm sóc tâm lý cho bản thân

Các người thân đang chăm sóc người bệnh Alzheimer cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng và dễ có nguy cơ trầm cảm hơn những người chăm sóc bệnh nhân khác. Những điều cần chú ý là:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ nếu cần thiết từ người thân, bạn bè có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
  • Tham gia các hội nhóm hỗ trợ, các diễn đàn chăm sóc viên cho người bệnh Alzheimer
  • Nói chuyện với các chuyên gia tâm lý.

Kế hoạch chăm sóc người bệnh Alzheimer cụ thể hằng ngày

Những điều cơ bản trong kế hoạch một ngày chăm sóc người bệnh Alzheimer bao gồm:

Thời gian đi vệ sinh

Bệnh nhân Alzheimer hay bị tiểu không tự chủ, một trong những khó khăn lớn đối với chăm sóc viên. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Đưa người bệnh vào toilet vào một khung giờ nhất định mỗi ngày hoặc cứ mỗi 2 đến 3 giờ một lần.
  • Chú ý đến các dấu hiệu muốn đi vệ sinh của người bệnh (bồn chồn, lo lắng kéo quần áo)
  • Hạn chế để người bệnh uống nhiều nước vào chiều tối hoặc ngay trước giờ đi ngủ.
  • Khi dắt người bệnh ra ngoài, cần cho họ mặc các trang phục thoáng mát, dễ thay và mang sẵn quần áo dự phòng. Chú ý xác định những địa điểm có nhà vệ sinh xung quanh để kịp thời đưa họ đi vệ sinh lúc cần thiết.

Hỗ trợ tắm rửa

Bệnh nhân Alzheimer đôi khi không chịu hợp tác khi tắm, không nhớ cách tự mặc quần áo hoặc thậm chí không muốn tắm. Người chăm sóc có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Tắm rửa vào 1 khung giờ nhất định mỗi ngày, lúc bệnh nhân thoải mái và bình tĩnh nhất.
  • Giải thích rõ những gì sắp làm để bệnh nhân không hoảng loạn
  • Để bệnh nhân tự cởi quần áo nếu có thể, hạn chế hỗ trợ đến mức tối đa
  • Lựa chọn quần áo mỏng, thoáng mát, dễ cởi cho người bệnh Alzheimer.

Thời gian bữa ăn

chăm sóc người bệnh Alzheimer

Để giúp bệnh nhân Alzheimer hứng thú hơn với chuyện ăn uống, có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Ăn đúng giờ và duy trì 1 khung giờ cố định phù hợp với nhu cầu bệnh nhân
  • Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái để người bệnh tập trung ăn mà không bị xao nhãng.
  • Chế độ ăn đủ dinh dưỡng thiết yếu và thay đổi đa dạng để kích thích khẩu vị phù hợp với bệnh nhân.

Kết luận

Tóm lại, việc chăm sóc người bệnh Alzheimer là cả một thách thức to lớn và đòi hỏi trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp cao. Vai trò của người chăm sóc rất to lớn, giúp hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động sống hằng ngày, cũng như theo dõi tiến độ điều trị bệnh và trình bày lại với bác sĩ, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và đem lại tiên lượng khả quan hơn cho cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com