Chấn thương sọ não là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy các triệu chứng của chấn thương sọ não là gì? Và cách điều trị chấn thương sọ não ra sao ? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Tóm tắt nội dung
Chấn thương sọ não là gì?
Chấn thương sọ não (hay còn gọi là chấn thương sọ não kín) là hậu quả của việc não bị tổn thương do các chấn thương vật lý như va đập, té ngã. Một mảnh vật thể đi qua mô não như vỏ đạn hay vỏ của hộp sọ bị vỡ cũng có thể gây ra chấn thương sọ não.
Chấn thương sọ não nhẹ có thể gây ra những tổn thương tạm thời ở các tế bào não. Đối với những chấn thương sọ não nặng, có thể dẫn đến các tổn thương như bầm tím, rách các mô não, chảy máu và các tổn thương khác. Chấn thượng sọ não nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như co giật, não úng thủy, viêm não,…. Thậm chí chấn thương sọ não còn có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của chấn thương sọ não
Triệu chứng của chấn thương sọ não có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm ly của người bệnh. Một số triệu chứng của chấn thương sọ não có thể xuất hiện ngay, tuy nhiên một số triệu chứng chỉ khởi phát sau đó vài ngày hoặc vài tuần.
Chấn thương sọ não nhẹ
Đối với chấn thương sọ não nhẹ, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Đau đầu
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ
- Gặp khó khăn khi diễn đạt bằng lời nói
- Cảm thấy chóng mặt hoặc bị mất thăng bằng cơ thể
- Có vấn đề về các giác quan như: mờ mắt, ù tai, có mùi vị khó chịu trong miệng, không ngửi được
- Nhạy cảm với ánh sáng, hoặc âm thanh ồn ào.
Một vài triệu chứng liên quan đến nhận thức, hành vi và tâm thần:
- Mất ý thức từ vài giây đến vài phút
- Cảm thấy choáng váng, như bị mất phương hướng
- Gặp vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung
- Cảm thấy chán nản, trầm cảm
- Khó ngủ
- Khi ngủ được thì ngủ nhiều hơn bình thường.
Chấn thương sọ não từ trung bình tới nặng
Các chấn thương sọ não ở giai đoạn này có thể bao gồm các triệu chứng của chấn thương sọ não giai đoạn nhẹ. Và các triệu chứng dưới đây cũng có thể xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ đồng hồ:
- Mất ý thức từ vài phút đến vài giờ
- Cảm thấy đau đầu dai dẳng
- Cảm giác buồn nôn lặp đi lặp lại
- Lên cơn co giật, động kinh
- Một hoặc hai mắt giãn nở ra hết cỡ (đồng tử giãn nở)
- Xuất hiện chất lỏng chảy ra ở mũi hoặc tai
- Không có khả năng thức dậy sau giấc ngủ
- Cảm thấy yếu và tê ngón tay hoặc ngón chân
- Mất khả năng phối hợp các chi của cơ thể
- Dễ bị kích động
Những triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ em
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một số triệu chứng chấn thương sọ não bạn có thể thấy là:
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Tính khí bất thường dễ cáu kỉnh
- Dễ khóc và khóc rất dai
- Thói quen ngủ bị thay đổi
- Lên cơn co giật
- Tâm trạng buồn chán, dễ chán nản
- Mất đi hứng thú với những món đồ chơi hoặc các hoạt động yêu thích hằng ngày
Nguyên nhân thường gặp gây chấn thương sọ não
Những nguyên nhân thường thấy ở chấn thương sọ não bao gồm:
- Té ngã: nhìn chung đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương sọ não. Bệnh nhân có thể té từ cầu thang, từ ban công, từ trên nệm xuống… Tai nạn này cả người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể gặp phải.
- Tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân chính gây nên chấn thương sọ não
- Chấn thương thể thao: những môn thể thao yêu cầu cường độ hoạt động mạnh mẽ như bóng đá, boxing, bóng bầu dục,… cũng là nguyên nhân gây nên chấn thương sọ não ở người trẻ và các vận động viên
- Các vết thương do súng đạn, bạo lực gia đình cũng là nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não.
Các di chứng của chấn thương sọ não
Một vài biến chứng có thể xảy ra sau chấn thương sọ não ngay lập tức hoặc sau đó vài giờ đồng hồ. Những chấn thương sọ não nặng sẽ dẫn đến những biến chứng lâu dài, gây tàn phế ở bệnh nhân. Có 2 loại biếng chứng là biến chứng về hành vi và biến chứng tới các bệnh lý khác
Biến chứng tới các bệnh lý khác
Những biến chứng về bệnh lý sau chấn thương sọ não sẽ bao gồm:
- Co giật, động kinh
- Não úng thủy
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng não
- Tổn thương mạch máu
- Nhức đầu thường xuyên
Biến chứng về hành vi
Những biến chứng về hành vi sau khi bị chấn thương sọ não là
- Hôn mê sâu
- Rơi vào tình trạng thực vật
- Chết não
Cách điều trị chấn thương sọ não
Tùy thuộc vào loại chấn thương sọ não, bác sĩ sẽ đưa ra loại điều trị phù hợp cho bệnh nhân
- Với chấn thương sọ não nhẹ: bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với việc nằm nghỉ để não hồi phục từ từ. Trong 24 giờ đầu, người nhà nên đánh thức bệnh nhân dậy 2 giờ/lần để kiểm tra tình hình sức khỏe và các triệu chứng của bệnh.
- Với chấn thương sọ não trung bình và nặng: cần đưa bệnh nhân tới bác sĩ càng sớm càng tốt, và tiến hành điều trị theo từng bước sau:
- Kiểm soát tình trạng hô hấp của bệnh nhân và khả năng tuần hoàn máu của bệnh nhân
- Tiến hành cầm máu cho bệnh nhân để tránh nhiễm trùng
- Trong trường hợp chấn thương gây chèn ép não do máu tụ, cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bác sĩ.
- Tập luyện vật lý, hồi phục chấn thương của bệnh nhân. Qúa trình này đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phía bệnh nhân lẫn người thân
Các bác sĩ và bệnh viện khám và điều trị chấn thương sọ não
- Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
- Bệnh viện quốc tế City
Kết luận
Chấn thương sọ não là một dạng chấn thương cực kì nguy hiểm, có thể khiến cho bệnh nhân tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong. Do đó, khi phát hiện người thân bị chấn thương sọ não, bạn cần đưa bệnh nhân đến các bác sĩ thần kinh uy tín để được hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org, CDC.gov