Chóng mặt: Nguyên nhân và cách xử trí

Bài viết được tham khảo từ Thạc sĩ, Bác sĩ khoa Thần Kinh Phạm Quỳnh Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.


Chóng mặt là khi cơ thể của người bệnh bị mất cân bằng, tức là bất kỳ một trong số các hệ thống thị giác, hệ thống tiền đình (bao gồm tai trong và não trung ương, tiểu não và thân não), và hệ thống tri giác ( dây thần kinh cảm giác của cơ thể) có vấn đề, Hoặc do mức độ phối hợp giữa ba bộ phận này bị suy giảm. Vậy nguyên nhân của chóng mặt là do đâu ? Hướng điều trị như thế nào ? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

nguyen nhan chong mat
Tình trạng chóng mặt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh- Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng – dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn. Những nguyên nhân thường gây ra hiện tượng hoa mắt chóng mặt là:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Hạ huyết áp tư thế
  • Bệnh đau nửa đầu Migraine
  • Bệnh rối loạn thính lực Meinere
  • Viêm dây thần kinh tiền đình
  • Đột quỵ thân não hoặc tiểu não
  • U thân não
  • Bệnh Parkinson
  • Tổn thương tiểu não

Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân trên, nhiều người cũng xuất hiện tình trạng chóng mặt không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý cho rằng này có thể xuất phát từ việc căng thẳng, áp lực trong công việc. Bên cạnh đó, chóng mặt do thuốc (thuốc cảm, thuốc an thần,…) hoặc do thiếu máu cũng thuộc loại này.

Các triệu chứng kèm theo chóng mặt

Hầu hết chóng mặt chỉ gây khó chịu nhưng sẽ nghiêm trọng hơn nếu tình trạng trên bị gây ra bởi rối loạn nhịp tim, đột quỵ thân não,… Do đó, khi chóng mặt kèm theo một trong các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám ngay lập tức:

  • Khả năng nghe giảm sút
  • Khả năng giao tiếp bị suy giảm
  • Tay chân yếu đi
  • Bất tỉnh
  • Tê tay chân
  • Đau ngực hoặc tim đập chậm
  • Nhìn mờ hoặc hiện tượng song thị (nhìn đôi)
  • Đi lại khó khăn, hoặc dễ té ngã

Chẩn đoán bệnh lý liên quan

Chóng mặt có nhiều nguyên nhân, do đó, để chẩn đoán và tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần cung cấp những thông tin sau cho bác sĩ:

  • Thời gian xảy ra chóng mặt, tình trạng của cơn hoa mắt chóng mặt (tư thế cụ thể, tác động, áp lực cao), thời gian.
  • Thường chóng mặt khi có những hành động cụ thể nào: ví dụ như đang quay ngang hay nghiêng đầu lên trời.
  • Các triệu chứng kèm theo: buồn nôn, nôn, giảm thính lực, ù tai, tê mặt, nhức đầu.
  • Tiền sử bệnh và loại thuốc: có bị tiểu đường, cao huyết áp,hay mỡ máu cao hay không. Một số loại thuốc cũng có thể gây chóng mặt hoặc hoa mắt, nhưng cùng một loại thuốc, mỗi người cảm thấy khác nhau.
  • Môi trường làm việc: những công việc liên quan nhiều đến hóa chất, âm thanh tiếng ồn lớn cũng có thể gây nên tình trạng chóng mặt

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp chẩn đoán sau để tìm ra nguyên nhân cụ thể gây bệnh:

  • Kiểm tra thính lực: các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thính lực để xác nhận vấn đề ù tai hoặc suy giảm thính lực.
  • Khám rung mắt: nhằm phân biệt chóng mặt trung ương và chóng mặt ngoại biên, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra độ rung của mắt của người bệnh.  Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt các điện cực vào khóe mắt của bệnh nhân để ghi lại sự chênh lệch điện thế dẫn truyền thần kinh trong mắt để tìm ra kiểu rung động của mắt.
  • Xét nghiệm sinh hóa: phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp các bác sĩ xác định xem các bệnh nội khoa nào có thể gây chóng mặt. Ví dụ như thiếu máu, tăng lipid máu, v.v.
  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ được sử dụng để phát hiện xem có các tổn thương khác gây bệnh, chẳng hạn như khối u, xuất huyết hoặc nhồi máu.

Xứ trí tình trạng chóng mặt

Tùy thuộc nguyên nhân gây ra tình trạng và các triệu chứng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đề ra phương pháp điều trị tình trạng chóng mặt phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Nó có thể bao gồm thuốc và các bài tập thăng bằng.

Thuốc điều trị

Một số loại thuốc được dùng để điều trị chóng mặt bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Nếu bệnh nhân mắc bệnh rối loạn thính lực Mereine, bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giảm tần suất chóng mặt của người bệnh. Phương pháp này có thể kết hợp thêm với chế độ dinh dưỡng ít muối nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc giảm chóng mặt và buồn nôn: bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc giảm chóng mặt và buồn nôn nhằm suy giảm các triệu chứng của người bệnh. Các loại thuốc này là thuốc kháng histamine và thuốc kháng cholinegic. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc này có thể gây buồn ngủ.
  • Thuốc an thần: Diazepam (Valium) và alprazolam (Xanax) nằm trong nhóm thuốc được gọi là benzodiazepine, được sử dụng để điều trị chứng chóng mặt hoa mắt. Tác dụng phụ của chúng có thể gây buồn ngủ và khiến người bệnh nghiện thuốc.
  • Thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầu: những loại thuốc này có thể ngăn ngừa nguy cơ bị đau nửa đầu, nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt của người bệnh.

Các liệu pháp trị liệu

Một vài thủ thuật điều trị chóng mặt có thể kể đến như:

  • Điều chỉnh vị trí của đầu: một kỹ thuật được sử dụng để chữa trị và cải thiện triệu chứng của những cơn chóng mặt là phương pháp điều chỉnh vị trí của đầu, nhằm tái định vị ống tủy. Người bệnh sẽ thấy ngay tác dụng sau một hoặc hai lần điều trị. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần cho bác sĩ biết thông tin về lưng hoặc cổ của người bệnh có bị tổn thương hay không.
  • Phục hồi chức năng tiền đình: các bài tập vật lý trị liệu này sẽ giúp bệnh nhân giữ thăng bằng tốt hơn. Thường được áp dụng đối với bệnh nhân bị chóng mặt do các bệnh lý về tai trong như rối loạn tiền đình
  • Tâm lý trị liệu: Loại liệu pháp này có thể giúp những người bị chóng mặt do rối loạn lo âu có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Đây là hiện tượng phổ biến ở cả nam và nữ. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tình trạng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi cảm thấy mình thường xuyên có xuất hiện những cơn chóng mặt, hoa mắt, người bệnh cần nhan chóng tìm đến các bác sĩ thần kinh gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị:


Nguồn tham khảo: Mayoclininc.org, Commonhealth.com.tw