Phương pháp điều trị áp xe não an toàn, ít biến chứng

Điều trị áp xe não kịp thời là một trong những việc hết sức quan trọng để cứu sống bệnh nhân vì áp xe não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị áp xe não qua bài viết dưới đây!

Áp xe não là gì?

Áp xe não là sự tích tụ mủ trong mô não có thể do hậu quả từ sự nhiễm trùng khu trú hay từ hệ thống của cơ thể.

điều trị áp xe não
Điều trị áp xe não – căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Nguyên nhân gây áp xe não có thể nghĩ đến chấn thương hoặc phẫu thuật khi phẫu thuật thần kinh hoặc bị chấn thương sọ não sẽ có nguy cơ xảy ra tình trạng áp xe ở não hay khi bị đánh vào đầu dẫn tới vỡ xương sọ và những mảnh xương này có nguy cơ đâm vào các tế bào não và gây ra áp xe hoặc nhiễm khuẩn từ các bộ phận khác rồi lây lan lên não qua đường máu .

điều trị áp xe não
Điều trị áp xe não – căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Triệu chứng của áp xe não

Triệu chứng của áp xe não khác nhau ở từng cá thể bệnh tùy thuộc vào mức độ, tình trạng nghiêm trọng của bệnh. Một số trường hợp các ca bệnh áp xe não diễn biến từ từ, một số trường hợp lại tiến triển rất nhanh, khiến não bộ bị tổn thương nặng nề. Thông thường, áp xe não gồm các triệu chứng nằm trong 3 hội chứng sau đây:

  • Hội chứng nhiễm trùng: người bệnh có dấu hiệu sốt cao từ 39 – 40 độ C. Tình trạng sốt cao xuất hiện khi ổ áp xe ở giai đoạn lan tỏa. Khi áp xe khu trú người bệnh sẽ ít sốt hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn, sụt cân nhanh
  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu âm ỉ, đau lan ra khắp đầu nhất là ở vùng ổ áp xe khu trú. Tình trạng đau đầu tăng lên về đêm hoặc khi người bệnh thay đổi tư thế. Đi kèm là cảm giác buồn nôn, nôn mửa, nôn vọt. Bệnh càng để lâu, áp lực nội sọ càng tăng, người bệnh nôn càng nhiều, nôn không kiểm soát, phù gai thị, tinh thần chậm chạp, người lú lẫn, mất phương hướng, gặp khó khăn trong giao tiếp, co giật, tri giác giảm: lơ mơ, bứt rứt thậm chí là hôn mê…
  • Hội chứng thần kinh khu trú:
    • Nếu ổ áp xe ở một bên bán cầu, người bệnh sẽ bị liệt nửa người
    • Nếu ổ áp xe ở hai bên bán cầu, người bệnh sẽ bị liệt tứ chi
    • Liệt dây thần kinh sọ não
    • Có các cơn động kinh cục bộ
    • Động kinh.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: Tâm lý thay đổi, chẳng hạn ít nói hơn bình thường và hành vi xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng, khả năng phản xạ kém. 

Cách chẩn đoán thường được sử dụng hiện nay trên lâm sàng là sử dụng hình ảnh học của CT-scan, MRI não, đo áp lực não, EEG. Tuyệt đối không được chọc dò tủy sống.

điều trị áp xe não
Điều trị áp xe não – căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Điều trị áp xe não

Nguyên tắc điều trị

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào tốt nhất cho áp-xe, điều trị áp xe não là điều trị kết hợp giữa phẫu thuật với kháng sinh kéo dài và giải quyết nhiễm trùng nguyên phát.

Điều Trị Đặc Hiệu

Gồm điều trị nội và điều trị ngoại, có thể điều trị nội khoa đơn thuần hoặc kết hợp điều trị ngoại khoa, điều trị nguyên nhân gây bệnh.

  • Điều trị nội khoa đơn thuần gồm:
    • Kháng sinh:
      • Sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm, chọn kháng sinh có khả năng khuếch tán cao, vượt qua được hàng rào bảo vệ não bộ.
      • Có thể phải dùng kháng sinh liều cao trong thời gian dài.
      • Ban đầu dùng kháng sinh dưới dạng tiêm đường tĩnh mạch kéo dài 6-8 tuần, sau khi đã ổn định thì chuyển sang dạng uống thêm 4-8 tuần
      • Đổi kháng sinh ngay khi có kháng sinh đồ: có thể sử dụng các loại kháng sinh như Vancomycin, Metronidazole, Clidamycin, … kết hợp tùy theo từng trường bệnh cụ thể.
    • Nếu nghĩ tác nhân gây bệnh là nấm thì cần sử dụng thuốc diệt nấm Amphotericin B hoặc nếu do Toxoplasma gondii sử dụng Sulfadiazin + Pyrimethamine.
    • Dùng corticoid:
      • Có tác dụng chống phù não sử dụng khi có bằng chứng rõ của hiệu ứng khối (tri giác giảm, dấu thần kinh khu trú, phù não rộng trên hình ảnh học).
      • Tuy nhiên nó có thể làm giảm xuyên thấu của kháng sinh vào bao áp-xe và ức chế miễn dịch. Vì vậy chỉ nên dùng ngắn ngày (3-5 ngày). Thuốc dùng là Dexamethasone 8-10mg/ 4-6giờ, tiêm mạch
    • Điều trị chống tăng áp lực nội sọ, chống động kinh:
      • Chỉ định khi có cơn co giật (Phenytoin, Deparkin…) thời gian điều trị kéo dài đên skhi áp-xe biến mất và việc dùng theem bao lâu nữa thì không nhất định phải tùy từng trường hợp, dự phòng động kinh trong áp-xe não thường không bắt buộc
    • Nâng cao tổng trạng: hạ sốt, truyền dịch, thở oxy.
    • Lưu ý: kháng sinh liệu pháp chỉ dùng để điều trị cho áp-xe não nguyên phát. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì dẫn lưu ổ áp-xe.
    • Điểm bất lợi của phương pháp này là không xác định được tác nhân, phải theo dõi bằng CT mỗi 1-2 tuần nên khá tốn kém, thời gian nằm viện dài cũng như chi phí cao.
    • Chỉ định: viêm não, áp-xe não nhỏ (trung bình từ 1,7 – 2,5cm), áp xe nhiều ổ nhỏ, vị trí khó phẫu thuật: thân não, vùng chức năng quan trọng, tổng trạng kém.
    • Cần chuyển sàng điều trị nội khoa kết hợp với phẫu thuật khi: lâm sàng xấu hơn, áp-xe lớn hơn sau 2 tuần điều trị, áp-xe không nhỏ lại sau 4 tuần
điều trị áp xe não
Điều trị áp xe não – căn bệnh vô cùng nguy hiểm
  • Nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh không giúp cải thiện tình trạng, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật, chọc hút ổ áp xe, dẫn lưu và loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe. Trường hợp ổ áp xe ở vị trí sâu cần tiến hành chọc hút. Còn nếu ổ áp xe ở vị trí nông, kích thước lớn hơn 3cm và chỉ có 1 ổ duy nhất thì có thể áp dụng phẫu thuật ngoại khoa.
  • Điều trị nội khoa kết hợp với ngoại khoa: Nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh không giúp cải thiện tình trạng, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật, chọc hút ổ áp xe, dẫn lưu và loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe. Trường hợp ổ áp xe ở vị trí sâu cần tiến hành chọc hút. Còn nếu ổ áp xe ở vị trí nông, kích thước lớn hơn 3cm và chỉ có 1 ổ duy nhất thì có thể áp dụng phẫu thuật ngoại khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:
    • Bóc Bao Áp-Xe
      • Phương pháp này giúp thời gian điều trị kháng sinh rút ngắn còn 7-10 ngày.
      • Chỉ định: áp-xe có bao rõ, vị trí nông, không nằm trong vùng não chức năng, áp-xe có 1 ổ, áp-xe chọc hút nhiều lần thất bại, áp-xe có dị vật, áp-xe do Norcardia hoặc nấm.
    • Chọc Hút Áp-Xe
      • Chọc hút dưới gây tê với hướng dẫn của siêu âm hoặc khung định vị Stereotaxy, hoặc gây mê mổ hở có hoặc không có sự hướng dẫn Navigation.
      • Cần bơm rửa với nước muối sinh lý hoặc kháng sinh trong lúc mổ
      • Chọn lựa đường vào áp-xe ngắn nhất, tránh đụng dập các cấu trúc não quan trọng, tránh chọc qua não thất hoặc qua vết thương nhiễm trùng hoặc qua xoang hơi.
      • Trường hợp nhiều ổ áp-xe thì chọn ổ lớn nhất hoặc ổ gây triệu chứng hoặc ổ áp-xe lớn có nguy cơ vỡ vào não thất để chọc, đôi khi phải chọc nhiều ổ lớn hoặc phải chọc hút nhiều lần.
      • Chọc hút áp-xe phải kết hợp với điều trị nội khoa bằng kháng sinh theo kinh nghiệm.
điều trị áp xe não
Điều trị áp xe não – căn bệnh vô cùng nguy hiểm
  • Với các trường hợp áp xe não do biến chứng từ phẫu thuật hoặc các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm xoang, áp xe răng… người bệnh còn cần được điều trị nguyên nhân để tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh
  • Theo dõi:
    • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi liên tục, từ sinh hiệu (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp), chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI ở não 3 – 4 ngày/lần để kiểm tra diễn biến của bệnh cho đến khi các triệu chứng lâm sàng dược cải thiện.
    • Sau xuất viện dùng kháng sinh đường uống thêm 4 tuần, tái khám sau 1 tháng, 3 tháng kiểm tra CT hoặc MRI cản từ. Kết quả tốt là khi áp-xe biến mất trên CT nhưng có một số trường hợp ổ tăng quang nhỏ có thể tồn tại sau 6 tháng và một số ít trường hợp áp-xe sẽ tái phát.

Áp xe não là sự tích tụ mủ trong mô não có thể do hậu quả từ sự nhiễm trùng khu trú hay từ hệ thống của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây áp xe não như chấn thương hoặc phẫu thuật, nhiễm trùng, … Điều trị áp xe não gồm điều trị nội đơn thuần bằng kháng sinh, corticoid, hạ sốt, truyền dịch, … và điều trị nội kết hợp điều trị ngoại như phẫu thuật, chọc hút ổ áp xe, dẫn lưu và loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe cho các trường hợp áp xe não nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.