Hạt muồng chữa mất ngủ có hiệu quả không? Hướng dẫn và lưu ý khi dùng

Theo dân gian, uống hạt muồng có thể trị mất ngủ một các lành tính, an toàn. Chính vì thế, nhiều người bệnh mất ngủ đã quan tâm và tìm hiểu về phương pháp này. Vậy uống hạt muồng như thế nào là đúng? Hạt muồng có thực sự mang lại hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ? Bài viết này sẽ thông tin về những cách dùng hạt muồng chữa mất ngủ hiệu quả tại nhà nhé.

Hạt muồng là gì?

Tại Việt Nam, hạt muồng mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung như Phú Thọ, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Người ta thường sử dụng hai loại hạt muồng là: hạt muồng sống và hạt muồng đã qua chế biến. Theo y học cổ truyền, hạt muồng tươi chưa chế biến sẽ có tác dụng nhuận tràng, ích thận, mát gan, sáng mắt và giáng hỏa. Trong khi đó, hạt muồng đã qua sơ chế có khả năng trị các bệnh lý như tăng huyết áp, táo bón và đặc biệt là trị mất ngủ.
Người ta thường dùng 2 loại hạt muồng: hạt muồng tươi và hạt muồng đã qua sơ chế
Người ta thường dùng 2 loại hạt muồng: hạt muồng tươi và hạt muồng đã qua sơ chế

Hạt muồng chữa mất ngủ như thế nào?

Từ lâu đời, hạt muồng đã trở thành bài thuốc trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc nổi tiếng trong dân gian. Một số công dụng của hạt muồng có thể kể đến như:
  • Kích thích cơ thể sản xuất melatonin: Melatonin là một loại hormone tự nhiên của cơ thể. Chúng tiết ra giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Giảm stress, căng thẳng, lo âu: Hạt muồng có chứa các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, vitamin C và vitamin E hỗ trợ cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như chất lượng giấc ngủ.
  • Cung cấp Kali cho não bộ: Kali đóng vai trò quan trọng trong cân bằng điện giải não bộ, giúp não bộ hoạt động hiệu quả và dễ dàng trở về trạng thái nghỉ ngơi vào ban đêm.
  • Kích thích cơ thể sản xuất serotonin: Bên cạnh melatonin, serotonin cũng là hormone điều hòa giấc ngủ của cơ thể. Hạt muồng có khả năng cung cấp tryptophan, một tiền chất cần thiết để tạo nên serotonin.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể: Hạt muồng chứa hàm lượng lớn các chất khoáng, vitamin và chất xơ, góp phần hồi phục năng lượng cho cơ thể.

Hướng dẫn cách dùng hạt muồng chữa mất ngủ tại nhà

Uống hạt muồng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên uống hạt muồng theo 2 cách là sắc uống hoặc pha chúng thành trà. Sắc uống: – Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị 500ml nước và 10g – 15g hạt muồng. – Cách thực hiện:
  • Rửa sạch hạt muồng với nước để loại bụi, cặn bẩn.
  • Sao vàng hạt muồng và sắc cùng với 500ml nước cho đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 200ml.
  • Uống hết trong ngày, nên uống khi còn nóng và uống sau bữa tối.
Pha hạt muồng thành trà: – Nguyên liệu: Chuẩn bị nước nóng và 5g – 7g hạt muồng đã sao vàng. – Cách thực hiện:
  • Cho hạt muồng vào tách trà và pha trà như bình thường với nước nóng.
  • Uống khi ăn, buổi chiều hoặc tối trước khi ngủ và uống lúc trà còn nóng.
  • Uống từ 10 – 15 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn có thể uống trà từ hạt muồng để ngủ ngon hơn
Bạn có thể uống trà từ hạt muồng để ngủ ngon hơn

Các lưu ý khi sử dụng hạt muồng chữa mất ngủ

Tuy hạt muồng là bài thuốc dân gian trị mất ngủ an toàn, hiệu quả nhưng chúng vẫn có thể gây nên một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Do vậy, bạn cần lưu ý một vài điểm sau trước khi bắt đầu uống hạt muồng:
  • Nguy cơ tương tác thuốc: Hạt muồng có thể gây tương tác với các loại thuốc, dược phẩm hoặc dược liệu mà bạn đang dùng. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi tự uống hạt muồng tại nhà.
  • Nguy cơ gây đau bụng, tiêu chảy: Bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy nếu uống hạt muồng qua đêm.
  • Thời gian uống: Không nên uống hạt muồng liên tục 3 tháng trở lên.
  • Liều lượng dùng: Mỗi ngày bạn chỉ nên uống khoảng 10g – 15g hạt muồng.
  • Bệnh nền: Nếu bạn mắc các bệnh về tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng thì không nên uống hạt muồng vì dược liệu này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Một số biện pháp cải thiện mất ngủ khác

Bên cạnh hạt muồng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp khác để cải thiện và phòng ngừa chứng mất ngủ tại nhà:
  • Hạn chế uống rượu hoặc caffeine trước khi ngủ: Rượu bia có thể làm bạn buồn ngủ khi vừa mới uống nhưng lại khiến bạn ngủ không ngon và phải dậy đi vệ sinh giữa đêm. Đồng thời người bị mất ngủ không nên uống trà, cà phê vào buổi chiều do caffeine có thể lưu lại trong cơ thể hơn 6 giờ, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính trước giờ ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính sẽ ức chế cơ thể sản xuất melatonin, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa giấc ngủ của cơ thể.
  • Thiền định: Khi thiền bạn cần tập trung vào hơi thở, quên hết muộn phiền. Vì lẽ đó, thiền định đã được chứng minh có khả năng giảm lo âu, stress và mang lại tác dụng tốt cho giấc ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày bạn nên rèn luyện thể chất từ 20 – 30 phút để kích thích cơ thể tiết endorphin, giúp cơ thể thư giãn, giảm lo âu và ngủ ngon hơn.
  • Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng: Bạn nên ăn các thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể và giấc ngủ bao gồm trái cây giàu melatonin, cá béo, rau xanh, tinh bột,….
Bạn nên hạn chế dùng điện thoại, máy tính quá lâu trước khi ngủ
Bạn nên hạn chế dùng điện thoại, máy tính quá lâu trước khi ngủ

Một số câu hỏi liên quan

Hạt muồng có tác dụng phụ gì không?

Tuy hạt muồng là loại thực phẩm lành tính, hiệu quả nhưng vẫn có thể gây nên một số tác dụng phụ nếu bạn uống quá nhiều. Các tác dụng phụ thường gặp như:
  • Rối loạn tiêu hóa: Uống hạt muồng quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, sẽ gây ra các vấn đề đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Hạ huyết áp: Hạt muồng có thể làm hạ huyết áp, do đó cần tránh dùng chung với các thuốc điều trị tăng huyết áp vì có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức.
  • Co thắt tử cung: Phụ nữ mang thai không nên dùng hạt muồng vì có nguy cơ làm co thắt tử cung.

Liều dùng hạt muồng như thế nào để an toàn và hiệu quả?

Liều lượng hạt muồng phù hợp với khuyến nghị của các bác sĩ là từ 10g – 15g. Thế nhưng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà từng người sẽ có mức liều đạt hiệu quả điều trị khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng.
Mỗi người chỉ nên uống từ 10g – 15g hạt muồng mỗi ngày
Mỗi người chỉ nên uống từ 10g – 15g hạt muồng mỗi ngày
Xem thêm: Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. NATB cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ. Hạt muồng là bài thuốc dân gian trị mất ngủ hiệu quả, được lưu truyền từ đời cha ông ta. Đây cũng là phương pháp điều trị mất ngủ mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu uống hạt muồng để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé! Nguồn tham khảo: 1. Hạt muồng chữa mất ngủ có hiệu quả không? Có an toàn không?
  • Link tham khảo: https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/hat-muong-chua-mat-ngu-co-hieu-qua-khong-co-an-toan-khong/
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024
Contact Me on Zalo