Giang mai thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Giang mai thần kinh là biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai. Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao ở người bệnh nếu không kịp phát hiện và điều trị. Vậy dấu hiệu, triệu chứng và điều trị giang mai thần kinh như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây nên giang mai thần kinh là gì?

Giang mai thần kinh là tình trạng nhiễm khuẩn của não, gây ra bởi loại vi khuẩn Treponema Pallidum. Đây cũng là loại vi khuẩn chính của bệnh giang mai.

Khi bệnh giang mai không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tìm đường tới não và gây nên giang mai thần kinh. Bên cạnh bệnh giang mai thì HIV cũng là một nguyên nhân khác của bệnh giang mai thần kinh.

giang mai thần kinh
Giang mai thần kinh là tình trạng nhiễm khuẩn của não

Triệu chứng của giang mai thần kinh

Các triệu chứng của giang mai thần kinh sẽ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào loại mà người bệnh mắc phải. Giang mai thần kinh có 5 loại:

Giang mai thần kinh không có triệu chứng

Giang mai thần kinh không có triệu chứng là loại giang mai phổ biến nhất. Chúng thường xuất hiện trước khi các triệu chứng của giang mai xuất hiện một cách rõ rệt. Ở dạng giang mai thần kinh này, người bệnh sẽ không cảm thấy bất kì dấu hiệu – triệu chứng nào rõ rệt.

Giang mai thần kinh màng não

Với dạng giang mai này, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau khi bị giang mai vài tuần hoặc vài năm. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Buồn nôn
  • Cứng cổ
  • Đau đầu
  • Gây mất thính giác hoặc thị giác.
giang mai thần kinh
Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất

Giang mai thần kinh mạch máu màng não

Đây là biến chứng nghiêm trọng của giang mai thần kinh màng não. Những cơn đột quỵ có thể xuất hiện ở người bệnh ít nhất là một lần. Số lượng người bệnh có thể xuất hiện biến chứng này khoảng 10 – 12%.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải hững chịu những cơn đột quỵ sau khi nhiễm giang mai một vài tháng hoặc có khi một vài năm.

Liệt tổng quát

Loại giang mai này có thể xuất hiện sau hơn một thập kỷ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn giang mai và có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài. May mắn thay, nhờ vào sự phát triển của y học trong việc sàng lọc, điều trị và phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục (STIs)

Một vài biến chứng nguy hiểm của liệt tổng quát là:

  • Hoang tưởng
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Gặp khó khăn trong việc giãi bày cảm xúc
  • Khả năng của các cơ bị suy giảm
  • Rối loạn ngôn ngữ

Tình trạng giang mai này có thể dẫn đến hiện tượng sa sút trí tuệ

Bệnh tabet

Loại giang mai thần kinh này cũng khá hiếm gặp. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy sống sau khi nhiễm vi khuẩn giang mai khoảng 20 năm hoặc hơn. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Khả năng giữ thăng bằng gặp khó khăn
  • Khả năng phối hợp cơ thể bị suy giảm
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Dáng đi trở nên bất thường
  • Đau ở bụng, cánh tay và ở chân

Giang mai thần kinh được chẩn đoán như thế nào?

Hiện tại, để chẩn đoán tình trạng giang mai thần kinh, các bác sĩ sẽ sử dụng 4 phương pháp:

  • Kiểm tra các cơ của người bệnh: Để xác định một người liệu có bị giang mai thần kinh hay không, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra cơ bắp và khả năng phản xạ của người bệnh. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát được liệu có cơ bắp nào bị teo hay không ?
  • Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ phát hiện giang mai thần kinh giai đoạn giữa. Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm máu để bác sĩ nhận biết xem liệu người bệnh có đang bị giang mai hay có tiền sử bị các bệnh nhiễm trùng khác trong quá khứ hay không?
  • Chọc dò tủy sống: Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ để chọc thẳng vào thắt lưng, hoặc tủy sống của người bệnh. Một chất lỏng sẽ được tiết vào cơ thể của bạn. Qua đó, bác sĩ có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nặng của giang mai thần kinh.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể sử dụng đồng thời cả MRI và CT để biết được liệu người bệnh có bị giang mai màng não hay không
giang mai thần kinh
Chẩn đoán hình ảnh phát hiện bệnh giang mai thần kinh

Điều trị giang mai thần kinh não như thế nào?

Phương pháp điều trị giang mai thần kinh não thường được áp dụng chính là sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc kháng sinh penicilin, có thể được tiêm hoặc uống tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh probenecid và cefttriaxone cũng thường được sử dụng chung với thuốc penicilin. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ở lại bệnh viện để theo dõi tình trạng bệnh.

Trong giai đoạn hồi phục, người bệnh sẽ cần phải tiến hành xét nghiệm máu sau 3 và 6 tháng. Sau đó là sẽ tiếp tục xét nghiệm máu hàng năm trong ba năm sau khi điều trị. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ dịch não tủy của bệnh bằng phương pháp chọc dò não tủy.

giang mai thần kinh
Xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra bệnh giang mai thần kinh

Như đã đề cập ở trên, những bệnh nhân bị giang mai thần kinh cũng xuất phát từ HIV. Do đó, những bệnh nhân có triệu chứng của HIV cần phải tiêm nhiều penicilin hơn những bệnh nhân khác.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Giang mai thần kinh là một bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần phải tiến hành gặp các bác sĩ thần kinh sớm để dược tư ấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị bệnh giang mai thần kinh:

  • Bác sĩ Chuyên khoa I Đặng Thế Ân, 24 năm kinh nghiệm, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, trên 13 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, hơn 11 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.com