Hoa hòe thường được biết đến là loài hoa dùng làm cây cảnh trong nhà. Thế nhưng ít ai biết hoa hòe còn là một bài thuốc phổ biến trong dân gian. Vậy uống hoa hòe có tác dụng gì? Mời quý bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu hoa hòe có tác dụng gì và 8 bài thuốc từ hoa hòe qua bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
Hoa hòe là gì?
Hoa hòe là loại cây ưa ẩm, ánh sáng, phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới. Tại Việt Nam, hoa hòe được trồng chủ yếu tại các tỉnh thành phía Bắc như Ninh Bình, Nghệ An, Hải Phòng và khu vực Tây Nguyên. Người ta thường sử dụng phần quả và hoa hòe sấy khô, đặc biệt là nụ hoa. Nụ hoa hòe chứa hàm lượng lớn flavonoid rutin và một số thành phần khác như quercetin, betulin, sophoradiol,… mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Hoa hòe có tác dụng gì?
Hoa hòe là phương thuốc được ưa chuộng trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Theo quan điểm y học cổ truyền, hoa hòe có một số tính vị như tính hàn, tính bình, tính mát, vị đắng. Ngoài ra hoa hòe còn được quy vào các kinh Dương minh (Đại trường), Phế, Can (Quyết Âm).
Hoa hòe uống có tác dụng gì theo y học cổ truyền?
Y học cổ truyền thường sử dụng hoa hòe như một bài thuốc để giải độc, sát trùng, bổ huyết, thanh nhiệt. Do vậy người bị tăng huyết áp, mất ngủ, chảy máu cam, đại tiện, tiểu tiện khó đều có thể uống hoa hòe để hỗ trợ chữa bệnh.
Hoa hòe có tác dụng theo y học hiện đại?
Các hoạt chất trong hoa hòe, chủ đạo là flavonoid rutin được ứng dụng rất nhiều trong điều trị bệnh theo y học hiện đại. Một vài tác dụng của hoa hòe có thể kể đến như:
- Cầm máu.
- Giãn tĩnh mạch, cải thiện sức bền thành mạch.
- Giảm cholesterol, mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Kháng viêm, chống co thắt phế quản, viêm đại tràng.
Cách dùng và liều dùng hoa hòe
Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng từ 8g – 10g hoa hòe, pha thành trà để sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể uống các viên bổ sung rutin chiết xuất từ nụ hoa hòe để hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Để pha trà hoa hòe, bạn cần chuẩn bị hoa hòe khô và nước sôi. Đầu tiên, bạn cho hòe vào ấm trà, đổ 1/3 lượng nước ấm, sau đó đổ phần nước đầu đi. Tiếp đến, cho tiếp khoảng 250ml nước sôi vào ấm trà, hãm trong 15 phút là có thể uống được.
Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe
Chữa bệnh trĩ
Hiện có nhiều bài thuốc phối hợp hoa hòe với các dược liệu khác để trị bệnh trĩ như:
- Bài thuốc hoa hòe, chỉ xác, kinh giới, trắc bá: Bạn lấy 12g mỗi loại dược liệu sao khô lên rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó pha hỗn hợp bột này với nước để uống.
- Bài thuốc hoa hòe và khổ sâm: Nghiền nát hai loại dược liệu này thành bột mịn, pha với nước để bôi ngoài hậu môn.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Hoa hòe có các hợp chất flavonoid rutin, oxymatrine được biết đến có khả năng bảo vệ thành mạch và chức năng tim. Vì vậy, uống hoa hòe sẽ thúc đẩy hệ thống mạch máu hoạt động hiệu quả, tăng cường sức khỏe tim mạch. Bạn có thể sử dụng trà hoa hòe điều độ hằng ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cải thiện giấc ngủ
Hoa hòe đã được chứng minh có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. Người ta thường phối hợp hoa hòe với hạt muồng, một dược liệu có tính hàn, để chữa mất ngủ. Đầu tiên, bạn cần nghiền mịn hai loại dược liệu này, bảo quản ở nơi phù hợp. Mỗi lần dùng từ 4g – 5g bột pha với nước, uống sau bữa trưa và tối.
Ổn định huyết áp
Hoa hòe có khả năng trị tăng huyết áp, cải thiện và tăng sức bền thành mạch. Một số bài thuốc tăng cường sức khỏe tim mạch trong Đông y có thể kể đến như:
- Bài thuốc hoa hòe, hy thiêm thảo: Bạn cần sơ chế sạch hai nguyên liệu này, đem sắc với nước và uống hằng ngày.
- Bài thuốc hoa hòe, hạ thảo khô, xuyên khung, địa long, tang ký sinh: Để làm thành thuốc sắc, các dược liệu cần được pha với khoảng 300ml nước. Sau khi sắc xong, bạn nên chia ra uống từ 1 – 2 lần và uống hết trong ngày.
Cầm máu
Người đang bị chảy máu, chảy máu cam hay phụ nữ bị rong kinh đều có thể sử dụng hoa hòe để cầm máu. Một số bài thuốc cầm máu hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Bài thuốc hoa hòe, diếp cá, địa du: Trước khi sắc với 300ml nước, bạn cần sao đen tất cả các nguyên liệu này. Sắc đến khi nước cạn còn 200ml là có thể uống được.
- Bài thuốc hoa hòe hoặc quả hòe: Đối với hoa hòe bạn cần sao đen trước khi sắc, còn quả hòe thì không cần. Sau đó thực hiện tương tự như bài thuốc hoa hòe, diếp cá, địa du.
Giảm cân
Hoa hòe giúp giảm tình trạng mỡ máu, hỗ trợ ổn định quá trình trao đổi chất, ngăn cản chất béo bám trên các biểu mô gan. Vì vậy chúng có khả năng hỗ trợ giảm cân an toàn, lành mạnh. Bạn nên uống nước hoa hòe khi đang tập luyện và khi ăn uống để cải thiện cân nặng hiệu quả.
Trị viêm khớp
Bệnh nhân viêm khớp luôn phải chịu đựng tình trạng sưng, đau kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng bài thuốc phối hợp quả hòe với khổ sâm bôi ngoài để giảm viêm, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Cải thiện tê nhức các đầu ngón tay, nhức đầu
Tê nhức đầu ngón tay, nhức đầu là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể ứng dụng bài thuốc hoa hòe, tâm sen, hạt muồng để trị dứt điểm hiện trạng này ngay tại nhà một các an toàn. Bạn cần lấy một lượng hoa hòe, tâm sen, hạt muồng bằng nhau, sơ chế, sao khô và nghiền chúng thành bột mịn. Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 2 – 4 lần bài thuốc này, mỗi lần khoảng 5g.
Một số lưu ý khi sử dụng hoa hòe
Hoe hòe là loại dược liệu lành tính, an toàn cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng nên cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống hoa hòe gồm:
- Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em.
- Người bị hạ huyết áp, đau lưng.
- Người bị vấn đề tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy, chán ăn.
- Người đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác.
Xem thêm:
- 10 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc đơn giản và hiệu quả
- Ăn uống gì để hạ huyết áp nhanh? Top 21 thực phẩm bạn nên biết
- Viêm quanh khớp vai – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ. Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về các bài thuốc trị bệnh với hoa hòe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự pha hoa hòe uống tại nhà, bạn nhé! Đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích trên đến người thân, bạn bè và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!