Bị khó thở tê bì chân tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Khó thở tê bì chân tay đôi khi chỉ là một dấu hiệu bất thường về sức khỏe nhưng chưa được xem như một dạng bệnh lý. Tuy vậy, tình trạng tê bì chân tay kèm theo khó thở thường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Cùng Docosan tìm hiểu về nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa tình trạng khó thở tê bì chân tay qua bài viết dưới đây.

Khó thở, tê bì chân tay là như thế nào?

Dấu hiệu đặc trưng của tê bì chân tay là khi một người bị mất đi một phần hoặc toàn bộ cảm giác ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ chân hoặc bàn chân. Khi đó người bệnh sẽ gần như hoặc hoàn toàn không thể nhận biết khi chạm nhẹ, bị đau hoặc tiếp xúc với nhiệt độ. Ngoài ra, người bị tê bì chân tay còn có thể cảm thấy ngứa ran hoặc châm chích.

Khó thở là từ ngữ miêu tả tình trạng khó chịu hoặc gặp khó khăn khi hít thở. Trên thực tế, mỗi người bệnh mô tả cảm giác khó thở theo nhiều cách khác nhau như “hụt hơi”, “tắc nghẽn”, “thắt ngực”,… Mặc dù khó thở đơn thuần không gây tổn hại đến chức năng phổi, nhưng phần lớn người bệnh vẫn bị rơi vào trạng thái lo lắng và bất an khi bị khó thở thường xuyên.

Khó thở là từ ngữ miêu tả tình trạng khó chịu hoặc hoặc gặp khó khăn khi hít thở
Khó thở là từ ngữ miêu tả tình trạng khó chịu hoặc hoặc gặp khó khăn khi hít thở

Bị khó thở tê bì chân tay là bệnh gì?

Bệnh phổi

Nhiều bệnh lý hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn,… có thể làm đường thở bị nhiễm trùng, sưng lên và hẹp lại, từ đó tăng nguy cơ tắc nghẽn. Khi các phế quản đã bị sưng hoặc tắc nghẽn, lưu lượng không khí đi vào phổi giảm đáng kể nên gây ra tình trạng khó thở. Ngoài ra, những người bị bệnh về phổi thường có triệu chứng: đau ngực, ho nhiều, khó thở, chân tay tê bì,…

Bệnh tim mạch

Người mắc các bệnh về tim mạch thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến lưu lượng máu và chức năng bơm máu của tim, gây ảnh hưởng lên khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến mô cùng nhiều cơ quan khác. Do đó, người bị bệnh tim thường gặp các triệu chứng khó thở tê bì chân tay, đau ngực, mệt mỏi, sưng chân,…

Bên cạnh đó, các bệnh lý trên mạch máu như cao huyết áp, đau thắt ngực, đột quỵ,… cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến khó thở tê bì chân tay. Do các tình tạng này làm giảm lưu lượng oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi các hệ cơ quan và mô của cơ thể.

Người bị bệnh tim thường gặp các triệu chứng khó thở tê bì chân tay, đau ngực, mệt mỏi, sưng chân,...
Người bị bệnh tim thường gặp các triệu chứng khó thở tê bì chân tay, đau ngực, mệt mỏi, sưng chân,…

Bệnh dạ dày và tiêu hóa

Tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm đường ruột, viêm loét dạ dày – tá tràng,… có thể gây ra cảm giác khó thở do tăng áp lực lên thành bụng và đường tiêu hóa. Ngoài ra, người mắc những bệnh lý này có quá trình hấp thụ và phân phối oxy trong cơ thể bị suy giảm, dẫn đến tình trạng buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu,…

Bệnh thần kinh

Ở người khỏe mạnh, các dây thần kinh ngoại biên cho phép cơ thể và não giao tiếp với nhau một cách ổn định. Khi có bất kỳ tác nhân nào làm tổn thương các dây thần kinh đó, người bệnh có thể bị ngứa ran, nóng rát hoặc cảm giác tê ở các chi kèm theo tình trạng khó thở.

Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và người lớn tuổi. Các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên bao gồm bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, rối loạn tự miễn, thiếu hụt vitamin, tác dụng phụ của thuốc, rối loạn sử dụng rượu và tiếp xúc với độc tố.

Người bệnh thần kinh ngoại biên có thể bị ngứa ran, nóng rát hoặc cảm giác tê ở các chi kèm theo khó thở
Người bệnh thần kinh ngoại biên có thể bị ngứa ran, nóng rát hoặc cảm giác tê ở các chi kèm theo khó thở

Các phương pháp chẩn đoán tìm nguyên nhân khó thở tê bì chân tay

Khó thở tê bì chân tay là dấu hiệu phổ biến xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, nếu một người bắt đầu cảm thấy khó thở kèm theo cảm giác tê cứng, châm chích chân tay thì nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất. Một số phương pháp chẩn đoán tìm nguyên nhân khó thở tê bì chân tay phổ biến hiện nay gồm:

  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm công thức máu thể hiện được các chỉ số cơ bản như lượng oxy và CO2 trong máu, chỉ số chức năng gan – thận,… Từ đó bác sĩ sẽ bắt đầu loại trừ và xác định nguyên nhân tiềm ẩn, thường là các vấn đề liên quan đến hệ thống hô hấp và tuần hoàn.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim là một phương pháo giúp đánh giá chính xác cấu trúc và chức năng hoạt động của tim. Thông qua quá trình siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề như suy tim, van tim bất thường, dị tật tim,… Những bất thường này cũng là tác nhân gây ra tình trạng khó thở và tê bì chân tay.
  • Đo chức năng hô hấp, điện cơ: Đo chức năng hô hấp là thủ thuật ghi lại các thông số hô hấp từ hoạt động của phổi để bác sĩ có căn cứ giúp đánh giá các rối loạn chức năng thông khí ở phổi và phế quản. Từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng khó thở tê bì chân tay.
  • Đo điện cơ: Bác sĩ thường đề xuất đo điện cơ nhằm khảo sát phản ứng điện ở cơ và dây thần kinh. Kết quả thu được giúp đánh giá chức năng cũng như tổn thương ở cơ và dây thần kinh – một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó thở kèm theo tê bì chân tay.
  • Chụp CT-Scanner và chụp MRI: Đây là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, giúp bác sĩ thu được hình ảnh chi tiết về các cơ quan nội tạng và mạch máu trong cơ thể. Từ đó có thể xác định chính xác các bệnh lý tiềm ẩn gây ra tình trạng khó thở tê bì chân tay.
Bác sĩ thường đề xuất đo điện cơ nhằm khảo sát phản ứng điện ở cơ và dây thần kinh
Bác sĩ thường đề xuất đo điện cơ nhằm khảo sát phản ứng điện ở cơ và dây thần kinh

Bị khó thở tê bì chân tay nguy hiểm không?

Mặc dù tình trạng khó thở tê bì chân tay thường không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh lý khác. Nếu một người cảm thấy bị khó thở tê bì chân tay kèm theo một trong số các triệu chứng sau đây thì nên cân nhắc đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Chân tay có cảm giác tê rát, châm chích và nóng.
  • Mất cảm giác ở các chi.
  • Chân, tay tê buốt, đau nhức, ban đầu thường xuất hiện khu trú ở một khu vực nhưng sau đó lan sang các vùng khác, gây khó khăn cho quá trình vận động.
  • Tay, chân thường xuyên bị chuột rút hoặc co thắt đột ngột.
  • Tê bì chân tay kèm theo triệu chứng hay quên, đau đầu, chóng mặt, có thể bị khó thở hoặc tê giật.
  • Mất kiểm soát các bộ phận như ruột và bàng quang (đi tiểu mất kiểm soát, ăn uống khó tiêu, trào ngược dạ dày – thực quản,…).

Trong một số trường hợp, tình trạng khó thở tê bì chân tay nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu thường, nhồi máu cơ tim,…

Phòng ngừa khó thở, tê bì tay chân

Mỗi người có thể tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng khó thở tê bì tay chân tại nhà để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bao gồm:

  • Tăng cường vận động, tập thể dục điều độ để cơ thể dẻo dai và năng động hơn.
  • Đối với những người thường xuyên bị tê nhức chân tay, nên ngâm tay trong nước nóng có pha thêm ít muối để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Tập nắm bàn tay lại rồi xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và chất khoáng.
  • Hạn chế làm việc quá sức, nhất là những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu.
  • Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá.
  • Dùng túi chườm nóng tay chân khi cảm thấy lạnh để giảm cảm giác đau nhức và tê bì.
  • Xoa bóp chân và bàn chân để cải thiện lưu lượng máu.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Điều trị tập trung các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp, thấp khớp.

Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm tê bì và đau nhức tay chân. Vitamin B1 giúp duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, B12 hỗ trợ tạo máu và tuần hoàn máu, B6 giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh.

Tăng cường vận động, tập thể dục điều độ giúp phòng ngừa tình trạng khó thở tê bì tay chân
Tăng cường vận động, tập thể dục điều độ giúp phòng ngừa tình trạng khó thở tê bì tay chân

Xem thêm:

Khó thở tê bì chân tay thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chúng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và hướng phòng ngừa tình trạng khó thở tê bì chân tay sẽ giúp cải thiện sức khỏe của những đối tượng có nguy cơ. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn đọc hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè để cùng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn tham khảo:

1. Limb numbness

  • Link tham khảo: https://www.healthdirect.gov.au/limb-numbness
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

2. Why Are My Limbs Numb?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/numbness-of-limbs
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024
Contact Me on Zalo