3 lí do gây mất khứu giác ở một số người

Mất khứu giác (hay còn gọi là rối loạn khứu giác) là tình trạng không thể ngửi được mùi của bất kì thứ gì. Điều này sẽ khiến cho người bệnh không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn uống, dễ dẫn đến tâm trạng buồn chán. Cùng đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

ly do mat khuu giac
Mất khứu giác gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của người bệnh

03 nguyên nhân gây mất khứu giác

Thông thường, nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất khứu giác là do mũi bị sưng hoặc tắc nghẽn. Hoặc dây thần kinh truyền tín hiệu từ mũi lên não bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng mũi không ngửi được mùi của người bệnh.

1. Xuất hiện chất nhầy trong mũi

Khi ở trong mũi của người bệnh xuất hiện quá nhiều chất nhầy, điều này sẽ làm cho người bệnh bị mất khứu giác. Một số yếu tố khiến cho chất nhầy trong mũi xuất hiện là:

  • Viêm xoang
  • Cảm lạnh
  • Cúm mùa
  • Viêm mũi dị ứng
  • Nghẹt mũi mãn tính
  • Hút thuốc lá nhiều

Trong những yếu tố kể trên, cảm lạnh là yếu tố chính gây nên tình trạng mất khứu giác tạm thời. Thông thường, tình trạng mất khứu giác do cảm lạnh sẽ tự khỏi mà có thể không cần thông qua điều trị.

2. Tắc nghẽn đường mũi

Tình trạng mất khứu giác do tắc nghẽn đường mũi, có thể thể xảy ra do:

  • Khối u ở trong mũi
  • Polyp mũi
  • Dị dạng xương ở bên trong mũi

3. Tổn thương não hoặc dây thần kinh

Các thụ thể bên trong mũi sẽ truyền tín hiệu của mùi vị đến não thông qua các dây thần kinh. Khi não hoặc các dây thần kinh này bị tổn thương, thì bệnh nhân sẽ bị mất đi khứu giác. Một só yếu tố gây tổn thương nào hoặc các dây thần kinh là:

  • Yếu tố tuổi tác.
  • Hội chứng Alzheimer
  • U não
  • Hội chứng Huntington
  • Các vấn đề về nội tiết tố
  • Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, ở đây là chỉ số tuyến giáp thấp
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh và thuốc cao huyết áp
  • Đa xơ cứng
  • Hội chứng Parkinson
  • Tâm thần phân liệt
  • Động kinh
  • Bệnh tiểu đường
  • Tiếp xúc với những hóa chất độc hại
  • Chấn thương sọ não
  • Suy dinh dưỡng và thiếu hụt vitamin
  • Xạ trị
  • Nghiện rượu
  • Covid 19

Đối với một số người, tình trạng mất khứu giác xảy ra do bẩm sinh. Tuy nhiên, hiện tượng này cực kì hiếm gặp.

Ảnh hưởng của mất khứu giác

Khứu giác đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày. Do đó, khi mất đi khứu giác, người bệnh sẽ cảm thấy có một vài sự xáo trộn không hề nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể ở đây nhất là thay đổi khẩu vị ăn uống.

Việc không thể xác nhận được mùi vị của món ăn sẽ khiến người bệnh nhận thức sai lầm về món ăn đấy, dẫn tới hiện tượng cho thêm nhiều gia vị hơn mức cần thiết. Một số bệnh có thể xuất hiện khi người bệnh ăn quá ngọt hoặc quá mặn là tiểu đường, cao huyết áp,…

Mất đi khứu giác còn tác động tiêu cực tới tâm lý của người bệnh, trầm trọng nhất có thể gây nên trầm cảm ở người bệnh.

Như đã đề cập ở phần nguyên nhân, mất đi khứu giác là triệu chứng của nhiều bệnh liên quan đến thần kinh như Hội chứng Alzheimer, bệnh Parkinson hoặc đa xơ cứng. Vì vậy, người nhà, thân nhân quan tâm chăm sóc người bệnh một cách kỹ càng, tránh để người bệnh ở một mình.

Chẩn đoán tình trạng mất khứu giác

Tuy triệu chứng rõ ràng là thế, rất khó để nhận biết được nguyên nhân chính gây bệnh. Các bác sĩ có thể sẽ hỏi thăm về sức khỏe tổng quan và tiền sử bệnh của bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ hỏi thêm về thời gian người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Tùy theo câu trả lời của người bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp chẩn đoán sau:

  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Chụp X – quang bên trong não
  • Sử dụng phương pháp nội soi bên trong mũi

Điều trị mất khứu giác

Việc điều trị mất khứu giác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu mất khứu giác là do cảm lạnh hoặc cúm thông thường, thì bệnh có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu tình trạng mất khứu giác không thuyên giảm, mặc dù bệnh nhân không còn cảm thấy cảm lạnh hay cúm nữa, đây là lúc bệnh nhân cần sự tư vấn của bác sĩ.

Cách điều trị mất khứu giác do kích ứng mũi bao gồm:

  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc thông mũi dạng xịt steroid
  • Thuốc kháng sinh do các bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn
  • Không tiếp xúc với các hoát chất độc hại và gây kích ứng mũi
  • Cai thuốc lá

Mất khứu giác do tắc nghẽn mũi có thể được điều trị bằng cách loại bỏ vật cản bên trong mũi. Những phương pháp có thể áp dụng là cắt bỏ polyp mũi, làm thẳng vách ngăn mũi, làm sạch xoang mũi.

Với bệnh nhân mất khứu giác do tuổi cao, tình trạng này có thể sẽ kéo dài mãi mãi mà khôn thể điều trị. Cũng chưa có phương pháp điều trị cho những bệnh nhân mất khứu giác bẩm sinh.

Với bệnh nhân mất khứu giác một phần, người thân có thể thêm chất tạo hương vị đậm vào thực phẩm để cải thiện khả năng thưởng thức của người bệnh.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Mất khứu giác dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi phát hiện những triệu chứng nhẹ của mất khứu giác, bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh hoặc chuyên khoa Tai Mũi Họng gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ Thần kinh và Tai Mũi Họng có thể khám và điều trị bệnh mất khứu giác:


Bài viết được tham khảo từ Thạc sĩ, Bác sĩ khoa Thần Kinh Phạm Quỳnh Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tài liệu tham khảo: Health Havard University, National Institue of Deafness and Other Communication Disorders, Healthline.com