Dây thần kinh số 7 là dây vừa có chức năng thân thể vừa có chức năng nội tạng, cụ thể là chức năng cảm giác của thân thể và chức năng cảm giác – vận động của nội tạng. Vì tầm ảnh hưởng chi phối của dây thần kinh số 7 mà biến chứng của tình trạng dây thần kinh số 7 cũng sẽ gây tác động nghiêm trọng đến cho người bị. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề đó trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Liệt dây thần kinh số 7 là gì ?
Liệt dây thần kinh số 7 hay dây thần kinh mặt là liệt các cơ bám da ở mặt, đây là những cơ biểu hiện vẻ mặt của người bình thường.
Thông thường, những dấu hiệu của bệnh tại mặt thường được bác sĩ và kể cả người bệnh sẽ biết rõ, từ đó đưa ra được đánh giá thể nặng, thể trung bình hay thể nhẹ. Đối với liệt mặt thể nhẹ hay là thể đang hình thành thì đầu tiên vẻ mặt giảm đi các động tác xúc động và hữu ý ở một bên.
Nguyên nhân của liệt dây thần kinh số 7
Xác định được căn nguyên của liệt dây 7 sẽ góp phần tích cực cho việc chữa trị. Một cách tổng quan thì nguyên nhân của liệt dây 7 có thể là nhiễm trùng, sang chấn, do phẫu thuật, thiếu máu cục bộ não, liệt mặt do lạnh và hầu hết là vô căn.
Viêm nhiễm
- Viêm tai giữa
Là một loại nguyên nhân viêm nhiễm cục bộ và phổ biến, nhất là đối với trường hợp viêm tai mạn tính, có sự viêm xương cấp gây phá hủy dây thần kinh 7 do độc tố và hoại tử do thiếu máu cục bộ
Ở trẻ em, thường gặp viêm tai cấp gây biến chứng viêm dây thần kinh nhiễm độc hay viêm xung huyết dây thần kinh số 7.
- Zona tai
Tổn thương zona hạch gối kèm theo liệt nửa mặt do toàn bộ sự viêm nhiễm gây phù nề và chèn ép vào dây thần kinh số 7 và dây thính giác.
- Biến chứng của viêm tuyến mang tai
Trong thời kỳ cấp của bệnh quai bị thường gây bệnh cảnh viêm màng não nước trong, và thời gian sau có thể gây thứ phát vào liệt nhánh vận động của dây thần kinh số 7.
- Các loại viêm màng não
Toàn bộ sẽ gây ra bệnh cảnh viêm màng não dây thần kinh. Có thể gặp các loại viêm màng não do giang mai, vi khuẩn sinh mủ, vi khuẩn lao, …
Hội chứng Guillain Barré
Thường gây ra liệt dây số 7 ngoại biên 2 bên (50% trường hợp), đồng thời có kèm theo liệt đối xứng các dây thần kinh sọ khác.
Do sang chấn
Thường phải chú ý tới hiện tượng ngã đập đầu xuống gây nứt rạn xương đá dẫn đến một hội chứng ống tai trong: một thời gian sau ngã, người bệnh thấy nhức đầu, chóng mặt, ù tai và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
- Sang chấn do phẫu thuật vùng xương đá, vùng tai
- Chấn thương mạnh vùng xương đá do bất kỳ nguyên nhân gì
Đối với trẻ em, do đặt nhầm vị trí của Forcep (trong sản khoa) sẽ gây liệt dây thần kinh số 7.
U vùng não và nền sọ
- U cầu não nhất là củ lao ở cầu não
- U góc cầu tiểu não: thường là U dây thần kinh số 8, sau đó bị liệt dây số 7-5-6 rồi tiếp đến gây chèn ép có hội chứng tháp và hội chứng tiểu não
- U ở nền sọ – chú ý trong biến chứng của ung thư vòm họng gây hội chứng ống tai trong, đặc biệt là tổn thương muộn dây thần kinh số 7.
Thời tiết lạnh
Thời tiết lạnh thường gây bệnh cảnh liệt nửa mặt đột ngột, thường xảy ra trên một cơ địa đặc biệt là loạn thần kinh mạch, chủ yếu là mất cân bằng thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Biến chứng liệt dây thần kinh số 7
Đau ở ống tai và cơ vùng sau tai thường xảy ra trước dấu hiệu liệt mặt trong bệnh liệt dây thần kinh số 7 vô căn. Sau đó các biến chứng sẽ phát triển hoàn toàn trong vòng vài giờ và thường đạt tối đa trong vòng 48 đến 72 giờ.
Thường gặp là người bệnh than phiền về cảm giác tê rát hoặc nặng nề ở mặt, một bên mặt trở nên vô cảm, kèm với nhăn trán, chớp mặt và khả năng biểu hiện vẻ mặt bị hạn chế hoặc mất hẳn.
Nếu tổn thương dây thần kinh gần hạch cơ thì khả năng tiết nước bọt, cảm giác mùi vị và chảy nước mắt có thể bị suy giảm đáng kể. Nghiêm trọng hơn nếp nhăn mặt lan rộng và mắt không nhắm lại được, thường gây kích ứng kết mạc và làm khô giác mạc.
Chữa liệt dây thần kinh số 7 ở đâu?
- Bệnh viện Quốc tế City– Quận Bình Tân
- Bệnh viên đa khoa Tân Hưng – Quận 7
- Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn – Q. Bình Chánh
Liệt dây thần kinh số 7 bao lâu thì khỏi ?
Trong bệnh liệt dây thần kinh mặt vô căn thì mức độ tổn thương và phá hủy dây thần kinh sẽ quyết định tiên lượng và thời gian diễn ra của bệnh. Nếu một số chức năng của dây thần kinh vẫn còn thì quá trình hồi phục hoàn toàn thường trong vòng vài tháng.
Các nghiên cứu về sự dẫn truyền thần kinh và đo điện cơ sẽ được thực hiện để giúp dự đoán tiên lượng khỏi bệnh. Khả năng phục hồi hoàn toàn sau khi liệt toàn bộ dây thần kinh số 7 là 90% nếu các nhánh thần kinh ở mặt vẫn duy trì được kích thích điện cơ bình thường đối với mức độ điện thế cực đại. Ngược lại nếu không còn kích thích điện cơ nữa thì khả năng phục hồi chỉ khoảng 20%.
Kết luận
Đa số người mắc chứng liệt dây thần kinh số 7 vô căn đều được hồi phục hoàn toàn, nếu có hoặc không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bị liệt dây thần kinh số 7 do một trong các nguyên nhân bệnh lý thì sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng và vĩnh viễn. Vì vậy người có các dấu hiệu của bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đề nghị dùng thuốc chữa trị hay vật lý trị liệu để giúp tăng tốc độ hồi phục của bệnh.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu biến chứng của liệt dây thần kinh tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.
- Bách khoa Bệnh học Thần kinh – PGS. Nguyễn Cường – NXB Y học Hà Nội
- Facial Nerve Palsy – MSD MANUAL Professional Version
- Bell’s palsy – Mayoclinic