Mất ngủ kinh niên là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Mất ngủ kinh niên là tình trạng mất ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu bệnh mất ngủ kinh niên là gì và cách chữa chứng mất ngủ kinh niên trong bài viết dưới đây nhé!

Mất ngủ kinh niên là gì?

Mất ngủ kinh niên là tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài, người bệnh không thể ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ giảm sút, thường kéo dài trên 3 tháng. Tình trạng này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, căng thẳng.

Mất ngủ kinh niên có thể bắt nguồn từ căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc các rối loạn tâm – thần kinh khác. Điều trị mất ngủ kéo dài thường bao gồm thay đổi thói quen sinh hoạt, liệu pháp hành vi hoặc thuốc.

Mất ngủ kinh niên được chia thành 2 nhóm chính: mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. Mỗi nhóm có những đặc trưng riêng, cách điều trị trong từng trường hợp cũng có sự khác nhau.

Mất ngủ nguyên phát được định nghĩa là tình trạng mất ngủ không phải do bệnh lý khác hay thuốc men gây ra. Cho đến thời điểm hiện tại, mất ngủ nguyên phát vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Mất ngủ thứ phát xảy ra do bệnh lý như stress thần kinh, căng thẳng lo âu, sau chấn thương, do thói quen sinh hoạt hoặc do sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây giảm chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ kinh niên là mất ngủ kéo dài từ 3 tháng trở lên.
Mất ngủ kinh niên là mất ngủ kéo dài từ 3 tháng trở lên.

Triệu chứng mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên có thể gây ra các triệu chứng xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm và từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm việc của người bệnh. Các triệu chứng mất ngủ kinh niên có thể bao gồm:

  • Khó chìm vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ sâu.
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Thức giấc quá sớm và không ngủ lại được.
  • Ngủ gật hoặc cảm thấy uể oải sau khi thức dậy.
  • Cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, cảm giác chán nản vào ban ngày.
  • Khó tập trung, không thể nhớ tốt các sự kiện, sự việc trong ngày.
  • Mắc sai sót trong quá trình làm việc.
Mất ngủ kinh niên có thể gây triệu chứng cả ngày lẫn đêm.
Mất ngủ kinh niên có thể gây triệu chứng cả ngày lẫn đêm.

Nguyên nhân mất ngủ kinh niên

Bệnh lý gây mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên có thể là hệ quả của một số tình trạng bệnh lý sau đây:

Sử dụng thuốc, chất kích thích

Thói quen sử dụng các chất kích thích, các chất có thành phần caffein có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ:

  • Rượu, bia, trà, cà phê
  • Thuốc lá
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hóa trị
  • Ma túy bất hợp pháp như cocain và các chất kích thích khác
  • Thuốc nhuận tràng kích thích

Ảnh hưởng do lối sống

Thói quen sinh hoạt và lối sống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ:

  • Làm việc luân phiên theo ca, khi làm ca sáng, khi làm ca đêm, làm thêm hay trực thêm vào ban đêm (ví dụ nhân viên y tế, công nhân tại mỏ, xưởng,…).
  • Du lịch thường xuyên qua nhiều múi giờ, dẫn đến lệch múi giờ.
  • Không hoặc ít tham gia các hoạt động thể chất, tập thể dục thể thao.
  • Ngủ trưa kéo dài tới chiều tối.
  • Môi trường ngủ kém như nhiều tiếng ồn, ánh sáng chói, không gian ngủ chật hẹp,…
Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ các bệnh lý sẵn có của người bện.
Nguyên nhân mất ngủ có thể đến từ các bệnh lý sẵn có của người bện.

Tác hại của mất ngủ kinh niên lâu ngày

Tình trạng mất ngủ kinh niên lâu ngày có thể gây ra một số tác hại về thể chất và tinh thần như:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Mất ngủ kinh niên nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch hay làm trầm trọng hơn các tình trạng đái tháo đường, tăng huyết áp, gia tăng tỉ lệ đột quỵ… Thời gian ngủ mỗi đêm được khuyến cáo cho người trên 45 tuổi là từ 6 đến 8 tiếng.
  • Ảnh hưởng đến tâm – thần kinh: Mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến rối loạn chu kỳ giấc ngủ, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập, ví dụ khó tập trung, mất chú ý, khó khăn khi đưa ra quyết định quan trọng, giảm cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, giảm tốc độ phản ứng. Ngoài ra, mất ngủ còn làm nặng thêm tình trạng lo âu, trầm cảm,…
  • Béo phì: Mất ngủ kinh niên ảnh hưởng đến sự cân bằng glucose và insulin. Người mất ngủ có thể ăn uống không lành mạnh, gây tăng cân và các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và đái tháo đường.
  • Uể oải, mệt mỏi: Thức dậy sau những cơn mất ngủ kéo dài có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ suốt cả ngày dài. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu bạn tham gia lái xe hoặc làm công việc yêu cầu độ chính xác cao.
Mất ngủ kinh niên lâu ngày ảnh hưởng lớn đến tâm trạng cũng như hiệu quả làm việc của người bệnh.
Mất ngủ kinh niên lâu ngày ảnh hưởng lớn đến tâm trạng cũng như hiệu quả làm việc của người bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh mất ngủ kinh niên

Thông thường, bác sĩ sẻ chẩn đoán mất ngủ kinh niên bằng cách đánh giá tình trạng, thói quen giấc ngủ và kiểm tra các bệnh lý liên quan mà người bệnh đang mắc phải.

Đồng thời, bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu tự ghi chép lại nhật ký giấc ngủ, qua đó bác sĩ sẽ đánh giá được chất lượng giấc ngủ của người bệnh và có thể tìm ra nguyên nhân gây ra mất ngủ kinh niên của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp can thiệp phù hợp với từng trường hợp bệnh.

Cách điều trị mất ngủ kinh niên

Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng mất ngủ kinh niên, bao gồm các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà và điều trị chuyên sâu. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mất ngủ, người bệnh có thể sẽ được kê thuốc uống hoặc liệu pháp chuyên sâu khác.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một biện pháp điều trị hiệu quả, giảm được nguy cơ mắc phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc uống. Liệu pháp này giúp người bệnh tìm hiểu thêm về chính giấc ngủ của mình.

Thuốc ngủ thường không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Đặc biệt ở nhóm bệnh nhân suy thận, việc sử dụng thuốc ngủ đặc biệt là thuốc liều cao, kéo dài có thể ảnh hưởng đến tri giác của người bệnh, làm người bệnh ngủ li bì, ngủ gà cả ngày hôm sau.

Thuốc giúp người bệnh giảm tình trạng mất ngủ chỉ nên sử dụng ngắn ngày, liều thấp để tránh ảnh hưởng tri giác người bệnh.
Thuốc giúp người bệnh giảm tình trạng mất ngủ chỉ nên sử dụng ngắn ngày, liều thấp để tránh ảnh hưởng tri giác người bệnh.

Cách phòng ngừa mất ngủ kinh niên

Tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ và điều trị nguyên nhân là cách phòng ngừa mất ngủ kinh niên hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng lối sống lành mạnh, thói quen đi ngủ như sau để ngừa mất ngủ và cải thiện tình trạng giấc ngủ tốt lên:

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên 30 phút mỗi ngày, tránh tập luyện quá gần thời gian đi ngủ.
  • Tập luyện các bộ môn duy trì sự dẻo dai, sức bền cho cơ thể, có thể tập thiền để giảm căng thẳng, áp lực.
  • Duy trì thời gian – thức ngủ cố định mỗi ngày, ngủ sớm thức sớm, tránh thức khuya và tránh ngủ giấc kéo dài có thể gây đau đầu, chóng mặt khi thức dậy và khó ngủ vào hôm sau.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ăn nhiều rau củ, bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây, hạn chế đồ ngọt, hạn chế dầu mỡ, hạn chế nêm nếm nhiều gia vị sẽ giúp bạn tránh phải các bệnh lý mạn tính, cải thiện sức khỏe về lâu dài cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ.

Để phòng ngừa rối loạn giấc ngủ người bệnh cần ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.
Để phòng ngừa rối loạn giấc ngủ người bệnh cần ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề mất ngủ kinh niên. Tìm nguyên nhân mất ngủ, điều trị nguyên nhân, xây dựng lối sống lành mạnh và thói quen đi ngủ khoa học là cách điều trị bệnh mất ngủ kinh hiệu quả nhất. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Insomnia – Mayo 

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/chronic-insomnia
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024

2. Living With Chronic Insomnia – WebMD

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/sleep-disorders/chronic-insomnia-living-with
  • Ngày tham khảo: 02/10/2024
Contact Me on Zalo