Chứng mất ngủ ở người trẻ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc. Điều trị mất ngủ ở người trẻ cần can thiệp thay đổi lối sống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ giấc, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu bệnh mất ngủ ở người trẻ và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Mất ngủ ở người trẻ là gì?
Bệnh mất ngủ ở người trẻ hay còn gọi là chứng mất ngủ, được định nghĩa là tình trạng khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm mà không thể ngủ lại. Đối với thanh thiếu niên, điều này có thể để lại một số hậu quả như khó tập trung, mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng tâm trạng cũng như hiệu suất học tập, làm việc. Thông thường mất ngủ có thể xuất hiện tình trạng khó đi vào giấc ngủ hay giấc ngủ chập chờn, khó duy trì giấc ngủ, người bệnh thức giấc nhiều lần trong đêm. Người bệnh có thể gặp đồng thời tất cả các triệu chứng này.
Nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi
Các vấn đề ở trường lớp bao gồm thời gian biểu, trường học, bài vở, căng thẳng… đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người trẻ. Nếu bạn muốn đến trường vào lúc 6 giờ thì thời gian đi ngủ buổi tối nên dao động từ 9 đến 10 giờ. Nhưng thực tế người trẻ hiện nay có xu hướng ngủ muộn hơn, do đó dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Căng thẳng từ bài vở, điểm số, thi cử, các mối quan hệ bạn bè, thầy cô – học trò,… cũng có thể khiến người trẻ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Các chất kích thích như caffein, trà, cà phê,… thường người trẻ dùng để duy trì sự tỉnh táo, đặc biệt là trong thời điểm ôn tập cho những kỳ thi quan trọng. Các chất này đều có nguy cơ cao gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh, thuốc an thần,… đều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Người trẻ sử dụng thuốc không đúng chỉ định hoặc đúng chỉ định bác sĩ kê toa nhưng không may gặp phải tác dụng phụ của thuốc đều có thể gặp tình trạng mất ngủ. Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều trước thời gian đi ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt, sử dụng điện thoại trong bóng tối còn có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực. Một số bệnh lý có thể làm mất ngủ khác:
- Ngưng thở khi ngủ: Cần lưu ý trên những bệnh nhân trẻ có tiền căn mắc các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là người béo phì thì chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ, nguy cơ đột tử về đêm là khá cao.
- Chứng ngủ rũ: Người trẻ khi không có giấc ngủ ngon vào tối hôm trước thì ban ngày có thể cảm thấy buồn ngủ nhiều, ngủ ở bất cứ đâu. Người mắc chứng ngủ rũ không kiểm soát được thời điểm ngủ của bản thân, có thể ngủ ở bất cứ đâu.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Các triệu chứng ợ chua, ợ hơi về đêm, đặc biệt tăng sau khi ăn no. Điều đó dẫn tới những triệu chứng khó chịu khi người bệnh cố gắng đi ngủ.
- Bệnh đau cơ xơ hóa: Bệnh đau cơ xơ hóa (fibromyalgia) gây ra tình trạng đau cơ xương khớp. Bệnh có thể xuất hiện từ lúc trẻ, từ 13 đến 15 tuổi.
- Hội chứng chân không yên: Rối loạn cử động chi định kỳ có thể khiến chân của người bệnh co giật và đá lung tung trong khi nằm ngủ.
- Hen suyễn: Khó thở về đêm do bệnh lý hen suyễn có thể làm người trẻ mất ngủ.
- Trầm cảm: Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày càng gia tăng và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ.
Biểu hiện, triệu chứng mất ngủ ở người trẻ tuổi
Các triệu chứng của mất ngủ ở người trẻ có thể bao gồm:
- Cảm thấy mệt mỏi, nhưng lại không ngủ được sau khi đã lên giường.
- Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên thức dậy giữa đêm và không ngủ lại được.
- Khó khăn trong việc dậy vào buổi sáng.
- Thường xuyên muốn ngủ trưa, thời gian ngủ trưa kéo dài vài tiếng đồng hồ.
- Gặp khó khăn trong việc tập trung và ghi nhớ điều gì đó
Tác hại của mất ngủ đối với người trẻ
Các tác động tiêu của của mất ngủ đối với sức khỏe của người bệnh trẻ tuổi có thể kể đến như:
- Khó khăn trong việc tập trung, tinh thần “lơ đãng”, giảm độ tập trung.
- Suy giảm trí nhớ.
- Chần chừ, không thể đưa ra quyết định quan trọng.
- Tâm trạng thất thường và hung dữ với mọi người xung quanh.
- Trầm cảm.
- Phản xạ thể chất chậm chạp.
- Mất tập trung dẫn đến vụng về, từ đó có thể gây chấn thương, té ngã.
- Hiệu suất học tập và làm việc giảm
- Tăng số ngày nghỉ học do mệt mỏi
Cách chẩn đoán bệnh mất ngủ ở người trẻ tuổi
Nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có thể gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ, vì vậy không có một bài kiểm tra đơn lẻ nào có thể chẩn đoán được tình trạng mất ngủ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua việc khai thác thói quen ngủ của thanh thiếu niên và có thể đề nghị ghi chép nhật ký giấc ngủ để theo dõi giấc ngủ vào ban đêm. Trong một số trường hợp mất ngủ kéo dài, cần khảo sát chuyên sâu thì các biện pháp cận lâm sàng cao cấp hơn có thể được thực hiện như điện não đồ EEG.
Điều trị mất ngủ ở người trẻ
Một số các điều trị và hỗ trợ điều trị có thể thực hiện như:
- Sắp xếp thời gian hợp lý: Xây dựng thời gian ngủ và thức dậy cố định là cách đơn giản để điều trị mất ngủ ở thanh thiếu niên.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Thay vào đó, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ hoặc ngồi thiền trước khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh: Tránh ăn một bữa ăn thịnh soạn khi đi ngủ và hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê ít nhất 4-6 giờ trước khi ngủ.
- Tập thể dục và hoạt động thể chất: Tập thể dục hàng ngày là cách hiệu quả để điều trị mất ngủ, đồng thời nâng cao sức đề kháng, khả năng dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên cần hạn chế tập thể dục trước khi đi ngủ.
- Hạn chế ngủ trưa: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngủ vào ban đêm, hãy giới hạn thời gian ngủ trưa không quá 20-30 phút và tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
- Tránh nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn: Giường chỉ nên được sử dụng cho việc ngủ và chỉ nên lên giường sau ăn ít nhất 1 đến 2 tiếng đồng hồ.
- Tạo môi trường ngủ theo sở thích cá nhân: Đảm bảo phòng ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh, hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh đèn và tiếng ốn.
- Thư giãn tinh thần: Dành thời gian trong ngày để nghĩ về những áp lực và tìm cách giải quyết chúng trước khi đi ngủ.
Tuy nhiên, khi cuộc sống ngày càng bận rộn, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để hỗ trợ giấc ngủ ngon đôi khi gặp nhiều khó khăn. Lúc này, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết là điều cần thiết, đặc biệt là vitamin nhóm B, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng thần kinh và giảm căng thẳng.
Sản phẩm bổ sung Vitamin B là giải pháp hiệu quả giúp bổ sung vitamin nhóm B, hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ và giảm căng thẳng. Sản phẩm chứa vitamin B1, B6, B12 và B5 với hàm lượng cao, giúp giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ sản xuất melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ, đồng thời tăng cường năng lượng cho cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh và tỉnh táo hơn.
Cách phòng ngừa mất ngủ cho người trẻ
Để phòng ngừa mất ngủ cho người trẻ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Phụ huynh có thể cho phép người trẻ ngủ nhiều hơn vào cuối tuần. Khuyến khích ngủ sớm vào mỗi tối chủ nhật.
- Khuyến khích các hoạt động thư giãn vào buổi tối, chẳng hạn như đọc sách, thiền, nghe nhạc nhẹ.
- Tránh các cuộc hẹn, lớp học hoặc hoạt động thể chất vào buổi sáng sớm.
- Xây dựng thời gian biểu, sắp xếp công việc hợp lý, cân bằng giữa học tập, làm việc và nghỉ ngơi
- Xây dựng thói quen ngủ trưa trong vòng 30 phút.
Xem thêm:
- Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý
- Thiếu máu não nên ăn gì? 15 thực phẩm chuyên gia khuyên dùng
- Đau đầu chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý
Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề chứng mất ngủ ở người trẻ. Điều trị nguyên nhân mất ngủ, xây dựng lối sống lành mạnh và thói quen đi ngủ khoa học là cách điều trị bệnh mất ngủ người trẻ hiệu quả nhất. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé! Nguồn tham khảo: 1. Understanding Insomnia in Teens – Healthline
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/insomnia/insomnia-in-teens
- Ngày tham khảo: 05/10/2024
2. Insomnia in Teens – WebMD
- Link tham khảo: https://www.webmd.com/sleep-disorders/insomnia-teens
- Ngày tham khảo: /10/2024