Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, gây ra những cơn đau vùng cổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu các mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng hao mòn và lão hóa xảy ra tại các đốt sống cổ. Khi phần đĩa đệm giữa các đốt sống mất nước và co lại, các dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện, đi kèm với sự phát triển của các gai xương ở các mép xương. Hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi sự thoái hóa các đốt sống, do đó tình trạng thoái hóa được xem là một phần của quá trình lão hóa. Mặt khác, phần lớn người mắc thoái hóa đốt sống sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Đối với thoái hóa đốt sống cổ, các triệu chứng có thể gặp bao gồm đau và cứng cổ. Tình trạng thoái hóa đốt sống có thể dẫn đến hẹp ống sống, cấu trúc nơi các tủy sống và rễ thần kinh đi qua. Do đó, nếu tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Cảm giác tê ngứa, yếu cánh tay, bàn tay.
- Đau nhức vùng cổ, có thể lan sang vai, gáy.
- Cảm giác cứng ở cổ, khó xoay hay nghiêng đầu.
Ưu, nhược điểm khi áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay, biện pháp điều trị thoái hóa đống sống cổ được khuyến cáo hàng đầu là điều trị dựa trên mức độ. Người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, đánh giá mức độ thoái hóa. Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nhẹ có thể điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau. Nếu thoái hóa mức độ nặng, có dấu hiệu chèn ép thần kinh gây đau một cách dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, hoặc trong các trường hợp điều trị bằng thuốc uống nhưng cơn đau cổ, tê tay không cải thiện, lúc này người bệnh có thể cần can thiệp phẫu thuật. Việc sử dụng các bài thuốc dân gian có thể áp dụng để giảm triệu chứng đau nhức, tê tay, mỏi gáy cho người bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ một phần để giảm triệu chứng đau, mỏi, không phải là phương pháp điều trị chính trong bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Các bài thuốc dân gian bên cạnh ưu điểm, còn có những khuyết điểm người bệnh cần lưu ý.
Ưu điểm:
- Tính an toàn, lành tính: Các bài thuốc dân gian sử dụng các thành phần tự nhiên, giảm thiểu tác dụng phụ so với thuốc tây.
- Dễ tìm: Hầu hết các nguyên liệu trong bài thuốc đều có sẵn, được bày bán rộng rãi trên thị trường.
- Giá thành hợp lý: Tổng chi phí điều trị thường thấp.
- Chăm sóc toàn diện: Có thể cải thiện sức khỏe toàn thân.
Nhược điểm:
- Thời gian điều trị kéo dài: Hiệu quả thường không rõ rệt như các loại thuốc giảm đau khác, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Chưa đủ bằng chứng khoa học: Việc phối hợp các bài thuốc nam chưa có nhiều bằng chứng khoa học, độ tin cậy chỉ dừng ở mức tham khảo.
- Có thể tương tác thuốc: Một số thảo dược có thể tạo tương tác với các thuốc điều trị khác, cần thận trọng khi phối hợp.
- Chưa thay thế hoàn toàn điều trị y tế: Hiện tại các bài thuốc dân gian chỉ dừng ở mức hỗ trợ chăm sóc, không thể thay thế các biện pháp điều trị y khoa khác.
Gợi ý mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Sử dụng mật ong và ngải cứu
Ngải cứu sau khi rửa sạch sẽ nấu với nước, uống 1-2 lần trong ngày. Trong trường hợp lá thuốc quá đắng, bạn có thể thêm một ít mật ong vào thuốc để dễ uống hơn (hạn chế dùng mật ong tối đa ở người bệnh đái tháo đường).
Nguyên liệu cần có
- Lá ngải cứu: 300g
- Mật ong: 2 – 3 muỗng
Cách thực hiện Lá ngải cứu đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng trong 5 – 7 phút, vớt để ráo. Sau đó, đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và trộn với mật ong rồi uống. Cần kiên trì sử dụng bài thuốc này liên tục 2 tuần để cải thiện triệu chứng đau nhức và hỗ trợ giảm co cứng ở khớp cổ.
Sử dụng bột quế và mật ong
Bột quế và mật ong pha với tỉ lệ 1:2, trộn vào nước ấm, sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức. Người bệnh trộn mật ong và bột quế lại với nhau rồi thêm nước, khuấy đều và uống. Lưu ý người bị dị ứng với bột quế hoặc phụ nữ mang thai, người bệnh đái tháo đường không nên áp dụng phương pháp này.
Dùng gừng và rượu nhồi đu đủ
Bài thuốc dân gian này sử dụng gừng tươi, đu đủ xanh và rượu trắng giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức liên quan đến xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên liệu cần có
- Gừng tươi: 2 củ
- Đu đủ xanh: 1 quả
- Rượu trắng có nồng độ cồn cao: 1/2 ly
Cách làm và sử dụng Gừng tươi để nguyên vỏ rửa sạch và giã nát trộn chung với rượu trắng. Đu đủ xanh đem rửa sạch, cắt bỏ cuống để hở bên trong và nhồi gừng đã trộn rượu vào. Tiếp đó, đậy nắp đu đủ lại và đặt trên bếp than hồng. Chờ đến khi đủ đủ mềm đem bóp nhuyễn rồi bọc vào miếng vải sạch và đắp lên cổ, nơi bị đau nhức
Sử dụng lá lốt
Lá lốt chứa các enzyme có tác dụng tái tạo và phục hồi vùng tổn thương. Trong tinh dầu lá lốt cũng chứa nhiều loại vitamin, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh. Lá lốt sau khi rửa sạch, phơi khô có thể sắc thành thuốc uống để hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh sử dụng khoảng 50 gram lá lốt tươi (hoặc 30 gram lá lốt khô) đem sắc chung với 3 bát nước. Sau khi thuốc cạn còn 1/2 chén, tắt bếp, lọc thuốc và uống 1 lần trong ngày sau bữa ăn tối.
Dùng kết hợp xương rồng ba chia và giấm nuôi
Sự kết hợp của 5 vị thuốc từ thiên nhiên bao gồm cây cỏ xước, rau dền, cây xấu hổ, tầm gửi và cây chìa vôi trắng hoặc tía, tạo thành bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên liệu cần có:
- Xương rồng: 1 nhánh
- Giấm nuôi: 2 muỗng
Cách thực hiện: Người bệnh nên chọn xương rồng ba chia lấy đọt non hoặc bánh tẻ. Sau đó, loại bỏ gai, rửa sạch và giã nát. Tiếp đến, đem xào nóng với giấm nuôi và cho vào miếng vải sạch rồi đắp lên vùng cổ bị đau.
Dùng cây mật gấu
Cây mật chứa các thành phần hóa học như β-sitosterol, β-sitosterol glucoside rabdoserrin A,… có tác dụng kháng viêm giúp giảm đau ở vùng cổ bị thoái hóa. Cách sử dụng Người bệnh sử dụng 30 gram cây mật gấu đem rửa sạch và thái khúc. Sau đó, đun sôi với nước trong vòng 20 phút rồi lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này 2 tuần sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh.
Dùng chìa vôi, dền gai, cỏ xước, tầm gửi và xấu hổ
Với sự kết hợp của 5 vị thuốc từ tự nhiên như cây cỏ xước, rau dền gai, cây xấu hổ, tầm gửi và cây chìa vôi trắng hoặc tím giúp tạo thành bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên liêu cần có:
- Cây tầm gửi: 20g
- Trinh nữ: 20g
- Cỏ xước: 20g
- Rau dền gai: 20g
- Chìa vôi 30g
Cách sử dụng Các vị thuốc trên đã được phơi khô đem sắc chung với 4 chén nước cho đến khi còn 3 chén và chia uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp cải thiện tình trạng co cứng và đau ở cổ.
Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ
Chế độ sinh hoạt:
- Luôn giữ cổ ở tư thế đứng, đúng với độ cong sinh lý.
- Hạn chế giữ tư thế cúi đầu hoặc ngửa đau quá lâu vì có thể gia tăng áp lực lên đốt sống cổ.
- Kết hợp các bài tập nhẹ nhàng, giữ tư thế đúng khi làm việc và ngủ để hạn chế tình trạng đau nhức cổ.
Chế độ ăn uống:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân nặng trong mức cho phép giúp bạn có thể giảm bớt áp lực lên vùng đốt sống bị tổn thương.
- Hạn chế ăn dầu mỡ, thực phẩm mặn, quá nhiều muối.
- Ăn nhiều thực phẩm đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
- Tránh tự ý mua các loại thuốc pha sẵn không rõ nguồn gốc, khi sử dụng thuốc Nam cần được hướng dẫn kĩ càng.
Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau và tê mỏi ở người bị thoái hóa đốt sống cổ.
Xem thêm:
- Đau đỉnh đầu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý
- Thiếu máu não nên ăn gì? 15 thực phẩm chuyên gia khuyên dùng
- Đau đầu chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý
- Trí nhớ kém – 7 cách khắc phục hiệu quả có thể bạn bất ngờ
Bài viết đã cung cấp những thông tin về mẹo chữa đau đốt sống cổ hiệu quả và an toàn. Việc sử dụng thuốc dân gian để chữa đau đốt sống, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé! Nguồn tham khảo: 1. Cervical spondylosis – Mayo Clinic
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787
- Ngày tham khảo: 28/09/2024