Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì? Cách khắc phục hiệu quả

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà không có nguyên nhân rõ ràng và tổn thương bên trong cơ thể. Hãy cùng Docosan tìm hiểu chi tiết về tình trạng này để có cách khắc phục, điều trị hiệu quả nhé.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng mà người bệnh gặp khó khăn trong việc đi ngủ nhưng không có nguyên nhân cụ thể liên quan đến tổn thương thể chất hoặc các bệnh lý thực thể.

Tương tự như các rối loạn giấc ngủ khác, tình trạng này có thể bao gồm các vấn đề như khó đi vào giấc ngủ, không thể duy trì giấc ngủ hay giấc ngủ bị gián đoạn.

Điểm khác biệt là không có bằng chứng về tổn thương cơ học hay y tế gây ra tình trạng này, mà nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến yếu tố tâm lý, căng thẳng hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng mà người bệnh gặp khó khăn trong giấc ngủ nhưng không có nguyên nhân về tổn thương thực thể
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng mà người bệnh gặp khó khăn trong giấc ngủ nhưng không có nguyên nhân về tổn thương thực thể

Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn mà bạn thường gặp:

  • Dị ứng và vấn đề hô hấp: Các tình trạng như dị ứng, cảm lạnh, và viêm nhiễm đường hô hấp trên có thể làm việc thở vào ban đêm trở nên khó khăn. Việc không thở được qua mũi cũng gây ra trở ngại trong giấc ngủ.
  • Tiểu đêm nhiều lần: Tiểu đêm thường xuyên có thể làm bạn phải tỉnh giấc giữa đêm, từ đó dẫn đến gián đoạn giấc ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ các rối loạn hormone hoặc các bệnh lý về đường tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có kèm các dấu hiệu như tiểu đau, tiểu ra máu.
  • Cơn đau mạn tính: Những cơn đau kéo dài có thể gây khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ và thậm chí khiến bạn tỉnh giấc khi đang ngủ. Một số nguyên nhân phổ biến của đau mạn tính như: Viêm khớp, hội chứng mệt mỏi kinh niên, đau cơ xơ hóa, viêm ruột, đau đầu dai dẳng, đau lưng dưới kéo dài.
  • Căng thẳng và lo lắng: Căng thẳng và lo lắng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây khó ngủ hoặc làm bạn thức dậy giữa đêm. Các triệu chứng kèm theo như gặp ác mộng, nói mớ, hay mộng du cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Căng thẳng và lo lắng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ
Căng thẳng và lo lắng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ

Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Mất ngủ không thực tổn

Đây là tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, dù không có nguyên nhân cụ thể về bệnh lý hay tổn thương cơ thể. Người mắc phải tình trạng mất ngủ không thực tổn thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải và suy giảm hiệu suất làm việc vào ban ngày.

Ngủ nhiều

Ngủ nhiều là tình trạng người bệnh ngủ quá mức cần thiết nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Tình trạng này không phải do bệnh lý cụ thể nào gây ra mà thường liên quan đến yếu tố tâm lý, lối sống hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Rối loạn nhịp thức-ngủ xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bị xáo trộn, khiến người bệnh ngủ và thức không đúng giờ. Điều này thường thấy ở những người có lịch làm việc không ổn định hoặc do các yếu tố ngoại cảnh tác động.

Chứng miên hành

Người bệnh mắc chứng miên hành thường thực hiện các hành động như đi lại, nói chuyện trong khi vẫn đang ngủ. Những hành vi này xảy ra mà người bệnh không có nhận thức và thường không nhớ được vào sáng hôm sau.

Người mắc chứng miên hành thường thực hiện các hành động như đi lại, nói chuyện trong khi vẫn đang ngủ
Người mắc chứng miên hành thường thực hiện các hành động như đi lại, nói chuyện trong khi vẫn đang ngủ

Hoảng sợ khi ngủ

Trong khi ngủ, bệnh nhân xuất hiện trạng thái cảm thấy sợ hãi, lo lắng đột ngột. Họ có thể la hét, đổ mồ hôi hoặc thậm chí ngồi bật dậy khi đang ngủ. Tình trạng này thường khiến giấc ngủ bị gián đoạn và gây ra sự lo lắng khi tỉnh dậy.

Ác mộng

Các giấc mơ có thể gây sợ hãi, lo âu và khiến người bệnh tỉnh giấc giữa đêm. Ác mộng thường gặp ở những người đang trải qua căng thẳng, lo âu hoặc có vấn đề tâm lý chưa được giải quyết. Gặp ác mộng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.

Chứng ngủ rũ

Đây là tình trạng người bệnh đột ngột rơi vào giấc ngủ, ngay cả khi đang hoạt động hay làm việc. Tình trạng này thường khó kiểm soát và có thể gây ra những rủi ro trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngủ rũ là tình trạng người bệnh đột ngột rơi vào giấc ngủ, ngay cả khi đang hoạt động hay làm việc
Ngủ rũ là tình trạng người bệnh đột ngột rơi vào giấc ngủ, ngay cả khi đang hoạt động hay làm việc

Cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Để chẩn đoán rối loạn mất ngủ không thực tổn, tình trạng khó ngủ của bạn phải xảy ra ít nhất 3 đêm/tuần, kéo dài ít nhất 3 tháng. Thêm vào đó, triệu chứng này phải gây ra sự căng thẳng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc các hoạt động quan trọng khác trong cuộc sống.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ loại trừ các rối loạn giấc ngủ do nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng chất kích thích, trầm cảm, và các bệnh lý thể chất hoặc tâm thần khác.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện về các vấn đề khác bao gồm việc ghi nhận các tiền sử bệnh lý, khám sức khỏe tổng quát và thực hiện một vài xét nghiệm lâm sàng để phát hiện các bất thường, từ đó đưa ra các phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện về các vấn đề khác bao gồm việc ghi nhận các tiền sử bệnh lý, khám sức khỏe tổng quát và thực hiện một vài xét nghiệm lâm sàng
Bác sĩ sẽ đánh giá toàn diện về các vấn đề khác bao gồm việc ghi nhận các tiền sử bệnh lý, khám sức khỏe tổng quát và thực hiện một vài xét nghiệm lâm sàng

Điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Sử dụng thuốc kê đơn

  • Thuốc ngủ: Giúp bạn dễ dàng vào giấc và duy trì giấc ngủ, nhưng bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị lệ thuộc thuốc.
  • Thực phẩm bổ sung melatonin: Hỗ trợ điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, đặc biệt hữu ích cho những người có rối loạn giấc ngủ do thay đổi múi giờ hoặc làm việc theo ca.
  • Thuốc kháng Histamine: Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ và giúp cải thiện giấc ngủ, nhưng bạn cần thận trọng với tác dụng phụ của thuốc. Bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số loại thuốc sẽ dùng để hỗ trợ điều trị mất ngủ
Một số loại thuốc sẽ dùng để hỗ trợ điều trị mất ngủ

Thay đổi lối sống

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị rối loạn giấc ngủ, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng này như:

  • Thêm nhiều rau củ và cá vào chế độ ăn, giảm lượng đường: Chế độ ăn lành mạnh không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn.
  • Giảm căng thẳng và lo âu bằng cách tập thể dục và kéo giãn: Hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphins, hỗ trợ làm giảm lo âu và cải thiện tâm trạng, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn: Giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Uống ít nước trước khi đi ngủ: Giảm thiểu nguy cơ tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh, giúp giấc ngủ không bị gián đoạn.
  • Giới hạn lượng cà phê và thuốc lá vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối: Caffeine trong cà phê hoặc nicotine trong thuốc lá có thể gây mất ngủ, nên bạn cần hạn chế sử dụng để giúp dễ vào giấc hơn.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ.

Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học
Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học

Mẹo cải thiện chất lượng giấc ngủ

Để có một giấc ngủ chất lượng, bạn có thể áp dụng những thói quen sau đây:

  • Duy trì thói quen ngủ đúng giờ: Hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bao gồm cả cuối tuần.
  • Tạo ra không gian phòng ngủ tối ưu: Phòng ngủ của bạn nên mang lại cảm giác thư giãn nhất. Hãy giữ ánh sáng mờ và giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài, duy trì nhiệt độ thoải mái từ 15-19 độ C.
  • Giảm tiêu thụ chất kích thích: Tránh tiêu thụ nicotine, caffeine và cồn trong 2 giờ trước khi đi ngủ. Những chất kích thích này có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo khi chuẩn bị đi ngủ hoặc có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Phòng ngủ nên yên tĩnh, tối và mát mẻ để dễ vào giấc ngủ và tránh gián đoạn giấc ngủ
Phòng ngủ nên yên tĩnh, tối và mát mẻ để dễ vào giấc ngủ và tránh gián đoạn giấc ngủ

Xem thêm:

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã thêm có nhiều thông tin về nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa rối loạn mất ngủ không thực tổn. Hãy cùng theo dõi Docosan để cập nhật các kiến thức y khoa bổ ích sớm nhất nhé!

Nguồn tham khảo: 1. Sleep Disorders

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/sleep/disorders#treatment
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

2. What are Sleep Disorders?

  • Link tham khảo: https://www.psychiatry.org/patients-families/sleep-disorders/what-are-sleep-disorders
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024

3. Sleep Disorder Treatments

  • Link tham khảo: https://www.nhlbi.nih.gov/health/sleep-disorder-treatments
  • Ngày tham khảo: 05/10/2024
Contact Me on Zalo