Rối loạn lưỡng cực là một dạng bệnh lý tâm thần và thần kinh. Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và có thể gây ra những triệu chứng mãn tính. Vậy rối loạn lưỡng cực là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng như thế nào ? Phương pháp điều trị ra sao ? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Rối loạn lưỡng cực là gì ?
Rối loạn lưỡng cực (tiếng Anh là Bipolar Disorder) là một bệnh tâm thần được xác định bằng những thay đổi cực độ trong tâm trạng. Các triệu chứng có thể bao gồm một tâm trạng cực kỳ cao được gọi là hưng phấn hoặc cũng có thể bao gồm các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là bệnh lưỡng cực hưng – trầm cảm.
Những người bị rối loạn lưỡng cực có thể gặp khó khăn trong việc quản lý các công việc hàng ngày ở trường học hoặc nơi làm việc hoặc duy trì các mối quan hệ xã hội.
Hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh, nhưng có nhiều lựa chọn phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực
Các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực được chia thành hai dạng: khi người bệnh cảm thấy hưng phấn và cảm thấy trầm cảm
Khi cảm thấy hưng phấn, người bệnh rất dễ bị kích động và cảm thấy tràn đầy năng lượng một cách thái quá, những triệu chứng của hiện tượng rối loạn hưng phấn này là:
- Chi tiêu một cách hoang phí
- Có thể sử dụng ma túy
- Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp bảo vệ
Khác với lúc hưng phấn, khi người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm, người bệnh sẽ có một vài triệu chứng như sau:
- Cảm thấy vô vọng, tuyệt vọng một cách vô cớ
- Bỗng nhiên cảm thấy buồn bã
- Không cảm thấy còn năng lượng
- Mất đi hứng thú với các hoạt động thường ngày
- Ngủ ít
- Có ý muốn tự tử
Phân loại rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực được chia thành 3 dạng: rối loạn lưỡng cực loại 1, rối loạn lưỡng cực loại 2 và rối loạn tâm thần chu kỳ
Rối loạn lưỡng cực loại 1
Rối loạn lưỡng cực loại 1 được xác định bằng tâm trạng hưng phấn quá đà hoặc trầm cảm của người bệnh vào lúc trước hoặc sau khi trải một cơn hưng phấn vừa phải.
Loại rối loạn lưỡng cực này xuất hiện ở cả nam lẫn nữ.
Rối loạn lưỡng cực loại 2
Những người mắc loại rối loạn lưỡng cực này trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng kéo dài ít nhất hai tuần. Người bệnh cũng có ít nhất một đợt hưng phấn quá đà kéo dài khoảng 4 ngày. Tình trạng rối loạn lưỡng cực này thường phổ biến hơn ở phụ nữ.
Rối loạn tâm thần kinh theo chu kì
Những người bị bệnh rối loạn tâm thành inh theo chu kì có các giai đoạn suy giảm hiện tượng hưng phấn quá đà và trầm cảm. Các triệu chứng này ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với hưng phấn quá đà và trầm cảm do rối loạn lưỡng cực I hoặc lưỡng cực II gây nên.
Hầu hết những người bị tình trạng này chỉ trải qua một hoặc hai tháng tại thời điểm mà tâm trạng của người bệnh trở nên ổn định.
Nguyên nhân gây nên rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là một dạng tâm thần phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng trên vẫn chưa được lý giải. Một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh được các nhà khoa học xác định là:
Yếu tố di truyền
Nếu cha mẹ hoặc anh chị em của người bệnh từng mắc chứng rối loạn lưỡng cực, nạn nhân có nhiều khả năng phát triển tình trạng bệnh này cao hơn những người khác.
Yếu tố thần kinh
Những bất thường trong cấu trúc não hoặc chức năng của não có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố ngoại cảnh
Một vài yếu tố khách quan cũng có thể gia tăng nguy cơ bị rối loạn lưỡng cực ở người bệnh là:
- Căng thẳng do công việc hay vì các lí do khác một cách tột độ
- Đã từng trải qua một chuyện gì đó đau lòng trong quá khứ
Chẩn đoán tình trạng rối loạn lưỡng cực như thế nào ?
Việc chẩn đoán tình trạng rối loạn lưỡng cực không hề dễ dàng vì dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Một số phương pháp mà các bác sĩ có thể áp dụng để điều trị tình trạng rối loạn lưỡng cực là:
- Khám sức khỏe tổng quát
- Đánh giá tình trạng tâm thần
- Lập biểu đồ tâm tạng của bệnh nhân.
Điều trị rối loạn lưỡng cực
Như đã đề cập ở trên, các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Một vài phương pháp được các bác sĩ áp dụng để điều trị là:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể được chỉ định bởi các bác sĩ là:
- Thuốc ổn định tâm trạng
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống lo âu
Tâm lý trị liệu
Một số phương pháp trị liệu tâm lý có thể được các bác sĩ áp dụng là:
- Liệu pháp nhận thức hành vi: phương pháp này áp dụng cách nói chuyện với chuyen gia tâm lý để giảm các triệu chứng của bệnh
- Giáo dục tâm lý: hình thức tư vấn giúp người bệnh và người thân hiểu được chứng rối loạn này. Biết thêm về rối loạn lưỡng cực sẽ giúp người bệnh và những người khác trong cuộc sống của bạn kiểm soát nó.
- Liệu pháp tương tác cá nhân và nhịp điệu xã hội (IPSRT): phương pháp này tập trung vào việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày, chẳng hạn như ngủ, ăn và tập thể dục. Cân bằng những điều cơ bản hàng ngày này có thể giúp người bệnh kiểm soát rối loạn của mình.
Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù hợp nhất đối với người bệnh.
Kết luận
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Thậm chí nếu không được điều trị, người bệnh sẽ có ý định tự tử. Do đó, người thân cần chú ý đến bệnh nhân nhiều hơn và tìm đến các bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Một số bác sĩ có thể khám và tư vấn bệnh rối loạn lưỡng cực
- Bác sĩ Chuyên khoa I Đặng Thế Ân, 24 năm kinh nghiệm, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, trên 13 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, hơn 11 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài viết được tham khảo từ Thạc sĩ, Bác sĩ khoa Thần Kinh Phạm Quỳnh Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.
Nguồn tham khảo: Healthline.com