Rối loạn ngôn ngữ và những gì bạn cần biết!

Rối loạn ngôn ngữ là hiện tượng người bệnh không thể diễn đạt những thông tin mình muốn truyền tải bằng lời nói cho người khác. Hiện tượng rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở trẻ em và cả người lớn. Tuy vậy, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải hơn cả. Trẻ gặp rối loạn ngôn ngữ thường ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây cùng Docosan.

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ xảy ra khi người bệnh khó khăn trong cách diễn đạt câu từ, suy nghĩ, ý kiến của mình thông qua lời nói. Điều này khiến cho cả bản thân người bệnh và người đối diện không thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả

Hiện tượng rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi. Tuy nhiên, những người cao tuổi cũng có thể gặp tình trạng rối loạn ngôn ngữ. Vậy nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ là do đâu ?

rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ bị tự ti khi giao tiếp

Nguyên nhân gây nên rối loạn ngôn ngữ

Cho đến nay, nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em vẫn chưa thể được xác định. Yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng có thể là tác nhân gây nên hiện tượng trên nhưng cần phải làm rõ thêm

QUá trình rối loạn ngôn ngữ gây khó khăn cho trẻ em trong việc giao tiếp. Nhưng chúng sẽ có thể tự khỏi mà không cần phải thông qua điều trị.

Bên cạnh đó, hiện tượng chậm phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ có thể xảy ra bởi những nguyên nhân sau:

  • Các vấn đề về thính giác
  • Những tổn thương ở não
  • Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương (CNS)
rối loạn ngôn ngữ
Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ

Đôi khi, hiện tượng chậm phát triển khả năng ngôn ngữ có thể đi kèm với những vấn đề khác như:

  • Mất đi thính giác
  • Tự kỷ
  • Khuyết tật học tập: không có khả năng tiếp thu

Một điều có thể chắc chắn là rối loạn ngôn ngữ không liên quan đến sự kém thông minh của trẻ. Các chuyên gia cũng đang tìm cách xác định đâu là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn ngôn ngữ.

Triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt

Triệu chứng rõ ràng nhất của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là khi trẻ dùng quá nhiều từ “ừm” “ờm” khi nói, do trẻ không biết diễn tả ý định của mình như thế nào.

Một số triệu chứng khác có thể kể đến như:

  • Vốn từ vựng giao tiếp nghèo nàn, nếu so sánh với các trẻ khác cùng lứa tuổi.
  • Khả năng diễn đạt theo một câu trọn vẹn bị giới hạn
  • Khả năng kết nối từ và câu để diễn đạt một ý rõ ràng bị giới hạn
  • Khả năng giao tiếp kém
  • Nuốt chữ khi nói
  • Nói các từ sai thứ tự
  • Luôn lặp lại câu hỏi khi đang có ý định trả lời một câu hỏi nào đấy
rối loạn ngôn ngữ
Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ

Những triệu chứng trên có vẻ bình thường khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nếu những hiện tượng trên kéo dài liên tục và không có dấu hiệu tiến triển, có thể đứa trẻ ấy đã gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ.

Rối loạn ngôn ngữ thấu hiểu

Một triệu chứng quan trọng khác của rối loạn ngôn ngữ chính là việc không thể thấu hiểu ý nghĩa của người đối diện, qua đó dẫn đến việc trẻ không thể làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hay thầy cô.

Nếu trẻ trên 18 tháng tuổi nhưng vẫn không thể nghe theo một câu ra lệnh cơ bản như “nhặt đồ chơi của con lên” thì rất có khả năng trẻ đã gặp một vấn đề về rối loạn ngôn ngữ nhẹ

Nếu trẻ trên 30 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn không thể trả lời câu hỏi của bạn bằng câu nói, hoặc bằng hành động gật đầu hay lắc đầu, có thể trẻ đã bị rối loạn ngôn ngữ.

Ảnh hưởng của rối loạn ngôn ngữ

Giao tiếp chính là chìa khóa duy trì các mối quan hệ giữa người với người. Khi trẻ gặp tình trạng rối loạn ngôn ngữ mà không có hướng giải quyết kịp thời, sẽ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Tệ nhất là trẻ sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, hoặc những vấn đề về tâm lý khi đến tuổi trưởng thành.

rối loạn ngôn ngữ
Ảnh hưởng của rối loạn ngôn ngữ

Bên cạnh đó, rối loạn ngôn ngữ còn có thể là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.

Đối với người cao tuổi, rối loạn ngôn ngữ sẽ khiến họ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người thân, dễ dẫn đến cảm giác cô đơn.

Cách điều trị hiện tượng rối loạn ngôn ngữ

Điều trị và làm suy giảm triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em và người cao tuổi cần có sự hợp tác đến từ nhiều phía như bác sĩ, chuyên gia tâm lý, người thân,…

Kiểm tra sức khỏe

Việc đầu tiên cần làm là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Phương pháp ngôn ngữ

Ở trẻ em, phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ thường được áp dụng chính là rèn luyện khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tùy thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và tình trạng bệnh mà các chuyên gia sẽ có các phương pháp khác nhau cho trẻ.

Trẻ có thể sẽ được tập luyện giao tiếp 1-1 với các chuyên gia ngôn ngữ được ghép theo nhóm cùng các trẻ khác để cùng nhau tập luyện. Những chuyên gia ngôn ngữ sẽ dựa theo tình trạng của trẻ mà đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Sự hỗ trợ đến từ người thân

Với trẻ em, cha mẹ hay người thân của trẻ có thể hỗ trợ trẻ trong việc phát triển khả năng ngôn ngữ bằng những mẹo nhỏ sau:

  • Đặt câu hỏi cho trẻ một cách ngắn gọn, chậm rãi, dễ hiểu và kiên nhẫn đợi trẻ trả lời.
  • Giữ bầu không khí thoải mái để trẻ không cảm thấy lo lắng
  • Yêu cầu trẻ giải thích lại câu hỏi hoặc câu sai khiến của cha mẹ bằng chính ngôn ngữ của trẻ
rối loạn ngôn ngữ
Trao đổi với chuyên gia tâm lý để biết chính xác phương pháp khắc phục tình trạng rối loạn ngôn ngữ

Liệu pháp tâm lý

Với những bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn ngôn ngữ, sự có mặt cùng người thân và các chuyên gia tâm lý sẽ phần nào gỡ bỏ những rào cản trong giao tiếp của bệnh nhân. Qua đó giúp giảm nhẹ các triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ đối với người cao tuổi.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Hiện tượng rối loạn ngôn ngữ sẽ dễ có những tác động tiêu cực đến vấn đề tâm lý ở trẻ em lẫn người lớn tuổi. Do đó, bệnh nhân luôn cần sự hỗ trợ từ phía người thân. Nếu cảm thấy trẻ hay người cao tuổi trong gia đình bạn có những triệu chứng như trên, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa Thần kinh gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Một số bác sĩ chuyên khoa Thần kinh có thể tham khảo:

  • Bác sĩ Chuyên khoa I Đặng Thế Ân, 24 năm kinh nghiệm, 91 Bình Lợi, Phường 13, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, trên 13 năm kinh nghiệm, 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Bình Tân.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, hơn 11 năm kinh nghiệm, 242 Đường số 1, An Lạc, Bình Tân

Nguồn tài liệu tham khảo: Heathline.org