Bài viết được tham khảo từ Thạc Sĩ, Bác sĩ khoa Thần Kinh Phạm Quỳnh Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến đối với cả nam và nữ, với mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bệnh diễn ra thường xuyên đối với người trưởng thành, khoảng từ 45 tuổi trở lên. Rối loạn tiền đình gây nên nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy rối loạn tiền đình là gì ? Triệu chứng và nguyên nhân từ đâu mà xuất hiện ? Và cách phòng tránh ra sao, hãy theo dõi bài viết phía dưới.
Tóm tắt nội dung
1. Rối loạn tiền đình là gì
Rối loạn tiền đình là quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin bị tắc nghẽn do các tổn thương ở dây thần kinh số 8, các động mạch nuôi dưỡng não hoặc các vùng xung quanh não và tai trong.
Do tiền đình (bộ phận nằm phía sau hai bên tai, thuộc hệ thần kinh) có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể, giúp cho các hoạt động của cơ thể hoạt động một cách suôn sẻ. Nên khi bộ phận này bị tổn thương, cơ thể của người bệnh sẽ không còn khả năng duy trì trạng thái cân bằng. Dẫn đến nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nguy hiểm nhất chính là người bệnh có thể bị tai nạn khi đang đi lên xuống cầu thang, hoặc khi người bệnh đứng tại lầu cao, có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, đây là căn bệnh không nên xem thường, cần có hướng điều trị thích hợp khi nhận biết các triệu chứng của bệnh.
2. Triệu chứng của rối loạn tiền đình
Triệu chứng của rối loạn tiền đình được chia thành nhiều cấp độ, tùy theo tình trạng của bệnh. Đối với bệnh nhân lớn tuổi thì triệu chứng diễn ra thường xuyên và nặng hơn. Cụ thể:
- Chóng mặt, buồn nôn, ù tai: Đây là triệu chứng dễ dàng nhận thấy được ở bệnh nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình.
- Không thể giữ thăng bằng cơ thể, thường xuyên té ngã
- Thục hiện các động tác sinh thường ngày một cách khó khăn, như việc đứng lên, ngồi xuống, xoay qua hai bên.
- Khả năng tập trung bị suy giảm do cảm giác lo sợ khi thực hiện các tư thế thông thường.
- Ở một số bệnh nhân sẽ xảy ra các triệu chứng không thể nhìn rõ, đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng.
Qua các triệu chứng trên, có thể dễ dàng nhận ra rằng rối loạn tiền đình khiến cho người bệnh mất đi sự tập trung trong công việc, học tập. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ mất đi khả năng thực hiện các sinh hoạt thường ngày, phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân.
3. Nguyên nhân của rối loạn tiền đình
Để có hướng điều trị thích hợp đối với bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, chúng ta cần xác định rõ đâu là nguyên nhân gây bệnh:
- Yếu tố đầu tiên gây bệnh chính là việc bệnh nhân thường xuyên gặp áp lực trong cuộc sống, làm tổn thương hệ thống thần kinh, làm tác động tới dây thần kinh số 8. Khi bộ phận này bị tổn thương sẽ dẫn tới việc truyền tải thông tin lên não bị sai lệch, gây nên việc rối loạn tiền đình
- Việc bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp thấp,… làm cản trở sự lưu thông của mạch máu. Qua đó hiện tượng máu đi lên não gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân có thể bị mắc thêm bệnh thiếu máu não.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về não như u não, viêm dây thần kinh,… cũng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình.
- Bệnh cũng thường gặp ở các bệnh nhân cao tuổi.
- Thường xuyên sống trong môi trường nhiều tiếng ồn cũng sẽ gây nguy hại đến tai, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình.
- Một số nghiên cứu cho thấy rằng bệnh rối loạn tiền đình cũng có yếu tố di truyền.
Chẩn đoán rối loạn tiền đình như thế nào ?
Để chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn tiền đình, các bác sĩ sẽ phải sử dụng đồng thời các biện pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Các bác sĩ sẽ quan sát dựa trên các dấu hiệu lâm sàng sau
- Chóng mặt
- Mất thăng bằng
- Hai bên nhãn cầu rung giật
Bên cạnh đó, các biện pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình cận lâm sàng có thể được áp dụng là:
- X-quang cột sống
- Siêu âm hệ mạch cảnh đốt sống
- Chụp CT sọ não
- Đo chức năng tiền đình bằng Ảnh động nhãn đồ
5. Cách điều trị rối loạn tiền đình
Cách điều trị rối loạn tiền đình sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, cụ thể như sau:
- Áp dụng các bài tập bồi dưỡng thăng bằng: các chuyên gia về vật lý trị liệu đã thiết kế những bài tập nhằm cải thiện khả năng giữ thăng bằng cơ thể của người bệnh. Để đề phòng trường hợp người bệnh bị té ngã, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ thăng bằng như gậy chống chân.
- Phương pháp tái định vị Canalith: nếu bệnh nhân gặp tình trạng chóng mặt lành tính (BPPV) thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tái định vị Canalith nhằm di chuyển các hạt octonia đến vị trí của nơi không gây ra chóng mặt (octonia hay còn gọi là hạt canalith ở tai trong bị vỡ ra sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiền đình). Được thực hiện bằng cách điều chỉnh đầu của bệnh nhân, quy trình thực hiện phương pháp này cần phải có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng thuốc: việc điều trị rối loạn tiền đình có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, những loại thuốc này sẽ kiểm soát tình trạng chóng mặt và nôn mửa của bệnh nhân.
- Thuốc chống chóng mặt: thuốc kháng histamin, thuốc ức chế chọn lọc canxi, thuốc an thần benzodiazepine.
- Thuốc tăng cường tuần hoàn não, cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình của bệnh nhân như betahistine, piracetam, almitrin-raubasin ginkgo biloba
- Áp dụng phương pháp phẫu thuật: Nếu những phương pháp trên không thật sự hiệu quả, giải pháp phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng để các bác sĩ có thể điều trị bệnh rối loạn tiền đình của bệnh nhân.
4. Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một bệnh có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc chữa trị bệnh với thuốc cần có sự kê khai, chẩn đoán kỹ càng của bác sĩ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân có thể áp dụng luyện tập vật lý trị liệu để khôi phục các chức năng của cơ thể. Bắt đầu từ việc luyện tập ở đốt sống cổ, giúp máu lưu thông lên não một cách dễ dàng hơn.
Đối với những bệnh nhân cao tuổi khi xuất hiện những triệu chứng nặng như: suy giảm thị giác, thính giác,… thì cần tìm đến sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị một cách chi tiết hơn.
Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình tái phát trong tương lai, bệnh nhân phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh như ăn thêm nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước. Tuyệt đối không uống bia rượu hay hút thuốc lá vì sẽ làm cho tình hình của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bệnh cũng nên dành chút ít thời gian để đi bộ mỗi ngày. Tốt nhất bệnh nhân nên đi bộ 60 phút mỗi ngày để máu có thể lưu thông tốt hơn.
5. Các bác sĩ khám và điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy
Bác sĩ Chuyên khoa II, Lê Trọng Nghĩa
6. Kết luận
Rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biế và cần điều trị lâu dài. Do đó, nếu bạn cảm thấy mình hay người thân có những triệu chứng như trên, bạn cần tìm ngay tới các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh uy tín để được hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập website Docosan, hoặc tải ứng dụng Docosan trên điện thoại để đặt lịch hẹn với bác sĩ gần nhất.
Nguồn tham khảo: Webmd.com, Hopskinmedicine.org