Tê nửa người chính là tình trạng một nửa cơ thể bị mất đi khả năng hoạt động. Những người bị tê nửa người sẽ khiến cho sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều. Hãy cùng Docosan tìm hiểu tình trạng tê bì nửa người qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Tê bì nửa người là gì?
Tê ở nửa người có thể do nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau gây ra và có thể là trường hợp khẩn cấp. Nguyên nhân bao gồm tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh, đột quỵ và các vấn đề khác của cơ thể. Triệu chứng của tê nửa người có thể gặp như là:
- Yếu cơ mặt, tay hoặc chân.
- Khó khăn khi nói chuyện hoặc hiểu.
- Mất thị lực.
- Chóng mặt.
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran.
- Mất cảm giác.
- Chuột rút.
- Không giữ được thăng bằng
Tê bì nửa người thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Tê nửa người có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên có một số đối tượng đặc biệt có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn như là:
- Những người bị mắc chứng cao huyết áp, bị mắc bệnh tim mạch, bị tiểu đường hoặc bị u não.
- Những người đã từng bị đột quỵ hoặc có nguy cơ cao sẽ bị.
- Người bị tổn thương khi sinh nở.
- Những người bị thương ở vùng đầu.
- Người bị đau nửa đầu.
- Người bị những bệnh lý nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng, nhất là chứng nhiễm trùng huyết và bị áp xe cổ lan rộng đến não khi không được điều trị.
- Người lớn tuổi.
Tê bì nửa người là dấu hiệu của bệnh gì?
Bệnh thoái hóa cột sống
Thoái hoá cột sống là tình trạng lớp sụn khớp bị mòn dần theo thời gian, các đầu xương đốt sống sẽ trực tiếp ma sát với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm. Điều này dẫn đến sưng bao hoạt dịch khớp và khô khớp do dịch khớp tiết ra ngày càng ít.
Ngoài ra, sự ma sát của các đầu xương còn góp phần hình thành gai xương tại đây. Gai xương phát triển quá mức lại tiếp tục cọ xát gây ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý thần kinh ngoại biên bị chèn ép. Hội chứng này xảy ra khi thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay. Hậu quả của việc chèn ép là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, khiến người bệnh khó chịu.
Đĩa trượt
Thoát vị đĩa đệm hay trượt đĩa đệm là tình trạng đệm mô giữa các xương trong cột sống bị lệch hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu do chấn thương, tai nạn hay thoái hóa. Khi đĩa đệm thoát vị, nó có thể đè lên các dây thần kinh gần đó và gây ra các triệu chứng như ngứa ran hoặc đau ở các bộ phận bị ảnh hưởng bên dưới đĩa đệm. Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm như:
- Đau cổ, lưng dưới, chân hoặc cánh tay.
- Tê hoặc ngứa ran – thường ở một bên cơ thể nhưng đôi khi ở cả hai bên.
- Khó cử động cánh tay hoặc chân.
Đột quỵ
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não là một trường hợp y tế khẩn cấp. Đột quỵ thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Lúc này, bệnh nhân có thể mất khả năng điều khiển được một phần cơ thể.
Bệnh đa xơ cứng
Bệnh đa xơ cứng là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến não và tủy sống liên quan đến sự mất các sợi bao myelin của hệ thần kinh trung ương , ngăn cản các dây thần kinh của bạn hoạt động bình thường. Tình trạng này có thể đi kèm nhiều triệu chứng, bao gồm:
- Tê hoặc ngứa ran ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.
- Cảm thấy mệt mỏi.
- Đi lại khó khăn.
- Nhìn mờ.
- Cứng cơ và co thắt.
Khối u
Khối u là nhóm tế bào phát triển bất thường và không phải tất cả các khối u đều là ung thư. U lành tính là khối u không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nhưng cả hai loại nếu nằm trong hoặc gần não hoặc cột sống, chúng có thể đè lên các dây thần kinh và gây ra các triệu chứng như tê hoặc ngứa ran.
Các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tê bì nửa người cần chú ý
Tình trạng tê nửa người thường đặc trưng bởi cảm giác tê hoặc châm chích, nóng rát. Ngoài ra cũng có các triệu chứng khác như:
- Yếu mặt, tay hoặc chân.
- Khó giao tiếp.
- Mất thị lực.
- Chóng mặt.
- Mất cảm giác.
- Chuột rút.
- Teo cơ.
- Run rẩy.
- Thăng bằng kém.
- Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.
Cách điều trị chứng tê bì nửa người
Cách điều trị chứng tê nửa người sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó người bệnh cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị phù hợp.
Bệnh thoái hóa cột sống
Một trong những điều cần được người bệnh lưu ý là hiện nay, không có cách nào có thể chữa khỏi thoái hóa cột sống hoàn toàn. Thay vào đó, các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào các việc sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau.
- Cải thiện khả năng vận động.
- Làm chậm quá trình thoái hóa.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay đôi khi có thể tự khỏi sau vài tháng. Nhưng nếu tình trạng của bạn ngày càng trầm trọng, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị:
- Sử dụng nẹp cổ tay và không thực hiện các hoạt động khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Uống thuốc giảm đau.
- Thực hiện các bài tập cho tay.
- Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hội chứng ống cổ tay như giảm cân nếu bạn thừa cân.
- Tiêm steroid.
- Phẫu thuật.
Đĩa trượt
Trượt đĩa đệm có thể được kiểm soát tại nhà bằng cách dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm đơn giản. Nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ đề nghị như tiêm steroid, thuốc giãn cơ hoặc vật lý trị liệu.
Đột quỵ
Đột quỵ là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị tại bệnh viện. Tùy thuộc vào loại đột quỵ mà bạn đã mắc phải, phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc điều trị.
- Phẫu thuật để loại bỏ mảng xơ vữa.
- Điều trị ổn định huyết áp, cholesterol, đường huyết.
Bệnh đa xơ cứng
Hiên nay chưa có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng, nhưng có rất nhiều phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của tình trạng bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi như sử dụng thuốc nhóm steroid , thuốc giảm đau thần kinh hoặc thuốc giãn cơ để làm giảm các triệu chứng.
Khối u
Phương pháp điều trị khối u phụ thuộc vào việc khối u có phải là ung thư hay không và vị trí của nó. Bệnh nhân cần được can thiệp y tế chuyên sâu để có thể loại bỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của khối u bằng cách uống thuốc, phẫu thuật, hoá trị hay xạ trị tuỳ vào tình trạng của khối u.
Cách phòng ngừa tình trạng tê nửa người
Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ và ngăn ngừa tình trạng tê liệt nửa người như:
- Kiểm soát và điều trị bệnh nền: tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch có thể dẫn đến đột quỵ, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng liệt nửa người. Vì vậy, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát các tình trạng này có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.
- Phòng ngừa chấn thương đầu: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chấn thương đầu, như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc chơi thể thao, có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương sọ não dẫn đến liệt nửa người.
- Cấp cứu kịp thời: Nếu bệnh nhân gặp các triệu chứng của đột quỵ hoặc các biến cố thần kinh khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Đối với những tình trạng khẩn cấp, điều trị kịp thời có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và tăng cơ hội phục hồi.
- Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì sức mạnh cơ bắp, khả năng phối hợp và sức khỏe toàn cơ thể, đặc biệt ở những người có nguy cơ cao bị liệt nửa người.
- Tránh các thói quen không lành mạnh: Bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.
Sản phẩm bổ sung Vitamin B giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe, cơ thể con người, nhất là trong quá trình trao đổi chất. Vitamin B rất quan trọng đối với các hoạt động ở hệ thần kinh và những cơ quan khác trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin B qua các bữa ăn hàng ngày hoặc các viên uống an toàn, hiệu quả.
Tê bì nửa người là một tình trạng khó khăn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn, nhưng với sự hỗ trợ và điều trị phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Bên cạnh đó, hãy tập thay đổi lối sống lành mạnh và cân bằng sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng khó chịu này. Hãy chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh nhé.
Xem thêm:
- Tê bì ngón tay út có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị.
- Tê bì ngón tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị.
- Tê bì một vùng da do mất cảm giác có nguy hiểm không?
Tài liệu tham khảo:
1. Numbness on One Side of the Body
- Link tham khảo: https://www.verywellhealth.com/numbness-on-one-side-of-the-body-5525769
- Ngày tham khảo: 28/11/2024.
2. Numbness on one side of body? Why it happens and what helps
- Link tham khảo: https://www.livehealthily.com/health-library/symptoms/numbness-tingling-side-of-body
- Ngày tham khảo: 28/11/2024.
3. Hemiplegia: Causes, Symptoms, Treatment and Prevention
- Link tham khảo: https://www.carehospitals.com/blog-detail/hemiplegia/
- Ngày tham khảo: 28/11/2024.