Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng, nhất là những người lớn tuổi hoặc thường xuyên vận động gây áp lực lên cột sống. Vậy nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Cách điều trị tương ứng với từng nguyên nhân như thế nào? Cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị mòn. Đĩa đệm là một lớp đệm nằm giữa các đốt sống trong xương sống giúp giảm xóc và tăng cường sự dẻo dai khi con người cử động. Trên thực tế, đĩa đệm cột sống của mọi người đều thoái hóa theo thời gian và đây là một quy luật bình thường của quá trình lão hóa. Khi lớp đĩa đệm mòn đi và trở nên mỏng hơn, các khớp xương có thể bắt đầu cọ xát vào nhau. Sự ma sát này thường gây đau và kéo theo các vấn đề khác, chẳng hạn như:
  • Bệnh vẹo cột sống ở người lớn: Là tình trạng cột sống bị cong do ma sát quá nhiều.
  • Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng đĩa đệm bị phồng, từ đó trượt ra khỏi vị trí ban đầu hoặc thậm chí bị vỡ.
  • Hẹp ống sống: Là tình trạng khi không gian xung quanh cột sống bị thu hẹp.
  • Trượt đốt sống: Là tình trạng xảy ra khi đốt sống di chuyển vào và ra khỏi vị trí bình thường.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị mòn
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra khi đĩa đệm cột sống bị mòn

Ai có nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng?

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng diễn ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
  • Chấn thương cấp tính, chẳng hạn như ngã.
  • Béo phì.
  • Giới tính sinh học: Phụ nữ sẽ có nhiều khả năng mắc phải các triệu chứng hơn so với đàn ông.
  • Tiền sử gia đình bị đau lưng hoặc rối loạn cơ xương.
  • Thường xuyên gây căng thẳng quá mức ở phần lưng dưới do chơi thể thao, nâng vật nặng hoặc làm công việc đòi hỏi nhiều sức lực.
  • Người ngồi lâu hoặc ngồi với tư thế xấu gây căng thẳng ở các đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Thiếu sự hỗ trợ cho các đĩa đệm do cơ lõi yếu.
  • Hút thuốc hoặc bất kỳ hình thức hấp thụ nicotine nào.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một phần phổ biến của quá trình lão hóa, tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều bị đau hoặc có các triệu chứng đáng chú ý khác khi tuổi tác tăng lên. Các triệu chứng có xu hướng phát sinh khi cột sống mất ổn định, căng cơ và có cơn kích thích rễ thần kinh xảy ra.
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn bình thường
Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn bình thường

Nguyên nhân gây ra bệnh lý

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường diễn ra khi đĩa đệm cột sống bị mòn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
  • Đĩa đệm cột sống bị khô: Đĩa đệm của con người có phần lõi mềm chủ yếu để chứa nước. Khi tuổi tác tăng lên, lượng nước trong phần lõi đó sẽ dần mất đi. Kết quả là đĩa đệm trở nên mỏng hơn và không chịu được nhiều lực tác động như trước.
  • Đĩa đệm cột sống bị rách hoặc nứt: Những chấn thương nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây ra những vết rách hoặc nứt trên đĩa đệm, thường ở gần dây thần kinh. Bên cạnh đó, nếu thành ngoài của đĩa đệm cột sống bị nứt, đĩa đệm có thể trật ra khỏi vị trí, được gọi là thoát vị đĩa đệm và có thể chèn ép dây thần kinh cột sống.
  • Viêm đĩa đệm: Khi các protein trong khoang đĩa đệm gây kích thích các dây thần kinh xung quanh, bao gồm cả dây thần kinh nhỏ trong khoang đĩa đệm và các dây thần kinh lớn hơn như dây thần kinh tọa, tình trạng viêm có thể diễn ra và gây cảm giác đau nhức ở vùng lưng dưới.
  • Sự mất ổn định trong chuyển động của đĩa đệm: Khi các vòng ngoài của đĩa đệm, được gọi là vòng xơ, bị mòn và không thể hấp thụ áp lực lên cột sống một cách hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trạng đĩa đệm chuyển động dọc theo đoạn đốt sống và gây đau nhức khi cử động.
Khi đĩa đệm cột sống bị khô sẽ trở nên mỏng hơn và không chịu được nhiều lực tác động như trước
Khi đĩa đệm cột sống bị khô sẽ trở nên mỏng hơn và không chịu được nhiều lực tác động như trước

Triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là đau cổ và đau lưng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các tình trạng đau như:
  • Cơn đau đến rồi đi nhưng lặp lại kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • Tình trạng tê hoặc ngứa ran ở tay hoặc chân.
  • Cơn đau lan tỏa xuống vùng mông và lưng dưới.
  • Cơn đau tăng lên khi ngồi, cúi hoặc nâng vật nặng.
  • Đau lưng dưới vừa phải nhưng liên tục, diễn tiến âm ỉ từ nhẹ đến nặng.
  • Cảm giác vùng lưng dưới bị yếu hoặc mất ổn định khi có chuyển động đột ngột.
Cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng thường tăng lên khi ngồi, cúi hoặc nâng vật nặng
Cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng thường tăng lên khi ngồi, cúi hoặc nâng vật nặng

Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có di truyền không?

Theo thống kê, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra ở 6 – 10% dân số nói chung và tăng lên đến 25 – 60% ở các vận động viên. Ngoài ra, tình trạng chấn thương này cũng xảy ra ở một số gia đình, từ đó cho thấy bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể có yếu tố di truyền.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ chuyên khoa thường đặt ra các câu hỏi xoay quanh tình trạng đau, bao gồm:
  • Cơn đau bắt đầu từ khi nào?
  • Bạn cảm thấy đau ở đâu?
  • Hoạt động nào thường gây đau đớn nhất?
  • Những biện pháp nào có thể làm giảm cơn đau?
  • Bạn có từng bị thương hoặc tai nạn trước đây không?
  • Bạn có triệu chứng nào khác như ngứa ran hoặc tê không?
  • Bạn có thể đi bộ được bao xa?
Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể sử dụng thêm các thủ thuật hình ảnh như chụp X-quang, CT hoặc MRI để đưa ra kết luận chính xác hơn về tình trạng của bệnh nhân. Đồng thời, các phép thử về phản xạ và mức độ đau cũng có thể được áp dụng để kiểm tra chức năng thần kinh và sức bền còn lại của cơ.
Để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ chuyên khoa thường đặt ra các câu hỏi xoay quanh tình trạng đau
Để chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ chuyên khoa thường đặt ra các câu hỏi xoay quanh tình trạng đau

Cách điều trị thoái hoá cột sống thắt lưng

Thông thường, bác sĩ sẽ đề xuất điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bằng các phương án không xâm lấn trước, bao gồm:
  • Vật lý trị liệu: Bệnh nhân được khuyến khích tham gia các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn cơ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  • Thuốc: Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ hoặc steroid là một trong những biện pháp giúp giảm đau hiệu quả.
  • Tiêm steroid: Tiêm thuốc vào gần dây thần kinh cột sống, đĩa đệm hoặc khớp để giảm viêm và đau.
  • Phẫu thuật cắt dây thần kinh bằng sóng cao tần: Sử dụng dòng điện để đốt các dây thần kinh cảm giác và ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến não.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân không cần phẫu thuật để điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh đã thử qua nhiều phương pháp điều trị không xâm lấn mà vẫn bị đau dai dẳng hoặc yếu cơ, phẫu thuật có thể là một lựa chọn tốt hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
  • Phẫu thuật cắt đĩa đệm: Cắt bỏ một phần đĩa đệm cột sống để giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Phẫu thuật cắt lỗ thần kinh: Mở rộng lỗ mở cho rễ thần kinh bằng cách loại bỏ mô và xương.
  • Phẫu thuật cắt bỏ xương sống: Lấy ra một phần nhỏ xương ở cột sống dưới (xương sống).
  • Loại bỏ gai xương: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các gai xương đã bị tổn thương và suy giảm chức năng.
  • Hợp nhất cột sống: Kết nối hai hoặc nhiều đốt sống để cải thiện độ ổn định.
Một số người còn tự tìm thấy biện pháp giảm đau tại nhà. Nhưng cần lưu ý rằng các phương pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm đau trong một thời gian ngắn, nhưng chúng không phải là phương pháp điều trị lâu dài cho các đĩa đệm đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Người bệnh có thể cân nhắc kết hợp các biện pháp này song song với chế độ điều trị của bác sĩ:
  • Tập thể dục: Các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc bơi lội có thể giúp tăng cường sức bền của cơ lưng và hỗ trợ giảm đau.
  • Liệu pháp nóng và lạnh: Chườm đá và chườm nóng xen kẽ nhau cứ 10 đến 15 phút một lần, tối đa từ 3 đến 4 lần mỗi ngày có thể làm giảm đau nhức và tình trạng viêm.
  • Kéo giãn: Tập yoga nhẹ nhàng và kéo giãn cơ mỗi ngày có thể cải thiện tư thế và giảm căng thẳng khi vận động.
  • Massage: Liệu pháp massage có thể làm giảm căng thẳng và co thắt ở các cơ lưng dưới, giảm áp lực lên cột sống và giảm đau. Ngoài ra, massage có thể cải thiện lưu thông, cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện bệnh và oxy cho các cơ đang căng thẳng.
Ngoài ra, việc điều chỉnh nhỏ từ các hoạt động hàng ngày cũng có thể làm giảm đau hiệu quả. Ví dụ, đeo đai lưng khi nâng vật nặng hoặc tránh vặn mình khi nâng vật nặng có thể ngăn ngừa cơn đau bùng phát do sử dụng các nhóm cơ lưng quá mức. Sử dụng ghế công thái học và nệm hỗ trợ cũng có thể giúp giảm đau hàng ngày.
Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng được khuyến khích tham gia các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn cơ
Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng được khuyến khích tham gia các bài tập tăng cường sức mạnh và kéo giãn cơ

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể được phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm cột sống thông qua các biện pháp thay đổi lối sống, bao gồm:
  • Duy trì cân nặng lý tưởng.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng sức mạnh và sự linh hoạt.
  • Tập các bộ môn giúp tăng cường sự dẻo dai: aerobic, yoga,…
  • Ngồi đúng tư thế, không giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Không gắng sức khi chơi thể thao hoặc mang vác vật nặng.
  • Duy trì thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đi khám ngay khi có các dấu hiệu đau, nhức, tê, ngứa ran,… tại vùng lưng dưới và cả những khu vực khác.
Tập thể dục điều độ là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Tập thể dục điều độ là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Xem thêm: NATB cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau và tê mỏi ở người bị thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là một quy luật bình thường của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến chậm hơn khi được điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn đọc hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè để cùng nhau đẩy lùi bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Nguồn tham khảo: 1. Degenerative Disk Disease
  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16912-degenerative-disk-disease
  • Ngày tham khảo: 27/09/2024
2. Causes and Risk Factors of Lumbar Degenerative Disc Disease
  • Link tham khảo: https://www.spine-health.com/conditions/degenerative-disc-disease/causes-and-risk-factors-lumbar-degenerative-disc-disease
  • Ngày tham khảo: 27/09/2024
3. Lumbar Spondylosis (Osteophytes, Bone Spurs)
  • Link tham khảo: https://emedicine.medscape.com/article/249036-overview?form=fpf
  • Ngày tham khảo: 27/09/2024
Contact Me on Zalo