Sa sút trí tuệ và những thông tin cần biết

Sa sút trí tuệ (Dementia) là triệu chứng của rất nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Nổi bật trong số đó là bệnh Alzheimer. Vậy người bệnh cần biết những thông tin gì về hiện tượng sa sút trí tuệ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây

Dementia la gi
Sa sút trí tuệ thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

Nguyên nhân của sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ bị gây bởi nhũng tổn thương ở các tế bào não. Những tổn thương này sẽ ngăn cản quá trình truyền tải thông tin giữa các tế bào não với nhau. Khi các tế bào não này không thể giao tiếp được một cách bình thường, sẽ dẫn tới sự bất thường của hành vi, thói quen, suy nghĩ,…

Cấu tạo của não người được chia thành nhiều phân khu, và mỗi khi phân khu sẽ đảm nhận từng chức năng cụ thể. Khi một phân khu bị tổn thương thì chức năng hoạt động của phân khu ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tình trạng sa sút trí tuệ sẽ liên quan đến những tổn thương cụ thể trong tế bào não. Ví dụ như với hội chứng Alzheimer, sự gia tăng của protein bên trong và bên ngoài tế bào não sẽ khiến cho não bị tổn thương, vùng não này được gọi là hippocampus, có chức năng ghi nhớ, suy nghĩ và học tập. Khi các tế bào não bị tổn thương, vùng não này chính là khu vực dễ bị tổn thương đầu tiên. Đó là lí do sa sút trí tuệ chính là triệu chứng đầu tiên của hội chứng Alzheimer.

Ở người cao tuổi, những tổn thương ở tế bào não có thể vĩnh viễn không thể chữa được. Tuy vậy, một số yếu tố gây bệnh nếu được điều trị sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh:

  • Trầm cảm
  • Thiếu hụt vitamin
  • Sử dụng thưc uống có cồn quá mức
  • Các vấn đề về tuyến giáp

Triệu chứng thường thấy của sa sút trí tuệ

Những triệu chứng của sa sút trí tuệ có thể nhận thấy rõ ràng, cụ thể là:

  • Khả năng ghi nhớ ngắn hạn gặp vấn đề
  • Hay quên những vật dụng quan trọng như ví, chìa khóa
  • Quên trả tiền hóa đơn
  • Quên chuẩn bị bữa ăn hoặc quên luôn cả giờ ăn
  • Quên đi những cuộc hẹn đã được đặt lịch trước

Ở trên chỉ là một số triệu chứng thường thấy của tình trạng sa sút trí tuệ ở người bệnh. Các triệu chứng này sẽ có chiều hướng diễn biến xấu đi nếu không có bất kì sự hỗ trợ cần thiết nào.

Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh từ sớm sẽ giúp các bác sĩ tìm ra phương pháp cải thiện các triệu chứng sa sút trí tuệ hiệu quả nhất.

Các phương pháp chẩn đoán sa sút trí tuệ

Thực ra không có bất kì phương pháp kiểm tra cụ thể để xem bệnh nhân có thực sự bị sa sút trí tuệ hay không. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem liệu người bệnh có những triệu chứng của hội chứng Alzheimer hay các dạng sa sút khác hay không ?

Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh, sức khỏe tổng quát, các bài kiểm tra về khả năng vận động và sự thay đổi trong tính cách, suy nghĩ hằng ngày.

Qua những câu hỏi và các bài kiểm tra, các bác sĩ sẽ xác định liệu tình trạng sa sút trí tuệ của bệnh nhân ở mức cao hay thấp. Tuy vậy rất khó để các bác sĩ biết được chính xác người bệnh đang gặp phải loại sa sút trí tuệ cụ thể nào. Bệnh nhân có thể được chỉ định đến gặp các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, lão khoa hoặc các chuyên gia tâm lý.

Cách điều trị chứng sa sút trí tuệ

Sử dụng thuốc

Hiện tại, chưa có phương pháp nào để điều trị hoàn toàn tình trạng sa sút trí tuệ của bệnh nhân, các bác sĩ chỉ có thể chỉ định thuốc cho người bệnh đẻ cải thiện các triệu chứng của bệnh.

  • Thuốc ức chế acetylcholinesterase: loại thuốc này ngăn chặn cho acetylcholine không bị phá vỡ bởi một loại enzymne, giúp các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau. Tác dụng phụ là thuốc có thể gây buồn nôn, chán ăn ở người bệnh.
  • Thuốc memantine: Thuốc này được dùng cho các trường hợp Alzheimer diễn biến nặng, dành cho những bệnh nhân không có khả năng hấp thụ thuốc acetylcholinesterase. Cơ chế hoạt động của thuốc sẽ giúp ngăn chặn tác động của một lượng lớn hóa chất trong não gọi là glutamate. Tác dụng phụ có thể gặp là đau đầu, chóng mặt và táo bón.

Điều trị sa sút trí tuệ không sử dụng thuốc

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người thân của bệnh nhân nên hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều trị sa sút trí tuệ bằng những phương pháp khác như:

  • Kích thích khả năng suy nghĩ của người bệnh: người thân có thể hỗ trợ bệnh nhân chơi những trò chơi có thể vận dụng khả năng suy nghĩ của người bệnh như trò chơi ô chữ, sudoku,..
  • Phục hồi khả năng nhận thức: có thể nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế để giúp bệnh nhân sa sút trí tuệ phục hồi các nhận thức như hướng dẫn họ sử dụng điện thoại hoặc các hoạt động thường ngày khác. Phương pháp này sẽ vận động những tế bào não còn khả năng hoạt động hỗ trợ cho những tế bào não khác.
  • Giúp bệnh nhân hồi tưởng lại những kỷ niệm: Người thân có thể giúp bệnh nhân hồi tưởng lại những ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời họ thông qua hình ảnh, video, những vật dụng chứa nhiều kỷ niệm,… Qua đó giúp người bệnh tránh rơi vào trạng thái trầm cảm, cô đơn

Những phương pháp trị liệu trên sẽ được sử dụng kết hợp lại với nhau nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

Kết luận

Hội chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi. Do đó, khi cảm thấy người thân gặp những triệu chứng như trên, bạn nên tìm đến các bác sĩ Lão khoa hoặc Thần kinh gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị chứng sa sút trí tuệ:


Bài viết được tham khảo từ Thạc sĩ, Bác sĩ khoa Thần Kinh Phạm Quỳnh Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.

Nguồn tư liệu tham khảo: Alz.org, MSDmanuals.com