Uống nước vối có mất ngủ không? Ai không nên uống nước lá vối?

Nước lá vối có tác dụng thải độc, thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng nước vối cần tuân theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ điều trị. Hãy cùng Docosan tìm hiểu uống nước vối có mất ngủ không và những ai không nên uống nước lá vối trong bài viết dưới đây nhé!

Uống nước vối có mất ngủ không?

Nước vối là nước pha từ lá hoặc nụ của cây vối, đây là một loại cây phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Lá và nụ của cây vối chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Thông thường, loại cây này được biết đến với tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt và kháng khuẩn. Nước vối có vị đắng nhẹ, khi uống vào có thể có hậu vị ngọt, thường được dùng trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống nước vối, nhất là những người có các một số bệnh lý như rối loạn giấc ngủ hoặc phụ nữ mang thai/đang cho con bú cũng hạn chế không dùng nước vối. Uống nước vối có thể gây mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt với những người có tình trạng mất ngủ sẵn hoặc rối loạn giấc ngủ từ trước. Do đó, không nên uống nhiều nước vối ở người bình thường và hạn chế ở người có tiền sử mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Uống nước vối có thể gây mất ngủ nặng hơn
Uống nước vối có thể gây mất ngủ nặng hơn

Lợi ích của nước lá vối với sức khỏe

Nước lá vối có thể giúp thanh nhiệt, giải khát, làm dịu cơ thể trong những ngày nắng nóng. Ngoài ra, nước vôi còn có vai trò kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa một số bệnh lý nhiễm trùng. Đồng thời, nước vối còn có một số công dụng khác như:

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Nước vối có thể giúp người bệnh tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết, đồng thời cải thiện lượng đường trong máu đối với người có nguy cơ mắc phải đái tháo đường. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường nếu muốn sử dụng lá vối cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để hạn chế rủi ro về sức khỏe.

Phòng chống và cải thiện bệnh gout

Nước vối với vai trò thanh lọc cơ thể, giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Do đó ở bệnh nhân gout có thể bổ sung nước vối để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Đồng thời, các hợp chất có trong lá và nụ vối có vai trò giảm viêm, giảm tác dụng chống oxy hóa, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh gout.
Uống nước vối có thể hỗ trợ giảm uric máu
Uống nước vối có thể hỗ trợ giảm uric máu

Cải thiện đầy bụng, khó tiêu

Nước vối có một số lợi ích cho hệ tiêu hóa của người bệnh chẳng hạn như nước vôi có thể giúp người bệnh kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó giảm tình trạng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu. Do đó, người thường xuyên có vấn đề về hệ tiêu hóa có thể cân nhắc sử dụng nước lá vối.

Giải độc gan

Nhờ khả năng chống oxy hóa và thanh nhiệt giải độc, nước vối có thể hỗ trợ giúp gan thải độc tốt hơn, thúc đẩy quá trình bài xuất và làm mát gan. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bệnh chỉ nên sử dụng nước vối với liều lượng nhất định và tuân theo dặn dò, hướng dẫn của bác sĩ.
Uống nước vối có thể hỗ trợ giải độc gan
Uống nước vối có thể hỗ trợ giải độc gan

Ai không nên uống nước lá vối?

Một số đối tượng không nên sử dụng nước lá vối như:
  • Thường xuyên cảm thấy đói bụng/có bệnh lý dạ dày: Nước vối có thể gây cồn cào, khó chịu cho dạ dày, vì thế người bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng.
  • Huyết áp thấp: Nước vối có thể làm giảm huyết áp thêm, từ đó khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
  • Bệnh lý về tiêu hóa: Nước vối có thể gây đau bụng, tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều.
  • Phụ nữ mang thai: Dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe mẹ bầu.
  • Người bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên không nên sử dụng nước lá vối hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên không nên sử dụng nước lá vối
Người bệnh rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên không nên sử dụng nước lá vối

Một số lưu ý khi uống nước lá vối

  • Uống nước lá vối khô nên kết hợp bổ sung men tiêu hóa để giảm tính kháng khuẩn, tránh tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
  • Người quá gầy, sức khỏe yếu, suy nhược không nên sử dụng cây vối vì có thể gây chán ăn, suy dinh dưỡng nếu không can thiệp và ngưng thuốc kịp thời.
  • Nên nấu nước vối có pha loãng với nước lọc, tránh uống nước vối quá đặc để không gây kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tiêu chảy và mệt mỏi.
  • Trước khi sử dụng cây vối trong bất kỳ trường hợp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên sử dụng nước lá vối nếu đã để qua đêm, không uống khi đói hoặc ngay sau khi ăn.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ và người mắc các bệnh lý nền cần hạn chế sử dụng cây vối.
  • Có thể kết hợp uống nước lá vối với các sản phẩm bổ sung Vitamin B để hạn chế tình trạng mất ngủ.
Trong quá trình sử dụng nước lá vối, nếu xảy ra bất cứ triệu chứng bất thường nào hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm đáng kể thì bạn nên ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở gần nhất để được chẩn đoán kịp thời. Người bệnh có thể uống nước vối khi không có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, không nên uống một lần quá nhiều mà có thể chia nhỏ thành nhiều cữ uống nếu cần thiết. Lưu ý quan trọng nhất: Chỉ nên sử dụng nước lá vối sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu có bất thường nào cần phải đi khám bác sĩ ngay hoặc tới trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi.
Khi sử dụng nước lá vối cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Khi sử dụng nước lá vối cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Xem thêm: Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề uống nước vối có mất ngủ không. Không nên uống nước vối ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn giấc ngủ hay đang mất ngủ. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé! Nguồn tham khảo: 1. Cellulitis – Mayo Clinic
  • Link tham khảo: https://jst-ud.vn/jst-ud/article/view/8317
  • Ngày tham khảo: 28/10/2024
2. Competitive Relationship Between Cleistocalyx operculatus and Syzygium  – NCBI 
  • Link tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC9231832/
  • Ngày tham khảo: 28/10/2024
Contact Me on Zalo