Uống trà sữa bị mất ngủ phải làm sao? 5 cách khắc phục hiệu quả nhanh

Uống trà sữa vào buổi tối là sở thích của nhiều người, nhưng cũng không ít lần thức uống yêu thích này trở thành “thủ phạm” gây mất ngủ, khiến bạn mệt mỏi vào ngày hôm sau. Vậy uống trà sữa bị mất ngủ phải làm sao? Cùng Docosan tìm hiểu 5 cách khắc phục hiệu quả và nhanh chóng qua bài viết dưới đây.

Trà sữa là gì? Các thành phần có trong trà sữa

Trà sữa là một loại đồ uống kết hợp giữa trà và sữa, thường được thêm vào các thành phần như đường, siro và các loại topping như trân châu, thạch hay pudding. Nguồn gốc của trà sữa bắt đầu từ Đài Loan và đã trở thành một hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt được yêu thích bởi giới trẻ.

Các thành phần chính trong trà sữa bao gồm:

  • Trà: Là thành phần chính tạo nên hương vị cho trà sữa. Loại trà thường dùng là trà đen, trà xanh hoặc trà ô long, cung cấp hương thơm và một lượng caffeine vừa phải.
  • Sữa hoặc kem: Sữa giúp làm dịu vị đắng của trà và tạo nên hương vị béo ngậy. Kem béo hoặc bột kem không sữa cũng có thể được thêm vào để tăng độ béo.
  • Đường hoặc siro: Đây là thành phần tạo độ ngọt cho trà sữa, thường được điều chỉnh tùy theo sở thích cá nhân.
  • Topping: Những loại topping như trân châu, thạch, pudding, hạt thủy tinh hoặc trái cây khô giúp tăng thêm hương vị và tạo độ thú vị khi uống.
  • Chất phụ gia khác: Để tạo ra nhiều hương vị đa dạng, người pha chế có thể thêm các loại siro như siro dâu, bạc hà hoặc chocolate.
Trà sữa là một loại đồ uống kết hợp giữa trà và sữa, thường được thêm đường, siro và các loại topping
Trà sữa là một loại đồ uống kết hợp giữa trà và sữa, thường được thêm đường, siro và các loại topping

Uống trà sữa có bị mất ngủ không?

Uống trà sữa có thể gây mất ngủ, đặc biệt nếu uống vào buổi chiều muộn hoặc tối. Nguyên nhân chính là do thành phần caffeine có trong trà. Caffeine là một chất kích thích, giúp tỉnh táo nhưng cũng có thể gây khó ngủ nếu tiêu thụ quá gần giờ đi ngủ.

Ngoài caffeine, đường và chất tạo ngọt trong trà sữa cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đường làm tăng năng lượng ngắn hạn khiến cơ thể tỉnh táo hơn, từ đó làm giấc ngủ trở nên chập chờn.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của trà sữa đến giấc ngủ còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và thói quen sử dụng caffeine. Những người nhạy cảm với caffeine nếu uống trà sữa vào buổi chiều hoặc tối sẽ cảm thấy khó ngủ hơn so với người ít nhạy cảm.

Tại sao khi uống trà sữa gây mất ngủ?

Trà sữa chứa nhiều caffeine

Trà, đặc biệt là trà đen thường dùng trong trà sữa, chứa một lượng caffeine đáng kể. Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác buồn ngủ. Điều này có thể khiến bạn khó ngủ hơn, đặc biệt nếu uống trà sữa vào buổi tối.

Caffeine có thể cản trở quá trình thư giãn của cơ thể, gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ và giấc ngủ không sâu, dẫn đến mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Caffeine có thể cản trở quá trình thư giãn của cơ thể, gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ và giấc ngủ không sâu
Caffeine có thể cản trở quá trình thư giãn của cơ thể, gây ra tình trạng trằn trọc, khó ngủ và giấc ngủ không sâu

Hàm lượng đường cao có trong trà sữa gây mất ngủ

Trà sữa thường chứa nhiều đường, khiến cơ thể người dùng tăng cường năng lượng đột ngột. Sự gia tăng năng lượng này có thể dẫn đến cảm giác hưng phấn và khó thư giãn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ngủ.

Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ ảnh hưởng đến năng lượng mà còn có thể làm rối loạn nội tiết tố, nhất là quá trình sản xuất melatonin – hormone quan trọng điều hòa giấc ngủ.

Mất cân bằng đường ruột

Một số loại trà sữa chứa nhiều chất béo từ sữa hay kem béo, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu, khiến người dùng khó chịu và khó ngủ.

Ngoài ra, thành phần đường trong trà sữa thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển, gây rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Chất béo và chất phụ gia trong trà sữa cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây khó chịu.

Mức serotonin thấp

Uống trà sữa thường xuyên khiến đường ruột mất cân bằng, làm suy giảm khả năng sản xuất serotonin – tiền chất của hormone điều hòa giấc ngủ melatonin, từ đó làm giấc ngủ trở nên chập chờn. Bên cạnh đó, uống nhiều trà sữa, đặc biệt là vào buổi tối hoặc gần giờ đi ngủ, sẽ khiến cơ thể không kịp chuyển hóa caffeine và đường, làm tăng nguy cơ mất ngủ.

Hàm lượng calo cao

Uống trà sữa có hàm lượng calo cao có thể gây mất ngủ. Lượng calo này chủ yếu đến từ đường, chất béo và các topping như trân châu, làm tăng mức năng lượng đột ngột. Khi uống trà sữa vào buổi tối, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và hấp thụ, dẫn đến cảm giác khó chịu, đầy bụng, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và dễ tỉnh giấc giữa đêm.

Ngoài ra, đôi khi chính tâm lý lo lắng về việc mất ngủ sau khi uống trà sữa cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Cảm giác bất an và căng thẳng có thể làm cho giấc ngủ càng trở nên khó khăn hơn.

Uống trà sữa có hàm lượng calo cao có thể gây mất ngủ
Uống trà sữa có hàm lượng calo cao có thể gây mất ngủ

Lợi ích và tác dụng phụ khi uống trà sữa

Lợi ích khi uống trà sữa

Trà sữa không chỉ là thức uống yêu thích của nhiều người mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu được uống ở mức độ hợp lý:

  • Cung cấp sức mạnh cho cơ thể: Trong trà có chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, trong khi sữa cung cấp canxi, kali, vitamin D và B12, giúp xương và cơ chắc khỏe.
  • Nguồn năng lượng tuyệt vời: Một ly trà sữa là phương pháp cung cấp năng lượng nhanh chóng nhờ carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác trong sữa, giúp người dùng tăng cường sức mạnh cho cơ thể.
  • Giảm căng thẳng: Trà sữa chứa tryptophan và caffeine, giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ và giảm căng thẳng. Tuy nhiên, cần uống trà sữa với liều lượng hợp lý vì nếu uống quá nhiều có thể gây lo lắng.

Một số tác dụng phụ khi uống trà sữa

Trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, nhưng việc lạm dụng thức uống này có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Một số tác dụng phụ phổ biến khi uống trà sữa bao gồm:

  • Tăng cân, béo phì: Lượng đường cao trong trà sữa là nguyên nhân chính gây tăng cân, vì đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, chất béo bão hòa từ sữa và kem cũng làm tăng cholesterol xấu trong máu.
  • Mất ngủ: Caffeine có trong trà có thể kích thích thần kinh, gây khó ngủ, đặc biệt nếu uống gần giờ đi ngủ. Đường trong trà sữa cũng làm tăng mức năng lượng, khiến người dùng khó đi vào giấc ngủ sâu.
  • Rối loạn tiêu hóa: Uống quá nhiều trà sữa có thể gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong trà sữa, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy và buồn nôn.
  • Da bị mụn: Đường và chất béo trong trà sữa làm tăng lượng insulin trong máu, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh: Việc tiêu thụ nhiều trà sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp. Các chất tạo màu, chất bảo quản có trong trà sữa cũng có thể gây hại cho gan và thận.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Nếu uống nhiều trà sữa thay thế cho các bữa ăn chính, người dùng có thể gặp tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lượng đường cao trong trà sữa là nguyên nhân chính gây tăng cân
Lượng đường cao trong trà sữa là nguyên nhân chính gây tăng cân

Uống trà sữa bị mất ngủ phải làm sao?

Hít thở theo nhịp 4 – 7 – 8

Hít thở theo nhịp 4 – 7 – 8 là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp chống lại tình trạng mất ngủ, đặc biệt là sau khi uống trà sữa. Phương pháp này không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách tăng cường cung cấp oxy cho não và giảm căng thẳng.

Cách thực hiện phương pháp hít thở 4 – 7 – 8 như sau:

  • Chuẩn bị tư thế: Ngồi hoặc nằm thoải mái, giữ lưng thẳng và mắt nhắm lại.
  • Hít vào: Hít sâu qua mũi trong 4 giây, tập trung vào việc cảm nhận luồng không khí tràn vào phổi.
  • Giữ hơi thở: Giữ hơi thở trong 7 giây. Trong khoảng thời gian này, cố gắng thả lỏng cơ thể và cảm nhận sự thư thái.
  • Thở ra: Thở ra từ từ qua miệng trong 8 giây, tưởng tượng bản thân đang thải bỏ mọi lo âu và căng thẳng ra khỏi cơ thể.
  • Lặp lại: Thực hiện chu trình này từ 4 đến 8 lần cho đến khi thật sự cảm thấy thư giãn.

Phương pháp hít thở 4 – 7 – 8 được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho người thực hiện, bao gồm:

  • Giảm căng thẳng: Kỹ thuật hít thở này giúp làm giảm lượng hormone cortisol – hormone gây stress, giúp người tập cảm thấy thoải mái hơn.
  • Thư giãn tâm trí: Hít thở sâu giúp làm dịu tâm trí, giảm lo âu và căng thẳng, đặc biệt đối với người đang cảm thấy bồn chồn sau khi uống trà sữa.
  • Cải thiện giấc ngủ: Việc điều chỉnh nhịp thở có thể giúp kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, giúp cơ thể trở nên thư giãn và dễ dàng hơn trong việc đi vào giấc ngủ.

Thư giãn cơ thể

Thư giãn cơ thể là yếu tố quan trọng giúp cải thiện giấc ngủ, đặc biệt là sau khi uống trà sữa. Một số phương pháp thư giãn hiệu quả có thể kể đến như:

  • Thực hiện bài tập thư giãn: Tập yoga hoặc giãn cơ nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Hít thở sâu: Kỹ thuật hít thở sâu giúp ổn định nhịp tim và giảm lo âu, bao gồm các thao tác hít vào qua mũi, giữ lại vài giây rồi thở ra từ từ.
  • Tạo không gian yên tĩnh: Thiết lập không gian ngủ thoải mái, tối và yên tĩnh để dễ dàng thư giãn. Đồng thời nên tránh xa thiết bị điện tử trước khi ngủ.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng: Âm nhạc thư giãn cũng là phương tiện giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Duy trì thói quen ngủ tốt: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để ổn định nhịp sinh học.
  • Uống nước ấm hoặc trà thảo mộc: Chọn uống trà thảo mộc không chứa caffeine hoặc nước ấm trước khi ngủ sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn.
Âm nhạc thư giãn cũng là phương tiện giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn
Âm nhạc thư giãn cũng là phương tiện giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn

Sử dụng phương pháp ngủ nhanh

Để chống mất ngủ khi uống trà sữa, mọi người có thể áp dụng một số phương pháp ngủ nhanh sau:

  • Thực hành thở sâu: Tập trung vào hơi thở bằng cách hít vào qua mũi trong 4 giây, giữ hơi trong 4 giây và thở ra từ từ qua miệng trong 6 giây để giảm căng thẳng.
  • Thiền định hoặc hình dung: Dành thời gian để thiền hoặc tưởng tượng về một nơi yên bình để giúp tâm trí thư giãn.
  • Tư thế ngủ thoải mái: Đảm bảo nằm ở tư thế thoải mái, sử dụng gối hỗ trợ để giảm áp lực.
  • Nghe nhạc thư giãn: Âm nhạc nhẹ nhàng hoặc âm thanh thiên nhiên có thể giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
  • Giảm ánh sáng và tiếng ồn: Tạo không gian tối và yên tĩnh để dễ dàng thư giãn, có thể sử dụng rèm chắn sáng và tai nghe nếu cần.
  • Sử dụng kỹ thuật hít thở 4 – 7 – 8: Hít vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây để làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ bắp.
  • Tránh màn hình điện tử: Hạn chế sử dụng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh có thể gây cản trở giấc ngủ.

Sử dụng phương pháp bấm huyệt, massage dễ ngủ

Sử dụng phương pháp bấm huyệt và massage là cách hiệu quả để chống mất ngủ, đặc biệt cho những người thường uống trà sữa.

Bấm huyệt là phương pháp kích thích các điểm huyệt trên cơ thể, giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Một số huyệt hữu ích bao gồm:

  • Huyệt Thái Dương: Thái dương huyệt nằm cạnh chỗ lõm nhất xát ngay ngoài mỏm ổ mắt xương gò má. Vị trí này được coi là điểm nối của đuôi lông mày và đuôi mắt. Bấm huyệt này sẽ giúp giảm căng thẳng và thư giãn tâm trí.
  • Huyệt Ấn Đường: vị trí huyệt Ấn Đường ở trên đường thẳng nối 2 đầu lông mày, tìm điểm chính giữa thẳng sống mũi lên, tác động vào huyệt này giúp giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ.
  • Huyệt Dũng Tuyền: Huyệt Dũng Tuyền nằm trên một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua khoảng trống giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3. Bấm huyệt này giúp cân bằng năng lượng và giảm mệt mỏi.

Bên cạnh đó, các kỹ thuật massage đơn giản có thể kết hợp với bấm huyệt bao gồm:

  • Massage cổ và vai: Giảm căng thẳng.
  • Massage bàn chân: Kích thích tuần hoàn và thư giãn.
  • Massage đầu: Tăng cường tuần hoàn máu và thư giãn.

Một số phương pháp khác

Để giảm thiểu tình trạng mất ngủ khi uống trà sữa, mọi người còn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Hạn chế thời gian uống trà sữa: Nên tránh uống trà sữa vào buổi tối và gần giờ đi ngủ; thay vào đó hãy thưởng thức vào buổi sáng hoặc giữa ngày.
  • Chọn loại trà sữa ít đường và ít caffeine: Lựa chọn trà sữa với hàm lượng đường và caffeine thấp để giảm nguy cơ mất ngủ.
  • Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: Thực hiện các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tập yoga trước khi đi ngủ.
  • Thiết lập giờ ngủ cố định: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày để ổn định nhịp sinh học.
  • Tạo không gian ngủ thoải mái: Cần đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối và mát mẻ để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng các biện pháp tự nhiên: Thử các loại thảo dược như trà hoa cúc hoặc tinh dầu oải hương trước khi ngủ để thư giãn.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngủ ngon hơn, nhưng cần lưu ý tránh tập luyện nặng gần giờ đi ngủ.
  • Theo dõi chế độ ăn uống: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế bổ sung thực phẩm chứa caffeine và đường.
Nên tránh uống trà sữa vào buổi tối và gần giờ đi ngủ; thay vào đó hãy thưởng thức vào buổi sáng hoặc giữa ngày
Nên tránh uống trà sữa vào buổi tối và gần giờ đi ngủ; thay vào đó hãy thưởng thức vào buổi sáng hoặc giữa ngày

Lưu ý để tránh mất ngủ khi uống trà sữa

Trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người, nhưng nếu không cẩn thận thì việc tiêu thụ trà sữa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Một số lưu ý giúp mọi người có thể thưởng thức trà sữa mà vẫn đảm bảo giấc ngủ ngon bao gồm:

  • Hạn chế lượng caffeine: Caffeine có trong trà là chất kích thích có thể gây khó ngủ nếu tiêu thụ quá nhiều. Hãy chọn loại trà sữa có ít caffeine hoặc không có caffeine, đồng thời cân nhắc giảm lượng trà sữa nạp vào cơ thể.
  • Thời điểm uống: Nên uống trà sữa vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, điều này sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa caffeine trước khi đi ngủ. Đồng thời cần tránh uống trà sữa gần giờ ngủ.
  • Chú ý đến lượng đường: Đường có thể làm tăng mức năng lượng trong cơ thể và gây khó ngủ. Do đó, người dùng nên chọn trà sữa ít đường hoặc tự pha chế tại nhà để kiểm soát lượng đường tốt hơn.
  • Kết hợp với các loại thức uống khác: Bạn có thể uống trà sữa kết hợp xen kẽ với nước lọc hoặc nước ép trái cây để cân bằng lượng caffeine và chất lỏng trong cơ thể.
  • Chọn trà sữa chất lượng: Sử dụng trà sữa làm từ nguyên liệu tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đồng thời giảm nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Xem thêm:

Để khắc phục tình trạng mất ngủ khi uống trà sữa, việc lựa chọn thời điểm và liều lượng tiêu thụ là rất quan trọng. Ngoài ra, thiết lập thói quen thư giãn trước khi ngủ và duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Bằng cách áp dụng những biện pháp này, bạn có thể tận hưởng trà sữa mà không còn lo lắng về giấc ngủ của mình. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn đọc hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè để cùng biết cách khắc phục mất ngủ khi uống trà sữa.

Nguồn tham khảo:

1. What Are the Benefits of Drinking Tea With Milk?

  • Link tham khảo: https://www.medicinenet.com/what_are_the_benefits_of_drinking_tea_with_milk/article.htm
  • Ngày tham khảo: 27/10/2024
Contact Me on Zalo