Thận và hệ tiết niệu đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Việc khám thận tiết niệu định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy quy trình và cách khám thận tiết niệu như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Khám thận tiết niệu bao gồm những gì?
Khám thận tiết niệu là một loạt các quy trình được thực hiện để đánh giá hệ thống tiết niệu của cơ thể. Quy trình khám lâm sàng thận tiết niệu bao gồm:
- Khám thận
- Khám niệu quản
- Khám bàng quang
- Khám niệu đạo
- Khám tuyến tiền liệt (đối với nam giới)
Ngoài ra, quy trình khám thận tiết niệu cũng cần kết hợp với khám tổng quát toàn thân để xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân. Một số trường hợp cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm tiết niệu, chụp X quang, xét nghiệm chức năng thận,…
Quy trình khám thận tiết niệu như thế nào?
Khám thận tiết niệu lâm sàng
Quy trình khám lâm sàng thận tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và tuyến tiền liệt đối với nam giới
Khám thận
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, nằm ngay dưới xương sườn, mỗi bên cột sống. Mỗi quả thận dày khoảng 3cm, rộng 6cm và dài 12cm. Thận có chức năng lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu, từ đó giúp cân bằng nội môi.
Khám thận là một phần trong quy trình khám bụng, bao gồm các kỹ thuật nhìn, sờ, nghe và gõ. Trước khi khám, bệnh nhân nằm trên giường, tư thế ngửa, đầu kê gối, hai tay để xuôi hai bên hay để trước ngực thư giãn.
Đầu tiên, bác sĩ nhìn tổng quát vào vùng bụng, quan sát xem bệnh nhân có nghiêng người hay cảm giác khó chịu bên nào. Tiếp tục tiến hành sờ nắn thận trái, thận phải. Ghi nhận tình trạng đau, sưng tấy, phù nề, hố thắt lưng đầy,… Sau khi khám lâm sàng thận, bác sĩ đánh giá tình trạng thành bụng, phát hiện điểm đau hoặc khối u (nếu có),…
Khám niệu quản
Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Có hai niệu quản, gắn vào mỗi quả thận. Nửa trên của niệu quản nằm ở vùng bụng và nửa dưới nằm ở vùng xương chậu. Khám niệu quản là một trong những bước khám thận tiết niệu, bằng phương pháp sờ ở 3 vị trí:
- Điểm tiết niệu quản trên chỗ nối bể thận và niệu quản)
- Điểm niệu quản giữa (chỗ niệu quản vắt qua động mạch chậu)
- Điểm niệu quản dưới (chỗ niệu quản đổ vào bàng quang)
Bác sĩ sẽ ghi nhận tình trạng đau tại các điểm niệu quản. Các điểm niệu quản đau gợi ý nguyên nhân tắc nghẽn niệu quản do sỏi hoặc cục máu đông.
Khám bàng quang
Bàng quang là một cơ quan rỗng hình chỏm cầu, nằm ở vùng bụng dưới có chức năng lưu trữ nước tiểu. Khám bàng quang là một trong những bước khám thận tiết niệu, với các kỹ thuật nhìn, sờ và gõ khi tiến hành thăm khám.
Bình thường, bàng quang không sờ thấy được. Khi bệnh nhân có triệu chứng bí tiểu, tắc nghẽn đường tiểu dưới có thể làm bàng quang căng, khi ấn vào thấy đau và gây cảm giác buồn tiểu. Bác sĩ sẽ phát hiện khối u với đỉnh trồi lên trên, gõ đục, khối u căng và không di động trong một số tình trạng bệnh lý.
Khám niệu đạo
Khám niệu đạo là một trong những bước khám thận tiết niệu, với các kỹ thuật nhìn và sờ:
- Đối với nam: Bộc lộ dương vật, dùng ngón trỏ và ngón cái ép nhẹ vào đầu dương vật, bình thường, không có dịch tiết bên trong lỗ niệu đạo.
- Đối với nữ: Đưa ngón trỏ vào trong âm đạo và vuốt nhẹ niệu đạo từ trong ra ngoài. Ghi nhận dịch tiết từ lỗ niệu đạo.
Trong trường hợp các dịch tiết bất thường cần phải làm thêm các xét nghiệm nhuộm Gram hoặc cấy vi sinh để chẩn đoán chính xác vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
Khám tuyến tiền liệt
Khám tiền liệt tuyến là một trong những bước khám thận tiết niệu đối với nam giới, thông qua thăm khám hậu môn trực tràng. Đặt ngón trỏ vào khám như khám hậu môn trực tràng. Sau đó, xoay tay để sờ thấy mặt sau của tuyến tiền liệt.
Sờ kỹ tiền liệt tuyến, xác định 2 thùy bên và rãnh giữa. Ghi nhận: kích thước, hình dạng, mật độ, tính di động, xác định xem có hạch hay cảm giác đau tức không. Tuyến tiền liệt bình thường có mật độ dai như cao su và không đau, không dính vào các mô xung quanh.
Khám thận tiết niệu cận lâm sàng
Một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến thận niệu như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Độ lọc cầu thận (Glomerular filtration rate – GFR)
- Siêu âm thận
- Sinh thiết thận
Các xét nghiệm này cung cấp thông tin chuẩn xác giúp đánh giá chức năng và tình trạng của hệ thống tiết niệu. Khi bạn có vấn đề về thận niệu, hãy đến thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng phương pháp thích hợp.
Khi nào cần khám thận tiết niệu?
Bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và kiểm tra, khi gặp phải một số triệu chứng bất thường liên quan đến thận tiết niệu chẳng hạn như:
- Nước tiểu có màu bất thường: Nước tiểu màu đen, đỏ, hồng hoặc nâu có thể là dấu hiệu của vấn đề tiết niệu hoặc thận.
- Đau ở khu vực thận: Đau ở khu vực thận có thể là dấu hiệu của sỏi thận hoặc vấn đề khác liên quan đến hệ thống tiết niệu.
- Thay đổi lượng nước tiểu hoặc tần suất tiểu tiện: Nếu có thay đổi đột ngột trong lượng nước tiểu hoặc tần suất tiểu tiện, có thể là dấu hiệu của vấn đề thận.
- Sưng, phù nề mặt, tay hoặc chân: Sưng hoặc phù nề có thể xuất hiện do thận ứ nước hoặc một số vấn đề liên quan đến chức năng thận hoặc hệ thống tiết niệu.
- Tăng huyết áp: Một trong những chức năng chính của thận là điều chỉnh áp lực máu, vì vậy tăng huyết áp có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về thận.
- Tiền sử gia đình: Nếu có tiền sử gia đình về các vấn đề thận, bạn có thể cần theo dõi sức khỏe của mình thường xuyên thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ.
- Đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe thận, vì bệnh có thể gây tổn thương cho thận.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường cần được theo dõi thường xuyên hơn về sức khỏe thận do sự giảm chức năng tự nhiên theo thời gian.
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nêu trên, hoặc nếu có các yếu tố nguy cơ cao, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về cách tiếp cận kiểm tra và chăm sóc dựa trên tình trạng cá nhân của bạn.
Khám thận tiết niệu tại Phòng khám Đa khoa Family Health
Phòng khám Đa Khoa Family Health là phòng khám tích hợp mô hình nhà thuốc đạt chuẩn GPP. Phòng khám đảm bảo chất lượng cuộc sống cộng đồng bằng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại dựa trên Y học chứng cứ. Family Health cung cấp các dịch vụ khám thận tiết niệu đầy đủ và chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Đội ngũ bác sĩ
Tiến sĩ Bác sĩ Trần Minh Hưng, hiện là Đồng sáng lập Co-Founder và Cố vấn Y khoa tại Phòng khám Đa khoa Family Health. Cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm dành toàn thời gian cho công tác khám chữa bệnh cũng như chăm sóc bệnh nhân tại phòng khám, bao gồm:
- BS CKI Nguyễn Quốc Tiến
- BS CKI Lê Thanh Bình
- ThS BS Trương Đăng Khoa
- BS Vũ Đức Công
- BS Lê Minh Đại
- BS Trần Phước Duy Bảo
- BS Vũ Thái Hoàng
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Family Health giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh liên quan đến thận niệu. Ngoài ra thì các bác sĩ rất tâm lý và quy trình khám thận tiết niệu tại đây rất đầy đủ với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân.
Cơ sở vật chất
Phòng khám Đa khoa Family Health không chỉ tự hào bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm mà còn tự hào vì chất lượng phục vụ với hệ thống trang thiết bị hiện đại như hệ thống thiết bị siêu âm, thiết bị nội soi, thiết bị đo lường, xét nghiệm,… Là một trong những phòng khám thận tiết niệu được bệnh nhân đánh giá cao.
Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại, đã giúp Family Health nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho bệnh nhân. Vậy nên nếu bạn có nhu cầu khám thận tiết niệu, bạn có thể yên tâm thăm khám tại đây. Phòng khám cam kết đáp ứng mọi nhu cầu khám và điều trị về thận tiết niệu một cách toàn diện và chuyên nghiệp.
Dịch vụ khám thận tiết niệu
Đối với các bệnh nhân đặt lịch hẹn khám thận tiết niệu tại Phòng khám Đa khoa Family Health sẽ được bác sĩ khai thác thông tin ban đầu bao gồm triệu chứng thường gặp, triệu chứng bất thường, tần xuất xuất hiện, chế độ ăn uống,… hay các vấn đề này. Dựa vào các thông tin mà bệnh nhân cung cấp, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định khám cận lâm sàng phù hợp để tìm nguyên nhân và từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Bên cạnh phương pháp điều trị hiệu quả, bác sĩ của Family Health không bỏ qua bước tư vấn chăm sóc sức khỏe tại nhà. Những điều này đều góp phần giúp bệnh tình dần hồi phục.
Đánh giá từ khách hàng
Phòng khám Đa khoa Family Health nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân, một số ý kiến ghi nhận được như sau:
- Bệnh nhân 1: “Phòng khám sạch đẹp. Đội ngũ nhân viên phục vụ rất tận tình (đến đón nhận niềm nở, về dặn dò chu đáo). Giá cả hợp lý.”
- Bệnh nhân 2: “Lần đầu mình đăng kí tư vấn Online nên cũng không tin lắm nhưng thấy chi phí vừa phải nên cũng thử xem vì ngại đi phòng khám. Tư vấn xong mình thấy an tâm hẳn. Cám ơn bác sĩ Đại.”
- Bệnh nhân 3: “Nhân viên chu đáo, tư vấn kỹ, không mất công chen lấn như đi bệnh viện công.”
- Bệnh nhân 4: “Phòng khám sạch sẽ, khám nam khoa hơi ngại nhưng được cái bác sĩ tâm lý hehe.”
- Bệnh nhân 5: “Thủ tục nhanh chóng, mấy bạn nv nhiệt tình, giá cao nhưng tiền nào của đó, không phải chờ lâu.”
- Bệnh nhân 6: “Phòng khám mới mở có ctrinh tầm soát tuyến tiền liệt nên tôi ghé thử. nhân viên niềm nở, mở cửa cho khách. bác sĩ lễ phép, không thái độ như mấy bác sĩ ở bệnh viện công. tôi sẽ giới thiệu cho gia đình và bạn bè.”
Qua đó, có thể thấy phòng khám nhận được đánh giá cao từ rất nhiều bệnh nhân cả về đội ngũ bác sĩ và chất lượng điều trị. Phòng khám Đa Khoa Family Health luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu, theo đúng tiêu chí Y đức – Chất lượng – Thân thiện.
Các bệnh liên quan đến thận tiết niệu
Một số bệnh liên quan đến thận niệu chẳng hạn như: viêm cầu thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, suy thận, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, tiểu tiện không tự chủ,… Ngoài ra, huyết áp cao và đái tháo đường cũng là biến chứng và nguyên nhân gây nên các vấn đề liên quan đến thận niệu.
Bệnh thận giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Để đánh giá tình trạng thận của bạn, việc kiểm tra định kỳ là rất quan trọng. Đặc biệt trong trường hợp có các yếu tố nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thận.
Phòng ngừa các bệnh liên quan đến thận tiết niệu
Một số biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến thận niệu như sau:
- Điều chỉnh lối sống: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng trong khoảng lý tưởng và kiểm soát huyết áp để giảm nguy cơ mắc các bệnh thận và tiết niệu.
- Uống nước đủ nước và đúng cách: Việc uống đủ nước mỗi ngày giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và hỗ trợ chức năng lọc của thận.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ cao như đái tháo đường, huyết áp cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Việc khám thận tiết niệu định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề, từ đó điều trị kịp thời và hiệu quả.
- Tránh tiếp xúc với chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây độc hại như thuốc lá,… có thể gây tổn thương cho thận.
- Tình dục an toàn: Đảm bảo an toàn trong quan hệ tình dục giúp phòng tránh các vấn đề liên quan đến hệ thống tiết niệu
- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh thận tiết niệu hoặc có yếu tố nguy cơ, việc tuân thủ các chỉ dẫn và lời khuyên từ bác sĩ là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thận và tiết niệu.
Câu hỏi thường gặp
Khám thận tiết niệu là gì?
Khám thận tiết niệu là quy trình bao gồm: khám thận, khám niệu quản, khám bàng quang, khám niệu đạo và khám tuyến tiền liệt (đối với nam giới). Có thể trong quá trình thăm khám cần phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị.
Khi nào cần đi khám thận tiết niệu?
Bạn cần khám thận tiết niệu trong khám sức khỏe định kỳ và khi có bất cứ một vấn đề nào liên quan đến thận niệu chẳng hạn như: nước tiểu có màu bất thường, đau ở khu vực thận, bàng quang, tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Khám thận tiết niệu không chỉ giúp chẩn đoán sớm các vấn đề sức khỏe mà còn đóng quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về quy trình khám thận tiết niệu. Nếu có nhu cầu tư vấn và điều trị, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ nha khoa trên docosan.com.