Moxifloxacin là một loại thuốc kháng sinh phổ biến, thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện nay chưa nhiều người hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng đúng, dẫn đến làm kháng thuốc ảnh hưởng điều trị. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn gửi đến bạn thông tin về thuốc Moxifloxacin.
Tóm tắt nội dung
- 1 Giới thiệu tổng quan về Moxifloxacin
- 2 Công dụng của thuốc Moxifloxacin
- 3 Chỉ định sử dụng Moxifloxacin
- 4 Chống chỉ định sử dụng Moxifloxacin
- 5 Liều Lượng & Cách Dùng Của Moxifloxacin
- 6 Tác dụng phụ của Moxifloxacin
- 7 Thuốc Moxifloxacin có thể tương tác với những thuốc nào?
- 8 Lưu ý khi sử dụng Moxifloxacin
Giới thiệu tổng quan về Moxifloxacin
- Tên thuốc (Hoạt chất): Moxifloxacin hydrochloride
- Loại thuốc: Kháng sinh nhóm fluoroquinolon.
- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén bao phim: 400 mg.
- Đường dùng:
- Viên nén 400 mg
- Dung dịch tiêm truyền 400 mg/250 ml.
- Dung dịch nhỏ mắt 0,5%.
Tên thương mại hay dùng: Avelox 400mg, Moxetero 400mg,…
Công dụng của thuốc Moxifloxacin
Vậy Moxifloxacin là thuốc gì? Thuốc Moxifloxacin 400mg thuộc nhóm kháng sinh quinolone được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Cơ chế tác động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn và thuốc sẽ không có tác dụng đối với các trường hợp nhiễm virus như cảm lạnh, cúm. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng quá mức bất cứ thuốc kháng sinh nào vì có thể gây ra đề kháng kháng sinh, làm giảm hiệu quả của thuốc và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bạn nên sử dụng thuốc Moxifloxacin 400mg theo chỉ định của bác sĩ.
Chỉ định sử dụng Moxifloxacin
Chỉ định điều trị Moxifloxacin phụ thuộc vào tác nhân vi khuẩn gây bệnh, cụ thể một số trường hợp sau:
- Moxifloxacin hydrochloride được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn xoang cấp do vi khuẩn.
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa.
- Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da do Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes.
- Áp xe dưới da không biến chứng, đinh nhọt, chốc lở và viêm mô tế bào.
- Dạng thuốc nhỏ mắt 0,5% để điều trị viêm kết mạc nhiễm khuẩn.
Chống chỉ định sử dụng Moxifloxacin
Trước khi sử dụng, người bệnh cần tìm hiểu và cân nhắc các yếu tố chống chỉ định sử dụng thuốc Moxifloxacin sau đây:
- Người có tiền sử quá mẫn với moxifloxacin, hoặc các kháng sinh khác thuộc nhóm quinolon, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người có tiền sử QT kéo dài và đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (quinidin, procainamid), nhóm III (amiodaron, sotalol).
- Tiền sử bệnh/ rối loạn gân liên quan đến điều trị bằng quinolon.
- Rối loạn điện giải, đặc biệt trong trường hợp hạ kali máu không được điều chỉnh.
- Nhịp tim chậm có liên quan về mặt lâm sàng.
- Suy tim giảm phân suất tống máu thất trái.
- Tiền sử rối loạn nhịp tim có triệu chứng trước đây.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng gan (Child Pugh C) và ở bệnh nhân tăng transaminase > 5 lần ULN.
Xem thêm: Xét nghiệm Procalcitonin
Liều Lượng & Cách Dùng Của Moxifloxacin
Liều dùng Moxifloxacin
Người lớn: Liều lượng ở người lớn: 400 mg, ngày 1 lần.
Thời gian điều trị: 5 ngày với đợt cấp của viêm phế quản mạn tính; 10 ngày với nhiễm khuẩn xoang cấp; 7 – 14 ngày với viêm phổi mắc phải tại cộng đồng mức độ nhẹ và vừa; 7 – 21 ngày với nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da.
Đối với điều trị viêm kết mạc nhiễm khuẩn (người lớn và trẻ trên 1 tháng tuổi): nhỏ mắt 3 lần/ngày (thuốc nhỏ mắt 0,5%), tiếp tục nhỏ 2 – 3 ngày sau khi bệnh đã được cải thiện; cần xem xét lại phác đồ điều trị nếu bệnh không đỡ trong 5 ngày.
Trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả trên toàn thân của thuốc chưa được xác định đối với trẻ em dưới 18 tuổi.
Đối tượng khác: Liều dùng với người bệnh suy thận và suy gan: Không cần thay đổi liều với người bệnh suy thận, suy gan nhẹ hoặc vừa và người cao tuổi.
Cách dùng
Moxifloxacin được dùng uống hoặc truyền tĩnh mạch, hoặc dạng dung dịch nhỏ mắt (đối với điều trị viêm kết mạc nhiễm khuẩn). Moxifloxacin không nên tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Thời điểm uống không liên quan tới bữa ăn nhưng nên uống với nhiều nước, ít nhất trước ăn 4 giờ hoặc sau 8 giờ sau ăn.
Tác dụng phụ của Moxifloxacin
Thường gặp:
- Nôn, tiêu chảy, giảm amylase. Chóng mặt.
- Giảm/tăng bilirubin.
- Tăng albumin huyết thanh.
Ít gặp:
- Đau bụng, khô miệng, khó tiêu, rối loạn vị giác thường ở mức độ nhẹ.
- Đau đầu, co giật, trầm cảm, lú lẫn, run rẩy, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, ngủ gà.
- Ngứa, ban đỏ.
- Tăng amylase, lactat dehydrogenase. Đau khớp, đau cơ.
Hiếm gặp:
- Khoảng QT kéo dài.
- Đứt gân Achille và các gân khác.
- Ảo giác, rối loạn tầm nhìn, suy nhược, có ý nghĩ tự sát.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp bị các tác dụng phụ nguy hiểm hoặc quá liều, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Thuốc Moxifloxacin có thể tương tác với những thuốc nào?
Những thuốc có thể tương tác với thuốc moxifloxacin bao gồm: chất làm loãng máu (như acenocoumarol, warfarin), strontium.
Tương tác của Moxifloxacin với thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn nên liệt kê những thuốc đang sử dụng và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.
Bạn nên đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, không tự ý dừng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng Moxifloxacin
Một số lưu ý, thận trọng đối với các đối tượng sau khi sử dụng Moxifloxacin:
- Thận trọng khi sử dụng Moxifloxacin ở người bệnh có rối loạn nhịp tim như nhịp chậm và thiếu máu cục bộ cơ tim cấp.
- Thận trọng khi sử dụng Moxifloxacin ở người bệnh có bệnh lý thần kinh trung ương như xơ vữa động mạch não nặng, động kinh, vì có thể gây cơn co giật.
- Có tiền sử viêm gân và/hoặc đứt gân khi dùng các kháng sinh quinolon, nguy cơ này có thể tăng lên khi dùng đồng thời với corticosteroid, người cấy ghép tạng hoặc người bệnh trên 60 tuổi.
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý: tiểu đường, các vấn đề về tim, các vấn đề về khớp, bệnh gan, rối loạn tâm thần, bệnh nhược cơ, các vấn đề thần kinh cần cân nhắc khi sử dụng thuốc và tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
- Cân nhắc và hỏi ý kiến với bác sĩ khi bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
Lưu ý với phụ nữ có thai: Vì nguy cơ ảnh hưởng đối với thai nhi rất lớn, do đó không sử dụng Moxifloxacin khi đang mang thai.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Không dùng Moxifloxacin cho người đang cho con bú vì thuốc có thể gây tác hại cho trẻ nhỏ. Trong những trường hợp cần thiết phải dùng moxifloxacin, sau khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ, thì cần ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Tóm lại, có nên sử dụng Moxifloxacin không? Đây là loại kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khi sử dụng cần có chỉ định, hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
- Vi khuẩn Haemophilus Influenzae và cách điều trị, phòng tránh
- Vi khuẩn HP là gì? Dấu hiệu mắc phải và cách điều trị
- Vi khuẩn kỵ khí và những thông tin quan trọng cần biết
- Vi khuẩn thương hàn
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.