Viêm tai ngoài có thể gây ra nhiều khó chịu do gây ngứa ngáy và đau tai. Các thuốc nhỏ viêm tai ngoài thường chứa thành phần kháng sinh, corticosteroid và các chất kháng khuẩn khác nhằm kiểm soát nhiễm trùng và giảm các triệu chứng khó chịu. Bài viết này hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểm về các thuốc nhỏ viêm tai ngoài cho người lớn thường được sử dụng.
Tóm tắt nội dung
- 1 Viêm tai ngoài là gì?
- 2 Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài
- 3 Nguyên nhân gây viêm tai ngoài
- 4 Các loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài thông thường
- 5 Phòng ngừa viêm tai ngoài như thế nào?
- 6 Câu hỏi thường gặp
Viêm tai ngoài là gì?
Viêm tai ngoài (hay viêm ống tai ngoài) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống tai (ống nối từ tai ngoài đến màng nhĩ) dẫn đến viêm, sưng tấy, đỏ, đau,…
Tỷ lệ mắc bệnh không rõ, nhưng nó đạt đỉnh điểm vào khoảng 7 – 14 tuổi. Khoảng 10% số người sẽ bị viêm tai ngoài trong suốt cuộc đời của họ và phần lớn các trường hợp (95%) là cấp tính. Không có ưu thế giới tính. Phần lớn các trường hợp xảy ra vào mùa hè và ở vùng khí hậu nhiệt đới; nó có thể liên quan đến độ ẩm tăng lên.
Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài
Triệu chứng chính của viêm tai ngoài là xuất hiện cơn đau nhói, dữ dội. Các cơn đau có thể nặng hơn vào buổi tối, khi nằm hoặc khi nhai. Ngứa trong ống tai kèm nóng rát và cảm giác ù tai có thể xuất hiện trước khi khi đau tai.
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:
- Tiết dịch hoặc có mủ trong tai.
- Sưng và đỏ ống tai ngoài.
- Mất thính giác, chóng mặt.
- Phù nề ở tuyến mang tai và cổ (hiếm gặp hơn).
Thông thường chỉ có một bên tai bị ảnh hưởng. Khi được điều trị, những triệu chứng này sẽ hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn.
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài
Hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài là do nhiễm vi khuẩn (do sự tăng sinh của các loại vi khuẩn như haemophilus influenzae, phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng, pseudomonas aeruginosa,…). Ngoài ra viêm tai ngoài có thể gây ra bởi nhiễm nấm, dị ứng, bị kích thích,…
Các yếu tố dẫn đến dễ bị viêm tai ngoài hơn, bao gồm:
- Do sang chấn nhỏ ở ống tai ngoài: ngoáy tay, vật cứng tiếp xúc với tai,…
- Thường xuyên để nước vào tai. Việc để nước vào tai đặc biệt quan trọng, vì điều này có thể khiến bạn bị trầy xước bên trong tai, đồng thời độ ẩm cũng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng các sản phẩm gây kích ứng (xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm tạo bọt,…).
- Đeo nút bịt tai và tai nghe hoặc máy trợ thính (bộ phận giả âm thanh).
- Dùng một số loại thuốc (kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch) hoặc một số bệnh lý (đái tháo đường, dị ứng, vảy nến, chàm,…).
Các loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài thông thường
Thuốc nhỏ viêm tai ngoài kháng viêm và chống vi khuẩn
Viêm tai ngoài cấp tính thường có nguyên nhân từ vi khuẩn, do đó thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai ngoài thường có thành phần kháng sinh. Trong khi đó, corticoid là nhóm thuốc kháng viêm, giúp giảm sưng, viêm, ngứa ngáy và đau đớn tại vùng tai ngoài. Các thuốc nhỏ tai sử dụng trong viêm tai ngoài thường có sự phối hợp của kháng sinh hoặc một chất kháng khuẩn khác với corticoid nhằm giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Thuốc nhỏ viêm tai ngoài Fosmicin-S For Otic
Fosmicin-S For Otic được điều chế dưới dạng bột pha dung dịch thuốc nhỏ tai, hộp 10 lọ + 10 ống dung môi 10ml. Thuốc có tác dụng hiệu quả với các vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin.
Thành phần: Fosfomycin (300mg)
Cách sử dụng và đối tượng sử dụng:
- Thuốc Fosmicin-S For Otic được chỉ định dùng trong các trường hợp: điều trị viêm tai ngoài, viêm tai giữa các vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin: Staphylococcus sp., Proteus sp., Pseudomonas aeruginosa.
- Cách dùng:
- Pha bột thành dung dịch 30 mg fosfomycin natri/ml.
- Nhỏ 10 giọt dung dịch thuốc (khoảng 0.5 mL) vào tai bị đau 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Số lần nhỏ điều chỉnh tùy theo triệu chứng, có thể tăng tới 4 lần/ngày. Sau khi nhỏ tai, giữ nguyên vị trí trong 10 phút.
- Sau khi hòa tan thuốc: Không sử dụng thuốc khi để ở nhiệt độ phòng trong 2 tuần hoặc lâu hơn sau khi thuốc đã hoàn nguyên.
- Cách nhỏ thuốc: (1) Nằm nghiêng về phía tai không đau, tai đau hướng lên trên; (2) Tháo nắp bé màu xanh và nhỏ dung dịch thuốc vào tai. Tránh để đẩu nắp lọ tiếp xúc vào tai. Giữ nguyên vị trí nằm này trong khoảng 10 phút; (3) Lau sạch phần dung dịch thuốc chảy ra ngoài bằng gạc sạch.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Tác dụng phụ:
- Khi sử dụng thuốc Fosmicin-S For Otic, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như đau đầu, ù tai, chóng mặt, khó chịu hoặc các phản ứng ngoài da như phát ban.
- Một số tác dụng phụ ít gặp của fosfomycin bao gồm: rối loạn thính giác, ngứa, rối loạn sắc tố da, phát ban, sốt, đau nửa đầu, dị cảm, căng thẳng thần kinh.
Thuốc nhỏ viêm tai ngoài Otifar
Thuốc nhỏ tai Otifar thường được sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng tai ngoài cùng một số vấn đề về viêm nhiễm ở các bộ phận khác như mắt, da,…
Thành phần: Chloramphenicol (80mg) và Dexamethasone acetate (4mg).
Cách dùng và đối tượng sử dụng
- Thuốc nhỏ tai Otifar được chỉ định dùng trong các trường hợp sau: Nhiễm khuẩn do viêm tai ngoài: Viêm tai giữa cấp xung huyết.
- Cách dùng: Nhỏ vào ống tai bị viêm nhiễm. Người lớn: 1 – 5 giọt, 2 lần/ngày, trong 6 – 10 ngày. Trẻ em: 1 – 2 giọt, 2 lần/ngày tùy theo tuổi, trong 6 – 10 ngày.
- Chống chỉ định: Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc; người bị thủng màng nhĩ do nhiễm khuẩn hay chấn thương.
Tác dụng phụ: Ngứa hay cảm giác nóng rát trong vài ngày đầu điều trị với thuốc nhỏ viêm tai ngoài tai Otifar, có thể bị dị ứng toàn thân nếu dùng thuốc dài ngày, lặp đi lặp lại.
Thuốc nhỏ tai Mepoly
Thành phần: Neomycin sulfat tương đương Neomycin 35mg, Polymycin B sulfat 100.000 IU và Dexamethason natri phosphat tương đương Dexamethason 10mg.
Cách dùng – Đối tượng sử dụng
- Thuốc nhỏ tai Mepoly được sử dụng trong các trường hợp: Viêm tai ngoài (khi không bị thủng màng nhĩ), đặc biệt các chứng eczema, nhiễm trùng ống tai, viêm tai cấp vừa rạch màng nhĩ.
Ngoài ra, Mepoly còn sử dụng trong các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm giác mạc hoặc mũi như viêm mũi dị ứng, đặt biệt các trường hợp đáp ứng với corticoid.
- Cách dùng: Dùng Mepoly rửa tai: người lớn 1 – 5 giọt/lần, 2 lần/ngày, trong 6 – 10 ngày, trẻ em từ 1 – 2 giọt/lần, 2 lần/ngày tùy theo tuổi, trong 6 – 10 ngày. Hoặc để dung dịch tiếp xúc với tai trong vài phút (bằng cách đặt bông hoặc gạc đã thấm dung dịch MEPOLY, đặt 2 lần/ngày. Không nên dùng áp lực để bơm thuốc vào tai.
- Chống chỉ định: Quá mẫn hoặc các trường hợp mắc herpes simplex biểu mô giác mạc (viêm giác mạc dạng đuôi gai), bệnh đậu mùa, thủy đậu và nhiều bệnh virus khác của giác mạc, kết mạc (trừ Zona giác mạc), nhiễm trùng Mycobacteria mắt, nhiễm nấm các cấu trúc mắt.
Tác dụng phụ:
- Tăng nhãn áp với khả năng phát triển thành Glaucom, tổn thương thần kinh thị giác, sự hình thành cườm dưới bảo và làm chậm lành vết thương.
- Sử dụng kéo dài có thể làm giảm đáp ứng do đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát, nấm ở nhiễm trùng do virus và che dấu triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng.
- Phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Thuốc nhỏ tai Offloxacin
Ofloxacin là loại thuốc kháng khuẩn thuộc nhóm fluoroquinolon, giống với chế phẩm ciprofloxacin. Tuy nhiên, thuốc nhỏ tai Ofloxacin có khả dụng sinh học cao hơn, lên đến 95% và có phổ kháng khuẩn cao hơn. Thuốc có khả năng làm giảm sự phát triển của các vi khuẩn như: Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisseria spp, Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài vi khuẩn Gram dương khác.
Thành phần: Ofloxacin
Cách dùng và đối tượng sử dụng:
- Thuốc nhỏ tai Ofloxacin được sử dụng trong các trường hợp: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa có mủ mạn tính, phòng ngừa trong phẫu thuật vùng tai như phẫu thuật xương chũm và sau phẫu thuật.
- Cách dùng: Nghiêng tai bị bệnh lên phía trên. Sau đó kéo nhẹ vành tai ra sau và nhỏ thuốc theo liều lượng được chỉ định. Giữ đầu nghiêng trong vài phút để thuốc thẩm thấu vào tai. Với lượng thuốc thừa chảy ra ống tai ngoài, bạn có thể dùng khăn giấy để lau sạch. Khi nhỏ thuốc, bạn nên tránh để đầu thuốc tiếp xúc với tai vì vi khuẩn có thể xâm nhập và làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Nhỏ từ 2 – 3 giọt thuốc Ofloxacin vào tai, ngày dùng 2-3 lần. Không dùng quá 10 ngày trừ trường hợp do chỉ định của bác sĩ.
- Nếu nhận thấy tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa không có cải thiện khi dùng liều lượng thông thường, bạn có thể thông báo với bác sĩ để được tăng liều hoặc thay thế bằng loại thuốc nhỏ viêm tai ngoài khác.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú
Tác dụng phụ: Tác dụng không mong muốn thường được báo cáo nhất là cảm giác khó chịu hay rát tại chỗ.
Thuốc nhỏ viêm tai ngoài chứa acid acetic – Thuốc nhỏ tai Mepatyl
Thuốc nhỏ tai có chứa acid acetic giúp tạo môi trường acid trong tai, làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn và vi nấm.
Thành phần: Mỗi lọ 10ml chứa acid acetic hàm lượng 0,208g.
Cách dùng và đối tượng sử dụng:
- Mepatyl là thuốc nhỏ viêm tai ngoài được sử dụng trong các trường hợp viêm tai gây ra bởi vi khuẩn, vi sinh vật nhạy cảm.
- Cách dùng: Để có kết quả tốt nhất, hãy loại bỏ bất kỳ ráy tai trước khi sử dụng thuốc.
- Người lớn: Nhỏ 5 giọt x 3,4 lần/ngày.
- Trẻ em trên 3 tuổi: Nhỏ 3-4 giọt x 3-4 lần/ngày
- Chống chỉ định: Quá mẫn và bệnh nhân bị thủng màng nhĩ.
Tác dụng phụ:
- Có thể có cảm giác ngứa thoáng qua hoặc bỏng rát sau khi dùng thuốc trong vài ngày điều trị đầu tiên; kích ứng tại chỗ đã xảy ra nhưng rất hiếm.
- Ngừng sử dụng thuốc này và nói với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có những tác dụng phụ không đáng kể nhưng nghiêm trọng xảy ra: đau, đỏ, sưng trong hoặc quanh tai.
- So với các thuốc nhỏ tai khác cần lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai, Metapyl khá an toàn, có thể là thuốc nhỏ viêm tai ngoài cho bà bầu sử dụng.
Thuốc nhỏ viêm tai ngoài chống nấm – Thuốc nhỏ tai Candid 15ml
Thành phần: Clotrimazole 1%.
Cách dùng và đối tượng sử dụng:
- Thuốc nhỏ tai Clotrimazole được sử dụng trong các trường hợp viêm tai ngoài do nguyên nhân nhiễm nấm tai hoặc dùng phối hợp với thuốc kháng sinh và corticoid nhỏ tai để điều trị các bệnh đi kèm nhiễm nấm tai. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để dự phòng nhiễm nấm cho người đi bơi.
- Cách dùng: Nhỏ 3 – 4 giọt vào mỗi bên tai, 3 – 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Thuốc nhỏ tại clotrimazole được dung nạp tốt. Hiếm khi xảy ra kích ứng tại chỗ hay phản ứng dị ứng.
Thuốc nhỏ tai giảm đau
Nếu viêm tai ngoài gây đau đớn, có thể sử dụng thuốc nhỏ tai chứa các thành phần giảm đau tạm thời. Chúng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau do viêm tai ngoài gây ra, nhưng không trực tiếp chữa trị bệnh viêm tai ngoài.
Phòng ngừa viêm tai ngoài như thế nào?
- Không sử dụng vật sắc nhọn, chưa được sát khuẩn ngoáy ống tai ngoài.
- Khi có dị vật trong ống tai hoặc ráy tai phải đến cơ sở y tế để lấy và vệ sinh.
- Không tự động xử trí những vết trầy xước xảy ra trên bề mặt da vành tai.
- Giữ cho tai của bạn khô ráo và sạch sẽ: Cố gắng không để nước, xà phòng hoặc dầu gội đầu lọt vào trong tai khi bạn rửa.
- Nếu thường xuyên bơi lội, hãy đội mũ bơi che kín tai hoặc sử dụng nút bịt tai và làm khô tai sau khi bơi.
- Để giảm nguy cơ bị viêm tai ngoài, nên tắm bằng nước sạch có nồng độ clo và pH được kiểm soát.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi các triệu chứng xuất hiện giúp tránh sự phát triển của các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng tai, viêm tai ngoài ác tính hoại tử, viêm tai ngoài mãn tính,…
Câu hỏi thường gặp
Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ em?
Thuốc nhỏ viêm tai ngoài cho trẻ sơ sinh?
Như vậy việc sử dụng thuốc nhỏ tai kháng khuẩn và chống viêm đóng vai trò quan trọng trong giảm đau, ngứa và kiểm soát nhiễm trùng trong viêm tai ngoài. Tuy nhiên, đừng quên rằng việc sử dụng cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân có các bệnh lý về tai hoặc thắc mắc về cách sử dụng thuốc nhỏ viêm tai ngoài, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK556055/
- Tờ hướng dẫn sử dụng các thuốc nhỏ tai kể trên