Top 10 thuốc tiêu đờm cho người lớn hiệu quả nhất

Bác Sĩ Trần Diễm Hương
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác Sĩ Trần Diễm Hương
Phòng khám Liên kết Docosan Đa Khoa

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc tiêu đờm cho người lớn khác nhau và đều hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là nhanh chóng làm tan đờm, giảm ho đờm, giúp người bệnh thông thoáng đường thở. Trong bài viết này Doctor có sẵn điểm qua một số loại thuốc tiêu đờm cho người lớn phổ biến, được nhiều người tin dùng nhất và một số lưu ý khi sử dụng chúng.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

Thuốc tiêu đờm là gì?

Thuốc long đờm hoặc tiêu đờm được sử dụng để làm lỏng chất tiết ra từ niêm mạc phế quản và khí quản. Loại thuốc này làm thay đổi cấu trúc của đờm, làm cho nó ít nhớt hơn, khiến nó dễ dàng bị loại bỏ khỏi đường thở thông qua việc khạc nhổ.

Nhóm thuốc long đờm bao gồm các loại sau: eprazinone, carbocysteine, bromhexine, acetylcysteine, ambroxol, v.v.

Khi nào cần sử thuốc tiêu đờm cho người lớn?

Đờm là chất nhầy được tiết ra bởi các tế bào màng nhầy của đường hô hấp dưới để bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn, bụi, chất gây dị ứng, không khí ô nhiễm,… Thực ra cơ thể lúc nào cũng sản xuất một lượng chất nhầy trong cổ họng, nhưng bình thường chất nhầy này ít và loãng nên không được chú ý.

Khi các yếu tố gây hại tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại và các cơ quan hô hấp tiết ra nhiều chất nhầy hơn, trong các chất nhầy này có các tế bào bạch cầu giúp bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn, chất gây hại và cô lập chúng, ngăn không cho chúng tiến sâu vào phổi. Lúc này chất nhầy trở nên nhiều và cô đặc hơn mà nhiều người gọi nó là đờm hay cổ họng có đờm.

Ho khạc đờm có thể là cấp tính trong các bệnh lý như viêm mũi họng, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp nhưng nếu kéo dài có thể là những bệnh lý mãn tính nguy hiểm như hen, viêm phế quản mạn tính, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đờm tuy là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch trước tác nhân gây bệnh nhưng cũng gây không ít khó chịu cho người bệnh, khi đó thuốc tiêu đờm cho người lớn là cách tiêu đờm tốt nhất để giải quyết tình trạng này.

Xem thêm:

Một số thuốc tiêu đờm cho người lớn hiệu quả nhất hiện tại

Dưới đây là cách trị ho có đờm thông qua các loại thuốc tiêu đờm cho người lớn:

Bisolvon

Bisolvon là một trong những loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn tốt nhất hiện nay, chủ yếu chứa hoạt chất bromhexin. Bromhexin là một dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất thảo dược vasicine có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản, tăng sự vận chuyển chất nhầy bằng cách làm giảm độ quánh của chất nhầy và hoạt hoá biểu mô có nhung mao. Nhờ đó, Bisolvon có tác dụng làm loãng đờm và vận chuyển chất tiết ở đường phế quản giúp thuận lợi việc khạc đờm và ho ra đờm dễ dàng.

Thuốc Bisolvon 8mg thường được dùng trong điều trị các bệnh phế quản cả cấp và mạn tính. Thuốc dùng đường uống, có cả dạng viên nén và dạng siro cho người không thích thuốc dạng viên và trẻ nhỏ. Thời gian điều trị Bisolvon không quá 8 – 10 ngày. Liều dùng:

  • Với dạng siro: Đối với người lớn, liều dùng là 10ml mỗi lần và uống 3 lần mỗi ngày.
  • Với dạng viên nén 8mg: Đối với người lớn liều là 8mg (1 viên) 3 lần mỗi ngày.

Giá thành: Khoảng 63.000 đồng/hộp 30 viên

thuoc tieu dom cho nguoi lon 2
Bisolvon là thuốc tiêu đờm cho người lớn tốt nhất

Acemuc

Một loại thuốc tiêu đờm cho người lớn tốt nhất hiện nay phải kể đến Acemuc với thành phần chính là Acetylcysteine. Thuốc tác động lên chất nhầy bằng cách cắt đứt cầu nối disulfit của các glycoprotein cao phân tử, làm giảm độ nhớt của chất nhầy, làm loãng chất nhầy nhờ đó đường thở thông thoáng, hít thở trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Thuốc tiêu đờm cho người lớn Acemuc dùng đường uống có dạng viên nén và dạng bột pha với nước. Liều dùng:

  • Với dạng gói bột: Đối với người lớn liều dùng là 200mg/lần uống ngày 3 lần.
  • Với dạng viên nén 200mg: uống 1 viên/lần, ngày 3 lần.

Giá thành: Khoảng 78.000 đồng/hộp 30 viên

thuoc tieu dom cho nguoi lon 4
Acemuc là thuốc ho tiêu đờm cho người lớn

Mucosolvan

Mucosolvan là một thuốc tiêu đờm cho người lớn hiệu quả có thành phần chính là ambroxol hydrochlorid. Thuốc dùng để điều trị bệnh lý đường hô hấp có tăng tiết đờm bất thường và khó long đờm như viêm phế quản cấp và mãn tính, các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm hô hấp mãn tính, bụi phổi, giãn phế quản,…

Về mặt tiền lâm sàng ambroxol hydrochlorid được chứng minh làm tăng bài tiết đường hô hấp nhờ tăng sản xuất chất có hoạt tính bề mặt ở phổi (surfactant) và kích thích hoạt động của các vi nhung mao, từ đó giúp cải thiện lưu lượng và sự vận chuyển đờm nhầy. Sự tăng tiết dịch và tác dụng thanh thải chất nhầy của nhung mao tạo thuận lợi cho việc ho, khạc đờm ra ngoài và làm dịu ho.

Liều dùng của thuốc mucosolvan cho người lớn:

  • Với dạng siro: 5ml mỗi lần, uống ngày 2-3 lần. Lắc đều khi sử dụng.
  • Với dạng viên nén 30mg: 1 viên mỗi lần, uống 3 lần mỗi ngày.

Giá thành: Khoảng 52.000 đồng/hộp 20 viên.

thuoc tieu dom cho nguoi lon 3
Thuốc tiêu đờm cho người lớn Mucosolvan

Prospan

Một loại thuốc tiêu đờm cho người lớn cũng rất phổ biến hiện tại phải kể đến siro ho Prospan, với thành phần chính từ dược liệu thiên nhiên là cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum). Thuốc có tác dụng chính là thuốc tiêu đờm nhớt, chống co thắt và giảm ho.

Thuốc Prospan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho.
  • Ðiều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.

Liều dùng cho người lớn: Dùng liều 5 – 7,5 ml/lần uống 3 lần mỗi ngày. Liều dùng của các thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Giá thành: Khoảng 80.000 đồng/chai 100ml

thuoc tieu dom cho nguoi lon 5
Thuốc tiêu đờm cho người lớn Prospan

Carbocisteine

Carbocisteine là một loại thuốc tiêu đờm cho người lớn được sử dụng để làm giảm triệu chứng của các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính (COPD), viêm xoang, viêm phổi tắc nghẽn kéo dài.

Cơ chế hoạt động của Carbocisteine là làm giảm độ nhớt của đờm, giúp nó dễ dàng thoát ra khỏi đường hô hấp để người bệnh dễ dàng khạc nhổ ra ngoài. Thuốc này giúp làm giảm triệu chứng như đau họng, khò khè, khó thở và đờm.

Thuốc Carbocisteine có hai dạng chính là viên nén và dạng siro hoặc nước. Liều dùng:

  • Dạng viên nén: Liều dùng thông thường cho người lớn là 375mg (1 viên) – 750mg (2 viên) 2 lần/ngày.
  • Dạng siro hoặc nước: Siro uống 5ml (1 thìa đo) – 10ml (2 thìa đo) 3 lần/ngày còn nước uống 15ml (1 thìa đo) – 30ml (2 thìa đo) 3 lần/ngày.

Giá thành: Khoảng 42.000 đồng/ hộp 30 gói

Acetylcystein

Acetylcystein là một loại thuốc tiêu đờm cho người lớn được sử dụng trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, như hen phế quản, viêm phế quản mãn tính và viêm phổi mủ. Thuốc này có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong đường hô hấp, giúp giảm đờm và thúc đẩy thoát khí qua phế quản.

Liều dùng cho người lớn: 600-1200 mg/ngày, chia làm 2-3 lần uống.

Giá thành: Khoảng 55.000 đồng/hộp 100 viên nang cứng

Bromhexin

Bromhexin là một trong những loại thuốc tiêu đờm cho người lớn phổ biến hiện nay với công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp, làm loãng chất nhầy trong phế quản. Vì vậy, Bromhexin thường dùng điều trị ho, viêm phổi, viêm túi khí, viêm xoang và các vấn đề khác liên quan đến đường hô hấp. Loại thuốc này có thể được bào chế dưới nhiều dạng như siro, viên nén hoặc dung dịch để uống. 

Thông thường, liều lượng thông dụng cho người lớn và trẻ em từ 14 tuổi trở lên là:

  • Viên nén: Uống 8-16mg, 3 lần/ngày.
  • Sirop: Uống 10-20ml, 3 lần/ngày.

Giá thành: Khoảng 20.000 đồng/hộp 200 viên

Ambroxol

Thuốc Ambroxol có tác dụng làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề như ho, viêm phổi, viêm xoang, và các bệnh lý khác có liên quan đến sự cản trở của đường hô hấp. Do đó, Ambroxol không thể thiếu trong danh sách thuốc tiêu đờm cho người lớn hiệu quả.

Cơ chế hoạt động chính của Ambroxol là kích thích hoạt động của những tế bào di chuyển nhầy trong màng của đường hô hấp, từ đó làm tăng tiết và làm loãng đường nhầy, giúp làm sạch các đường hô hấp đồng thời giảm đau và tăng khả năng hô hấp của cơ thể.

Ambroxol có thể được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, sirop, dung dịch uống hoặc dung dịch để nhỏ mắt hoặc phun mũi. 

Thông thường, liều lượng và cách dùng thuốc Ambroxol như sau:

  • Viên nén: Uống 30mg, 2-3 lần mỗi ngày.
  • Sirop: Uống 5-10ml (tương đương 15-30mg), 2-3 lần mỗi ngày.

Giá thành: Khoảng 60.000 đồng/hộp 100 viên

Exomuc

Thuốc Exomuc là một loại thuốc mucolytic (làm loãng đường nhầy) được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường hô hấp như ho, viêm phổi, viêm xoang và các bệnh lý đường hô hấp khác.

Exomuc là loại thuốc tiêu đờm cho người lớn được tin dùng hiện nay với thành phần chính của Thuốc là acetylcysteine, một hợp chất tự nhiên có khả năng giảm độ nhầy của đường hô hấp bằng cách phá vỡ liên kết giữa các protein trong đường nhầy, từ đó làm tăng sự tiết và loãng đường nhầy, giúp làm sạch các đường hô hấp và giảm khó thở. 

Exomuc có thể được bào chế dưới dạng viên nang, viên sủi, sirop.

Liêu dùng: 

  • Dạng viên: Uống 200-600mg (tương đương 1-3 viên) mỗi ngày, chia thành 2-3 lần.
  • Dạng siro: Uống 15-30ml (tương đương 600-1200mg) mỗi ngày, chia thành 2-3 lần.

Giá thành: Khoảng 138.000 đồng/hộp 30 gói.

Thuốc ho người lớn OPC

Thuốc được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên như Tỳ bà diệp, cát cánh, bách bộ, tang bạch bì… có công dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, các chứng ho gió, đau họng, ho cảm, ho có đờm. Vì vậy, đây là một loại thuốc tiêu đờm cho người lớn rất đáng thử.

Liều dùng: Uống 15ml/lần, ngày uống 3 lần và nhớ lắc kỹ trước khi sử dụng.

Giá thành: Khoảng 28.000 đồng/chai 90ml.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tiêu đờm cho người lớn

  • Các loại thuốc long đờm, thuốc tiêu đờm cho người lớn đều có thể làm tăng lượng dịch tiết ở cổ họng trong một thời gian, người sử dụng không cần quá lo lắng.
  • Ho là yếu tố cơ bản để bảo vệ phế quản và phổi, để tống đờm ra ngoài. Do đó nếu người bệnh bị giảm khả năng ho hoặc không thể ho, khạc đờm ra ngoài được hãy thông báo với bác sĩ trước khi kê thuốc ho long đờm.
  • Thuốc tiêu đờm cho người lớn có thể làm loãng dịch dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng. Nôn và buồn nôn do thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên bệnh nhân đã có bệnh lý này từ trước.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, theo hướng dẫn trên tờ thông tin thuốc, không được lạm dụng thuốc, không dùng quá 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ vì dễ gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, phát ban, mẩn ngứa.
  • Người bị hen suyễn nên cẩn thận khi sử dụng thuốc long đờm viì loại thuốc này có thể gây co thắt phế quản cho bệnh nhân. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Người cơ thể suy nhược không nên dùng thuốc long đờm nếu không thể khạc đờm ra ngoài. Điều này có thể khiến chất nhầy bị mắc kẹt trong cơ thể và làm sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Nếu bệnh nhân muốn giảm ho nhưng trong phế quản có nhiều đờm loãng thì nên hút đờm để loại bỏ chất lỏng.
  • Không dùng thuốc tiêu đờm cho người lớn cùng với thuốc giảm tiết dịch phế quản hoặc thuốc ho.

Tóm lại, thuốc trị ho có đờm cho người lớn giúp làm thông thoáng đường thở khi bị viêm hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tiêu đờm cho người lớn cần có sự chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.

thuoc tieu dom cho nguoi lon 6
Sử dụng thuốc tiêu đờm cho người lớn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc tiêu đờm chính là cách trị ho có đờm tại nhà đơn giản nhất. Ngoài các loại trên, thuốc tiêu đờm cho người lớn còn có các loại như Eprazinon, Carbocisteine, Disolvan, Eramux,… có tác dụng khá tương tự. Nếu vẫn còn phân vân không biết nên lựa chọn thuốc ho tiêu đờm cho người lớn nào, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sỹ để có những lời khuyên đúng và phù hợp nhất cho riêng bạn nhé.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: drugbank

Contact Me on Zalo