Thuốc Corticoid là một những nhóm thuốc phổ biến, xuất hiện trong nhiều phác đồ điều trị bệnh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhóm thuốc Corticoid là thuốc gì, công dụng, chống chỉ định, cách dùng trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Thuốc Corticoid là gì?
- 2 Cơ chế hoạt động của thuốc Corticoid
- 3 Có những loại steroid nào?
- 4 Công dụng của thuốc Corticoid này
- 5 Danh sách bệnh lý lâm sàng có thể cần dùng Corticoid
- 6 Một đối tượng đặc biệt cần cân nhắc khi sử dụng Corticoid
- 7 Một số tác dụng phụ của thuốc Corticoid
- 8 Chống chỉ định khi dùng thuốc Corticoid
- 9 Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng của thuốc Corticoid
- 10 Một số lưu ý giúp làm giảm tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Corticoid
- 11 Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Corticoid
- 12 Một số câu hỏi liên quan
Thuốc Corticoid là gì?
Thuốc Corticoid (Corticosteroids) là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm và làm giảm các phản ứng miễn dịch của cơ thể, thông qua cơ thế giảm viêm, ức chế hệ miễn dịch hoạt động và điều hòa các quá trình trao đổi chất.
Nhóm thuốc Corticoid được chỉ định sử dụng trong một số bệnh lý viêm, bệnh lý tự miễn, bệnh lý hô hấp và suy tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng chứa nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm như tăng cân, loãng xương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt ở người dùng liều cao, kéo dài.
Cơ chế hoạt động của thuốc Corticoid
Cơ chế hoạt động của thuốc Corticoid chủ yếu dựa vào khả năng ức chế các phản ứng viêm và điều chỉnh hệ miễn dịch qua các bước chính sau:
- Tạo liên kết với thụ thể nội bào: Corticoid thâm nhập vào bên trong tế bào và liên kết với thụ thể Corticosteroid trong chất dịch nội bào.
- Biểu hiện gen: Phức hợp Corticoid – thụ thể di chuyển vào nhân tế bào, điều chỉnh sự biểu hiện của các gen liên quan đến phản ứng viêm.
- Ức chế sản xuất chất gây viêm: Corticoid ức chế tổng hợp của các chất xúc tác trong đáp ứng viêm của cơ thể như Prostaglandin và Leukotriene, bằng cách giảm hoạt động của enzyme Phospholipase A2.
- Giảm hoạt động của tế bào miễn dịch: Corticoid làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch như bạch cầu, giúp kiểm soát các phản ứng miễn dịch quá mức.
Có những loại steroid nào?
Steroids là một nhóm các hợp chất hóa học có cấu trúc cơ bản giống nhau và được chia thành các loại chính sau:
- Corticosteroids: Bao gồm Glucocorticoids (có vai trò kháng viêm và ức chế miễn dịch, ví dụ: Prednisone, Dexamethasone,…), Mineralocorticoids (giúp điều chỉnh cân bằng muối và nước, ví dụ: Aldosterone, Fludrocortisone,…).
- Androgens: Hormone nam như testosterone ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính sinh dục nam và chức năng sinh sản.
- Estrogens: Hormone nữ như estradiol, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và các đặc điểm sinh dục nữ.
- Progestogens: Hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và thai kỳ (ví dụ: Progesterone).
- Anabolic steroids: Tăng cường sự phát triển cơ bắp và sức mạnh (ví dụ: Nandrolone, Stanozolol).
Công dụng của thuốc Corticoid này
Trong các tài liệu y văn, Corticoid có các công dụng chính sau:
- Kháng viêm: Corticoid làm giảm tình trạng viêm trong các bệnh lý như viêm khớp, viêm da, viêm ruột.
- Ức chế miễn dịch: Giúp điều trị các bệnh tự miễn và các tình trạng phản ứng miễn dịch quá mức.
- Điều trị dị ứng: Giảm triệu chứng của các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ và viêm mũi dị ứng.
- Hỗ trợ điều trị nội tiết: Có vai trò bổ sung sự thiếu hụt các hormone nội tiết như suy tuyến thượng thận, bệnh Addison,…
Danh sách bệnh lý lâm sàng có thể cần dùng Corticoid
Bệnh miễn dịch |
|
Bệnh hô hấp | |
Bệnh tiêu hóa |
|
Bệnh da liễu |
|
Bệnh huyết học |
|
Bệnh xương khớp |
|
Bệnh lý khác |
|
Một đối tượng đặc biệt cần cân nhắc khi sử dụng Corticoid
Corticoid là một loại thuốc giúp điều trị hiệu quả trong một số bệnh lý tuy nhiên nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể gây ra một số bất lợi. Do đó, một số đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng Corticoid:
- Người lớn tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, đặc biệt là phụ nữ bị loãng xương.
- Trẻ em suy dinh dưỡng, kém phát triển thể chất có thể bị còi xương, kém phát triển chiều cao do dùng Corticoid trong một số bệnh lý như bệnh sởi hoặc thủy đậu.
- Phụ nữ cho con bú cần hạn chế sử dụng Corticoid vì thuốc có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng cho em bé.
Ngoài ra, một số tình trạng bệnh có thể bị ảnh hưởng do sử dụng Corticoid. Ở những bệnh nhân này, việc sử dụng Corticoid phải được sự đồng ý của bác sĩ điều trị, cụ thể:
- Nhiễm herpes simplex virus.
- Bệnh lao phổi.
- Các bệnh lý viêm ruột.
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh tăng nhãn áp.
- Tăng huyết áp.
- Nhiễm nấm, nhiễm giun sán.
- Viêm gan, xơ gan.
- Bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.
Một số tác dụng phụ của thuốc Corticoid
Các tác dụng phụ của các thuốc Corticoid có thể kể đến như:
- Tăng cân: Corticoid có thể làm cho người bệnh tăng cân do tăng giữ nước và thay đổi chuyển hóa lipid trong cơ thể.
- Loãng xương: Sử dụng Corticoid lâu dài có thể dẫn đến loãng xương và làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở phụ nữ lớn tuổi.
- Tăng huyết áp: Thuốc Corticoid có thể làm tăng huyết áp.
- Đái tháo đường: Sử dụng Corticoid, đặc biệt khi dùng liều cao có thể làm dao động chỉ số đường huyết ở người bệnh đái tháo đường, cần kiểm soát vừa phải, tránh tăng liều insulin quá nhiều có thể gây tụt đường huyết.
- Nguy cơ nhiễm trùng: Sử dụng Corticoid có thể là bàn đạp để các nhóm vi khuẩn tấn công.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Khi sử dụng Corticoid kéo dài có thể gây loét dạ dày.
Chống chỉ định khi dùng thuốc Corticoid
Corticoid có chống chỉ định hoặc cần thận trọng trong các một số trường hợp sau:
- Nhiễm nấm: Không nên sử dụng Corticoid nếu người bệnh có các dấu hiệu hoặc đã được chẩn đoán đang nhiễm nấm vì chúng có thể làm trầm trọng thêm hay bùng phát một đợt nhiễm trùng nặng nề.
- Bệnh tâm thần: Cân nhắc nguy cơ khi sử dụng Corticoid ở người có tiền sử rối loạn tâm thần.
- Loãng xương: Nên hạn chế sử dụng Corticoid ở người có tiền căn loãng xương hoặc gãy xương.
- Đái tháo đường: Thận trọng nguy cơ làm tăng đường huyết khi sử dụng Corticoid ở bệnh nhân đái tháo đường. Việc sử dụng Corticoid kéo dài không được bác sĩ theo dõi, quản lý có thể làm người bệnh mắc đái tháo đường do Corticoid (đái tháo đường do thuốc).
- Bệnh lý tim mạch: Cần thận trọng khi sử dụng Corticoid ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch, vì Corticoid có thể làm tăng huyết áp và gây rối loạn nhịp tim.
Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng của thuốc Corticoid
Cách sử dụng thuốc Corticoid
Sử dụng thuốc Corticoid cần tuân thủ dặn dò, hướng dẫn của bác sĩ kê đơn, tránh tự ý sử dụng cũng như tự ý ngưng thuốc. Người bệnh phải tuyệt đối sử dụng đúng theo liều lượng, thời gian sử dụng… mà bác sĩ chỉ định.
Corticoid có nhiều đường dùng khác nhau, trong mỗi trường hợp bệnh lý sẽ có đường dùng khác nhau, do đó người bệnh chỉ nên sử dụng đường thuốc mà bác sĩ chỉ định. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu lạ nghi ngờ là tác dụng phụ để kịp thời đi khám bác sĩ để được kiểm tra.
Khi sử dụng Corticoid, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh hiện tại cũng như các thuốc đang sử dụng để tránh tình trạng tương tác các loại thuốc với nhau, gây nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần bảo quản thuốc đúng nơi quy định, ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp.
Liều dùng của thuốc Corticoid
Liều dùng của Corticoid được tinh chỉnh theo từng tình trạng bệnh lý, mức độ nặng nhẹ của bệnh, các phác đồ hiện tại cho từng bệnh riêng biệt. Trong một số trường hợp, có thể khởi động liều cao để kiểm soát triệu chứng ban đầu, sau đó giảm liều dần. Tuy nhiên cũng có trường hợp sử dụng Corticoid liều thấp (liều sinh lý) để điều trị suy thượng thận mạn.
Lượng thuốc bạn dùng phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc. Ngoài ra, số liều bạn dùng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và thời gian bạn dùng thuốc phụ thuộc vào vấn đề tình trạng bệnh, chỉ định của bác sĩ.
Đối với Betamethasone
Đối với dạng thuốc uống (siro, viên nén, viên sủi bọt):
- Người lớn và thanh thiếu niên: Liều dùng có thể dao động từ 0,25 đến 7,2 miligam (mg) một ngày, dùng một lần duy nhất hoặc chia thành nhiều lần.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải được bác sĩ xác định
Đối với dạng thuốc uống tác dụng kéo dài (viên nén giải phóng kéo dài):
- Người lớn và thanh thiếu niên: Liều dùng có thể dao động từ 1,2 đến 12 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: 2 đến 6 mg một ngày.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Budesonide
Đối với dạng thuốc uống tác dụng kéo dài (viên nang giải phóng kéo dài):
- Người lớn: Lúc đầu, liều dùng là 9 miligam (mg) một ngày trong tối đa tám tuần. Sau đó, bác sĩ có thể giảm liều xuống còn 6 mg một ngày. Mỗi liều nên uống vào buổi sáng trước bữa sáng.
- Trẻ em: Cách sử dụng và liều lượng phải được bác sĩ xác định.
Đối với Cortison
Đối với dạng thuốc uống (viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 25 đến 300 miligam (mg) một ngày, dùng một liều duy nhất hoặc chia thành nhiều liều.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: 20 đến 300 mg một ngày, tiêm vào cơ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Dexamethasone
Đối với dạng thuốc uống (thuốc tiên, dung dịch uống, viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 0,5 đến 10 miligam (mg) dùng thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: Tiêm 20,2 đến 40 mg vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Hydrocortisone
Đối với dạng bào chế uống (hỗn dịch uống, viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 20 đến 800 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày, dùng một liều duy nhất hoặc chia thành nhiều liều.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: Tiêm 5 đến 500 mg vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch, hoặc dưới da thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Methylprednisolone
Đối với dạng thuốc uống (viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 4 đến 160 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày, dùng một liều duy nhất hoặc chia thành nhiều liều.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: Tiêm 4 đến 160 mg vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Prednisolon
Đối với dạng thuốc uống (dung dịch uống, siro, viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 5 đến 200 miligam (mg) dùng thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: tiêm 2 đến 100 mg vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Prednisone
Đối với dạng thuốc uống (dung dịch uống, siro, viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 5 đến 200 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày, dùng một liều duy nhất hoặc chia thành nhiều liều.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với Triamcinolone
Đối với dạng thuốc uống (siro, viên nén):
- Người lớn và thanh thiếu niên: 2 đến 60 miligam (mg) một ngày, dùng một liều duy nhất hoặc chia thành nhiều liều.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Đối với dạng thuốc tiêm:
- Người lớn và thanh thiếu niên: Tiêm 0,5 đến 100 mg vào khớp, tổn thương hoặc cơ, hoặc dưới da thường xuyên tùy theo nhu cầu, theo chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ em: Liều dùng dựa trên cân nặng hoặc kích thước cơ thể và phải do bác sĩ xác định.
Một số lưu ý giúp làm giảm tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Corticoid
Để có thể giảm thiểu tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Corticoid, một số lưu ý quan trọng bệnh nhân cần biết:
- Sử dụng liều lượng hợp lý: Việc lựa chọn liều thuốc phù hợp giúp giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc, vì lẽ đó người bệnh cần sử dụng Corticoid dưới sự quản lý của bác sĩ điều trị.
- Theo dõi các chỉ số sức khỏe tại nhà: Kiểm tra các chỉ số huyết áp, đường huyết, tần số tim để kịp thời phát hiện các tác dụng phụ của thuốc để từ đó hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc Corticoid.
- Bảo vệ xương: Khi sử dụng Corticoid kéo dài, người bệnh có thể được bác sĩ điều trị kiểm tra mật độ xương, bổ sung thêm canxi, vitamin D để hạn chế nguy cơ gây loãng xương.
- Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh: Ăn uống đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, hạn chế ăn ngọt, hạn chế ăn mặn để tránh làm gia tăng tác dụng tăng đường huyết, tăng giữ muối nước của
Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Corticoid
Trước khi sử dụng thuốc Corticoid, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cung cấp tiền căn bệnh lý cho bác sĩ: Người bệnh cần cung cấp một cách chính xác và đầy đủ các thông tin về tình hình bệnh lý trong nhiều năm qua để bác sĩ xem xét việc điều trị Corticoid.
- Cung cấp thông tin dị ứng nếu có: Việc kiểm tra tình trạng dị ứng với Corticoid sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm khi dùng thuốc.
- Tình trạng thai kỳ: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên cẩn trọng, cân nhắc nguy cơ lợi ích và tác hại khi sử dụng Corticoid.
- Tiền sử tâm thần: Khai báo về tình trạng sức khỏe tinh thần của bản thân để cân nhắc việc sử dụng Corticoid.
Một số câu hỏi liên quan
Tác hại của Corticoid trên da là gì?
Corticoid có thể gây một số tác hại trên da, đặc biệt là các loại Corticoid bôi trực tiếp trên da, hoạt tính của các loại thuốc bôi này khá mạnh và có thể gây teo da nếu dùng thường xuyên và kéo dài.
- Mỏng da: Sử dụng Corticoid trong thời gian dài có thể làm da trở nên mỏng, dễ bị tổn thương, có mảng bầm da, gặp nhiều ở bệnh nhân có hội chứng Cushing.
- Tăng sắc tố da: Uống Corticoid lâu dài có thể làm tăng sắc tố da.
- Rạn da: Việc làm dụng sử dụng Corticoid bôi da có thể khiến da bạn mỏng, yếu dễ xuất hiện các vết rạn da.
Thuốc Corticosteroid có phải là Corticoid không?
Corticosteroid hay Corticoid đều là một, đều là hormone do cơ chúng ta sản xuất ra. Đây là một trong các nhóm thuốc steroid có vai trò lớn trong việc điều trị các trường hợp, viêm, nhiễm, dị ứng – quá mẫn.
Corticoid có phải kháng sinh không?
Corticoid không phải thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có vai trò tiêu diệt vi khuẩn, tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong khi đó vai trò của Corticoid là ức chế phản ứng viêm, làm giảm các triệu chứng như sưng, đau,…
Xem thêm:
- Top 12 thuốc cảm cúm cho bé và những điều cha mẹ cần biết
- Thuốc Halixol dùng như thế nào? Giá bao nhiêu năm 2024?
- Top 4 thuốc say xe dạng nước thông dụng nhất và giá bán 2024
Mong rằng với bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, hữu ích nhất về cách sử dụng, chống chỉ định, lưu ý khi sử dụng thuốc Corticoid. Hãy chia sẻ bài viết này tới những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé.
Nguồn tham khảo:
1. Corticosteroids – NCBIs
- Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK554612/
- Ngày tham khảo: 12/09/2024
2. Corticosteroids – Drugs.com
- Link tham khảo: https://www.drugs.com/cons/corticosteroid-oral-parenteral.html
- Ngày tham khảo: 12/09/2024
3. Corticoids – Cleveland
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/4812-corticosteroids
- Ngày tham khảo: 12/09/2024