Tiêm phòng không sốt có tốt hay không, có hiệu quả không?

Tiêm phòng không sốt có tốt hay không là một câu được đặt ra khá nhiều trong thời điểm mà tiêm vaccine COVID-19 đang được quan tâm trên toàn thế giới. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêm phòng không sốt có tốt không?

Trong thời buổi hiện nay tiêm phòng vaccine đang là một vấn đề được cả thế giới quan tâm thì việc tác dụng, hiệu quả của vaccine trở thành nỗi suy tư, âu lo của nhiều người. Vì sao có người tiêm phòng không sốt, có người lại sốt rất cao? Liệu sốt hay không sốt mới là có hiệu quả.

Vaccine được tạo ra từ các kháng nguyên (tác nhân đã được bất hoạt) hoặc từ các công nghệ gen hiện đại. Vaccine biến virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng gây bệnh trên đối tượng đã được tiêm chủng. Hệ miễn dịch sau khi tiêm, đã nhận diện nhận diện được tác nhân gây bệnh này thông qua bộ nhớ miễn dịch, đồng thời cũng tạo ra một lượng kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh.

Sốt, đau nhức chỗ tiêm, chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, phản ứng phản vệ với vaccine hay bất cứ triệu chứng gì bất thường sau khi tiêm đều được gọi chung là “tác dụng phụ của vaccine”.

Não chúng ta cũng có một vùng gọi là “vùng hạ đồi, vai trò nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi cơ thể bị vi trùng tấn công, chúng giải phóng ra các hoá chất trung gian vào máu, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường, có thể lên tới 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, gọi là phản ứng sốt.

Sốt như một dấu hiệu dự báo chính xác khi cơ thể có “vật lạ” tấn công. Như vậy, khi vaccine tiêm vào cơ thể, nếu xuất hiện phản ứng sốt tức là hệ miễn dịch đang có đáp ứng với thuốc để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ thể của mình. Tóm lại, khi tiêm vaccine xuất hiện phản ứng sốt tức là cơ thể có đáp ứng với vaccine, còn việc vaccine tạo ra hiệu quả như thế nào thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Khi hệ miễn dịch nhận diện được kháng nguyên và mức độ đáp ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vaccine sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định để bảo vệ cơ thể tuy nhiên khoảng thời gian tạo ra lượng cần thiết theo kế hoạch của nhà sản xuất thì khác nhau ở mỗi người. Một số người có sốt, tuy nhiên cũng có trường hợp tiêm phòng không sốt nhưng đều có tạo được kháng thể để bảo vệ cho cơ thể.

Vì sao có trường hợp tiêm phòng không sốt?

Hiện tượng sốt sau tiêm xảy ra khi hệ miễn dịch đang chiến đấu ác liệt với kháng nguyên. Còn trường hợp tiêm phòng không bị sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch mất khả năng chiến đấu, có thể hiểu nó đang chiến đấu bằng cách “nhẹ nhàng hơn”.

Dù có sốt hay không thì hệ miễn dịch cũng có thể có khả năng nhận diện kháng nguyên và tiêu diệt, để tạo trí nhớ miễn dịch khi loại tác nhân này lại một lần nữa xâm nhập cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ tự động tiêu diệt.

Như vậy, có thể nói rằng tiêm phòng không sốt hay sốt đều mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch có khả năng triển khai một trận đánh khi có “kẻ lạ” xâm nhập cơ thể.

Tiêm phòng không sốt hay sốt mới hiệu quả?

Mặc dù hiện nay công nghệ vaccine có nhiều bước phát triển vượt trội nhưng tất cả các loại vaccine đều có chung một vai trò đó là giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể làm quen với mầm bệnh và xây dựng hệ thống phòng thủ bảo vệ cơ thể.

Khi một mầm bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhiễm vào cơ thể, hệ thống miễn dịch được kích hoạt, tấn công và tiêu diệt mầm bệnh. Tiêm vaccine là một hình thức giúp chúng ta tạo miễn dịch giúp cơ thể sẽ đáp ứng lại nhanh một cách mạnh mẽ với mầm bệnh.

Mục tiêu của các loại vaccine hiện nay là đạt được khả năng miễn dịch lâu dài hay miễn dịch thích ứng. Miễn dịch thích ứng được kích hoạt bởi hệ thống miễn dịch bẩm sinh, tạo ra các tế bào T cũng như một lượng kháng thể chống lại sự lây nhiễm với virus sau này.

Sau khi tiêm vaccine, ghi nhận các phản ứng phụ: sốt, đau cánh tay, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn,… Tuy nhiên không phải khi nào ghi nhận sốt. Mỗi loại vaccine đều có mức độ mạnh yếu khác nhau và ở mỗi cơ địa khác nhau các phản ứng phụ xảy ra rất khác nhau.

Do đó, để đánh giá độ hiệu quả của vaccine người ta không dựa vào sự xuất hiện của phản ứng phụ mà dựa vào khả năng người được tiêm có khả năng phòng ngừa được bệnh tật, giảm mức độ lây nhiễm bệnh và tần suất của bệnh trong cộng đồng. Tiêm phòng sốt hay không sốt chỉ thể hiện cơ thể có đáp ứng với thuốc hay vaccine chứ không thể đánh giá độ hiệu quả.

Vaccine COVID-19 tiêm phòng không sốt liệu có hiệu quả?

Có thể khẳng định rằng vaccine phòng ngừa COVID 19 đã đem lại những thành tựu to lớn trong công cuộc đầy lùi dịch bệnh, hay gần đây là “sống chung với dịch bệnh”. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 đã giúp các quốc gia hạn chế nguy cơ lây nhiễm, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tỉ lệ bệnh nhân tử vong và giúp thế giới kiểm soát được dịch bệnh một cách tốt hơn. Đây là một biện pháp vô cùng hiệu quả để tạo miễn dịch cồng động trong thời buổi COVID-19 vẫn còn đang bùng nổ.

Vaccine COVID-19 ra đời với nhiệm vụ ngăn ngừa sự lây lan khắp thế giới của virus SARS-CoV-2, gây dịch bênh viêm đường hô hấp cấp. Nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết luận rằng việc tiêm chủng vaccine là vô cùng cần thiết trong thời buổi hiện tại, giải quyết gánh nặng bệnh tật, giảm tải cho hệ thống y tế. Đặc biệt là giảm tỉ lệ nhập viện, tỉ lệ tử vong do virus dịch bệnh này gây ra.

Tuy nhiên theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo rằng vaccine phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 có một số tác dụng phụ nhất định và tần suất xảy ra khá cao. Tuy đa số các triệu chứng không nguy hiểm nhưng ở một mức độ nào đó, các tác dụng phụ này cũng gây ảnh hưởng lên tâm lý của người được tiêm khiến họ cảm thấy lo lắng trước tiêm và khó chịu vì các tác dụng phụ sau khi tiêm.

Một trong những phản ứng thường gặp của tiêm ngừa COVID-19 đó là sốt. Tuy nhiên sau khi tiêm phòng không sốt hay sốt phụ thuộc vào bạn tiêm vaccine gì và sự khác nhau về cơ địa của mỗi người cũng khiến các tác dụng phụ xảy ra khác nhau. Ghi nhận nhiều trường hợp sốt sau khi tiêm phòng các loại vaccine như Pfizer, Moderna, Astra Zeneca… Tiêm phòng không sốt gặp nhiều ở các trường hợp tiêm vaccine Vero cell.

Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được tiêm phòng không sốt có tốt hay không, có hiệu quả không. Có thể khẳng định việc sốt hay không sốt sau khi tiêm vaccine đều là những đáp ứng bình thường của cơ thể, không dùng để đánh giá hiệu quả của vaccine.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Possible Side Effects After Getting a COVID-19 Vaccine, CDC.

Contact Me on Zalo