Bí tiểu ở phụ nữ là bệnh gì, cách xử trí ra sao?

Bí tiểu ở phụ nữ là tình trạng bàng quang đầy nước tiểu nhưng không đi được, gây ra bởi các nguyên nhân thường gặp còn có thể do bệnh lý của tiểu khung (tử cung, buồng trứng,…) đè vào, quá trình mang thai và sau khi sinh con, lão hóa hệ tiết niệu… cũng gây ra triệu chứng này. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Bí tiểu ở phụ nữ là gì?

Bí tiểu (urinary retention) có thể được định nghĩa là không có khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn qua việc đi tiểu chủ động và được phân loại là bí tiểu cấp tính, bí tiểu mãn tính. Tình trạng này còn được gọi mắc tiểu mà không đi được ở nữ.

Bí tiểu cấp tính (acute urinary retention, AUR) là rối loạn khả năng đi tiểu đột ngột không thể đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng chỉ rỉ giọt, cảm giác vẫn còn nước tiểu. Bí tiểu mạn tính (chronic urinary retention, CUR) là tình trạng bí tiểu thường không đau, liên quan đến lượng nước tiểu tồn đọng ngày càng tăng lên. Bệnh nhân bí tiểu có thể có biểu hiện cảm giác đường tiểu không thông hoàn toàn, sau khi đi tiểu bàng quang vẫn cò nước tiểu.

Bí tiểu thường gặp ở nam giới cao tuổi nhưng bí tiểu có triệu chứng lại là một bất thường đáng ngại ở phụ nữ. Dịch tễ học của bí tiểu ở phụ nữ không được nghiên cứu chuyên sâu nhiều. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân được công nhận trong việc gây bí tiểu ở phụ nữ, được chấp nhận rộng rãi bao gồm nhiễm trùng, thuốc, thần kinh, giải phẫu, bệnh lý thần kinh cơ và chức năng.

Bàng quang là một cơ quan nằm của hệ tiết niệu, chức năng của nó là lưu trữ nước tiểu cho đến khi bài tiết ra ngoài. Nước tiểu được tạo ra sau quá trình lọc ở cầu thận, trải qua quá trình tái hấp thu và bài tiết, tạo thành nước tiểu đổ ra bể thận theo niệu quản hai bên dẫn về bàng quang. Bàng quang sẽ co thắt phối hợp sự giãn cơ thắt niệu đạo sẽ đưa nước tiểu theo đường niệu đạo đi ra ngoài.

Nghiên cứu dịch tễ học về tình trạng bí tiểu ở phụ nữ là rất khó và lịch sử tự nhiên của các yếu tố nguyên nhân chỉ được hiểu một cách tối thiểu. Tỷ lệ mắc bí tiểu ở phụ nữ không được ghi nhận đầy đủ. Một nghiên cứu ở Scandinavia cho thấy tỷ lệ mắc bí tiểu ở phụ nữ thể cấp tính là 7 trên 100.000 dân mỗi năm; tỷ lệ nam trên nữ là 13: 1.

Nói chung, bí tiểu của phụ nữ thường được mô tả nhiều hơn trong các loạt trường hợp nhỏ hoặc các báo cáo các ca bệnh có nguyên nhân bất thường. Sự đa dạng và thiếu đồng thuận về công tác quản lý triệu chứng này có thể khiến kết quả điều trị khó dự đoán hơn ở nam giới.

Buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ
Buồn tiểu nhưng không đi được ở nữ

Xem thêm:

Các nguyên nhân bí tiểu ở phụ nữ

Tác nhân ngoại sinh:

  • Sa cơ quan vùng chậu: thường gặp như một yếu tố thứ phát sau một tổn thương nguyên phát như chấn thương vùng niệu dục
  • Bệnh lý ngoại khoa như u xơ tử cung, khối u chèn ép vào hệ thống đường niệu gây tắc nghẽn
  • Vòng tránh thai lạc chỗ (chèn ép đường niệu) gây tắc nghẽn nước tiểu không thể đi xuống được niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn do thủ thuật

Bất thường bẩm sinh thường được phát hiện ở niệu đạo:

  • Hẹp niệu đạo
  • Teo niệu đạo
  • Huyết khối gây tắc nghẽn
  • Sỏi kẹt niệu đạo
  • Áp xe hoặc u nang tuyến Skene

Suy giảm khả năng co bóp của cơ detrusor:

  • Lão hóa hệ niệu (bàng quang) ở tuổi già
  • Đái tháo đường
  • Bệnh lý thần kinh tổn thương neuron vận động dưới

Khả năng phối hợp kém:

  • Tắc nghẽn cổ bàng quang nguyên phát
  • Hội chứng Fowler
  • Bệnh lý thần kinh tổn thương neuron vận động trên

Nhiễm trùng: gây sưng, rát tại vị trí tiêm, bít tắc đường tiểu

  • Viêm âm hộ, âm đạo cấp tính
  • Viêm bàng quang cấp
  • Viêm niệu đạo
  • Viêm đài bể thận cấp

Thai kỳ:

  • Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang
  • Thai nhi lớn dần theo từng tuần, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ gây chèn ép lên bàng quang gây cản trở đường tiểu
  • Bất tiện khi mang thai dẫn tới thói quen nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu tích tụ nhiều trong bàng quang khiến bàng quang chướng lên quá mức, lâu dần dẫn tới mất khả năng co bóp, gây ra tình trạng bí tiểu.

Một số nguyên nhân khác như:

  • Đau đớn sau khi phẫu thuật
  • Do thuốc giảm đau hoặc thuốc gây mê
  • Mụn rộp sinh dục
Mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ
Mắc tiểu mà tiểu không được ở nữ

Xử trí tình trạng bí tiểu ở phụ nữ như thế nào?

Xử trí ban đầu bao gồm dẫn lưu bàng quang (đặt ống thông tiểu ngắt quãng hoặc nội soi) nếu thai phụ có triệu chứng hoặc có nguy cơ biến chứng phải tầm các nguyên nhân có thể xảy ra. Các khảo sát nên tập trung vào việc xác định nhóm nguyên nhân cơ bản trước.

Cần khai thác tiền sử chi tiết, khám tổng quát và khám vùng chậu; phân tích que thử nước tiểu, soi và nuôi cấy thông thường, siêu âm vùng chậu và thận là những phương tiện tầm soát cơ bản thường gặp. Thử nghiệm niệu động học nên thực hiện trong các tình huống cụ thể.

Việc nong niệu đạo có vai trò hạn chế nhưng cần cân nhắc nếu có hẹp niệu đạo. Xử trí dứt điểm nguyên nhân nếu có thể và xử trí triệu chứng khi không phát hiện ra nguyên nhân có thể điều trị dứt điểm được. Cần tái khám để theo dõi đáp ứng với điều trị, phát hiện các biến chứng và kiểm soát triệu chứng.

Tóm lại tình trạng bí tiểu ở phụ nữ được gây ra bởi nhiều nhóm nguyên nhân. Nhưng trong trường hợp nào bạn cũng cần phải lưu ý các triệu chứng đã được đề cập và đi khám trong thời gian sớm nhất có thể để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh làm nặng hơn các tổn thương.

Bí tiểu ở nữ điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bí tiểu ở nữ điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Bí tiểu ở phụ nữ là bệnh gì, cách xử trí ra sao?”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về triệu chứng bí tiểu ở phụ nữ và cách khắc phục xử trí nếu không may mắc phải.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.


Nguồn tham khảoNHS

Contact Me on Zalo