Suy thận tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng. Suy thận không chỉ là gánh nặng cho sức khoẻ, tinh thần mà còn làm cho kinh tế của gia đình kiệt quệ vì chi phí khám chữa bệnh cao. Vậy dấu hiệu suy thận ở nam, nữ giới là gì để giúp bạn sớm nhận biết cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Giới thiệu tổng quan về bệnh suy thận
- 2 Dấu hiệu suy thận ở nam giới giai đoạn đầu
- 3 Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn đầu ở nữ giới
- 4 Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy thận
- 5 Các phương pháp điều trị bệnh suy thận ở nam
- 6 Các phương pháp phòng ngừa bệnh suy thận
- 7 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Giới thiệu tổng quan về bệnh suy thận
Thận là cơ quan hình hạt đậu, có kích thước bằng nắm tay. Thận nằm dưới lồng ngực, hướng về phía lưng. Thận có chức năng là giúp cơ thể loại bỏ độc tố, lọc máu và thải chất thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Khi thận không hoạt động bình thường, các chất thải tích tụ trong cơ thể. Điều này làm cho cơ thể mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Nhiều người có thể kiểm soát được tình trạng suy thận bằng các phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh suy thận là gì?
Bệnh suy thận là một hoặc cả hai quả thận của bạn không thể hoạt động tốt. Suy thận có thể là tạm thời và phát triển nhanh (cấp tính). Đôi khi, cũng có thể là tình trạng mạn tính. Suy thận là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh thận. Suy thận có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.
Các giai đoạn của suy thận ở nam giới
Có nhiều giai đoạn suy thận, tuỳ theo mức độ lọc cầu thận (eGFR). Tốc độ lọc cầu thận (GFR) bình thường là khoảng 100, mức độ thấp nhất là 0 – nghĩa là không còn chức năng thận. Các giai đoạn của suy thận ở nam giới bao gồm:
- Giai đoạn I: GFR có thể cao hơn 90 nhưng dưới 100. Ở giai đoạn này, thận đã bị tổn thương nhẹ nhưng vẫn hoạt động bình thường.
- Giai đoạn II: GFR có thể thấp đến 60 hoặc cao hơn 89. Thận đã tổn thương nhiều hơn so với giai đoạn I nhưng vẫn có thể hoạt động tốt.
- Giai đoạn III: GFR có thể thấp tới 30 hoặc cao hơn 59. Ở giai đoạn này, có thể chức năng thận đã mất nhẹ hoặc nặng.
- Giai đoạn IV: GFR có thể thấp hơn 15 hoặc cao hơn 29. Lúc này, Thận đã bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng.
- Giai đoạn V: GFR lúc này đã dưới 15. Thận đã suy hoàn toàn khi ở giai đoạn này.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh suy thận
Suy thận có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng hay độ tuổi nào. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh thận như:
- Bệnh nhân đái tháo đường.
- Bệnh nhân huyết áp cao.
- Bệnh tim mạch.
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh thận.
- Thận có cấu trúc bất thường.
- Trên 60 tuổi.
- Lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài.
- Bệnh Lupus ban đỏ.
Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh suy thận
Suy thận hiện nay được xếp vào loại bệnh nguy hiểm và có xu hướng gia tăng gần đây. Đặc biệt, theo một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học cho biết nguy cơ bị suy thận ở nam giới cao hơn ở nữ giới. Một số dấu hiệu khi nam giới bị suy thận là:
- Rùng mình, lạnh đầu chi.
- Giảm chất lượng tình dục
Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận nếu không được phát hiện sớm
Tuỳ vào từng giai đoạn mà các biến chứng của suy thận có thể khác nhau. Suy thận càng nặng thì tần suất biến chứng càng nhiều và cành nặng. Các biến chứng có thể là:
- Thiếu máu.
- Rối loạn lipid huyết.
- Biến chứng tim mạch như suy tim, suy mạch vành, rối loạn nhịp tim,…
- Biến chứng ở phổi: Viêm phổi, tràn dịch màng phổi,…
- Rối loạn nước, điện giải.
- Biến chứng thần kinh.
- Biến chứng tiêu hoá.
Dấu hiệu suy thận ở nam giới giai đoạn đầu
Dấu hiệu suy thận ở nam giới giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Tuy bạn cảm thấy khoẻ mạnh, bình thường nhưng thực chất trong cơ thể, thận đã bắt đầu hoạt động kém đi. Một số dấu hiệu suy thận có thể là:
Cơ thể mệt mỏi
Suy giảm nghiêm trọng chức năng thận có thể dẫn đến tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. Điều này có thể khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, có thể gây ra tình trạng yếu ớt và mệt mỏi.
Rối loạn giấc ngủ
Khi thận không lọc đúng cách, chất độc sẽ ở lại trong máu thay vì thoát khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể khiến bạn khó ngủ. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa béo phì, bệnh thận mạn tính và chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến hơn ở những người mắc bệnh thận mạn tính hơn là những người khoẻ mạnh.
Khô da, ngứa
Thận khỏe mạnh thực hiện nhiều công việc quan trọng. Thận loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh thận, khi thận không còn khả năng duy trì sự cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên, liên tục, nhất là vào ban đêm có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi bộ lọc thận bị tổn thương, chúng có thể gây ra sự gia tăng nhu cầu đi tiểu. Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
Thấy máu trong nước tiểu
Thận khỏe mạnh thường giữ các tế bào máu trong cơ thể khi lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu, nhưng khi bộ lọc của thận bị tổn thương, các tế bào máu này có thể bắt đầu “rò rỉ” ra nước tiểu. Ngoài ra, máu trong nước tiểu có thể là khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng. Hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
Nước tiểu có bọt
Các bọt quá nhiều trong nước tiểu – đặc biệt là những bọt lâu tan. Lý do là xuất hiện protein trong nước tiểu. Bọt này có thể trông giống như bọt bạn thấy khi đánh trứng, vì protein thường thấy trong nước tiểu, albumin, là cùng một loại protein có trong trứng.
Mắt sưng phù
Protein trong nước tiểu là dấu hiệu sớm cho thấy bộ lọc của thận đã bị tổn thương, khiến protein rò rỉ vào nước tiểu. Sưng phù quanh mắt có thể là do thận của bạn đang rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu, thay vì giữ lại trong cơ thể.
Tay, chân có dấu hiệu sưng phù
Chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến tình trạng giữ natri, gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân. Sưng ở các chi dưới cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề mạn tính về tĩnh mạch chân.
Chán ăn
Đây là triệu chứng rất chung, nhưng sự tích tụ độc tố do suy giảm chức năng thận có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Chuột rút
Sự mất cân bằng điện giải có thể là kết quả của suy giảm chức năng thận. Ví dụ, nồng độ canxi thấp và phốt pho không được kiểm soát tốt có thể góp phần gây ra chuột rút cơ bắp.
Một số dấu hiệu khác
Các dấu hiệu ở bệnh suy thận ở mỗi người là khác nhau. ngoài những dấu hiệu phổ biến như ở trên, một số dấu hiệu khác như là:
- Lú lẫn, khó tập trung.
- Vị kim loại.
Dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn đầu ở nữ giới
Suy thận là tình trạng thận không hoạt động bình thường và không thể lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Bệnh này có thể tiến triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi tình trạng suy thận trở nên nghiêm trọng, nữ giới có thể gặp phải một số dấu hiệu như:
Biến đổi nước tiểu:
- Thay đổi màu sắc nước tiểu: Nước tiểu có thể trở nên sẫm màu, đỏ, nâu hoặc có bọt.
- Thay đổi mùi nước tiểu: Nước tiểu có thể có mùi khó chịu, đặc biệt là khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thay đổi lượng nước tiểu: Nước tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường. Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
Biến đổi sức khỏe:
- Mệt mỏi : Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, khó tập trung.
- Sưng phù: Xuất hiện phù ở chân, mắt cá chân, bàn tay, mặt.
- Chán ăn: Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, ói mửa.
- Ngứa ngáy da: Do tích tụ độc tố trong máu.
- Ho ra máu: Do tích tụ chất lỏng trong phổi.
- Huyết áp cao: Do thận không điều chỉnh lượng natri và nước trong máu.
- Thiếu máu: Do thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin, giúp cơ thể tạo ra hồng cầu.
- Rối loạn kinh nguyệt: Suy thận có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Giảm ham muốn tình dục: Do suy giảm hormone do suy thận gây ra.
Biến đổi tâm lý:
- Lo lắng, trầm cảm: Do ảnh hưởng của suy thận đến tâm trạng và sức khỏe chung.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy thận
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh suy thận. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ creatinin và nồng độ nito ure trong máu (BUN – blood urea nitrogen) . Đây là hai sản phẩm chuyển hóa của protein, mức creatinin và ure cao trong máu có thể là dấu hiệu của suy thận.
Xét nghiệm nước tiểu phản ánh chức năng thận của bệnh nhân. Hai dấu ấn sinh hóa quan trọng là protein niệu và microalbumin. Sự hiện diện của protein và albumin trong nước tiểu là dấu hiệu sớm của tổn thương thận và có thể liên quan đến khả năng lọc của thận,
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Siêu âm thận là một trong những xét nghiệm thường dùng, cho phép ghi nhận các bất thường về kích thước và cấu trúc thận như u, nang hay sỏi thận, khu vực bị tắc nghẽn.
Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu cũng được ứng dụng để phát hiện các khối u và xác định mức độ tổn thương thận.
Các phương pháp điều trị bệnh suy thận ở nam
Khi điều trị bệnh suy thận ở nam giới, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:
- Thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc điều trị chứng thiếu máu.
- Thuốc cân bằng acid uric trong máu.
Các phương pháp phòng ngừa bệnh suy thận
Một lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa bệnh thận.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế muối giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và sỏi thận.
- Không hút thuốc lá.
- Uống nhiều nước.
- Kiểm tra thận định kỳ, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và người lớn trên 40 tuổi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mọi người thường thắc mắc không biết các dấu hiệu nào cho biết thận đang gặp vấn đề. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, hãy đến gặp bác sĩ để có câu trả lời.
Dấu hiệu nhận biết bất thường
Hãy đến thăm khám bác sĩ khi bạn có các yếu tố nguy cơ suy thận, bao gồm:
- Huyết áp cao, thay đổi thói quen đi tiểu, hay quên, không minh mẫn và buồn nôn.
- Có tiền sử bệnh tiểu đường.
- Có tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận.
- Đã từng bị chấn thương thận.
- Bạn thường xuyên dùng thuốc giảm đau nhóm NSAID.
Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín
Việc khám sức khoẻ, xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần được thực hiện định kỳ, nhất là ở những người có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường,… Docosan gợi ý cho bạn một số bệnh viện chuyên khoa thận uy tín sau đây:
- Phòng Khám Chuyên Khoa Mai Tâm Vĩnh Hiền.
- Bệnh viện Quốc tế City – City International Hospital (CIH).
- Phòng khám đa khoa quốc tế Victoria Healthcare.
Xem thêm:
- Đi tiểu nhiều lần trong một ngày là bệnh gì? Nguyên nhân, khắc phục.
- Bệnh suy thận và những điều bạn không nên bỏ qua.
- Bệnh nang thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Thận thực hiện một công việc quan trọng trong cơ thể là loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa. Suy thận sẽ làm chức năng này của thận giảm hiệu quả, trường hợp không điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, qua bài viết này Docosan hy vọng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích về suy thận đến bạn đọc.
Tài liệu tham khảo:
1. Kidney Failure
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17689-kidney-failure
- Ngày tham khảo: 20/9/2024.
2. Everything you nees to know about kidney failure
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/kidney-failure
- Ngày tham khảo: 20/9/2024.
3. What to know about kidney failure
- Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/327300
- Ngày tham khảo: 20/9/2024.