7 nguyên nhân khiến bạn bị đau thận

Đau thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đó có thể là triệu chứng của nhiễm trùng, chấn thương hoặc một vấn đề sức khỏe khác như sỏi thận, ung thư, mất nước… Đau thận thường bị nhầm lẫn với đau lưng do vị trí của thận trong cơ thể. Hãy đến khám bác sĩ để xác định nguồn gốc của cơn đau thận và các phương pháp điều trị tốt nhất. Qua bài viết này Doctor có sẵn sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về đau thận nhé!

Đau thận là đau ở đâu trên cơ thể?

Đau thận: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đau thận
Đau thận: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị đau thận

Thận là một bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu, thông thường, mỗi người có hai quả thận nằm trong khoang bụng phía sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống. Cảm giác đau thận sẽ được chúng ta cảm nhận rõ nhất tại vị trí của thận: xung quanh vùng giữa lưng, ngay bên dưới lồng ngực, ở cả hai bên cột sống.

Thận là một phần của hệ thống tiết niệu, bao gồm các cơ quan sản xuất và loại bỏ nước tiểu (tức là đi tiểu). Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tạo nên đường tiết niệu. Thận có chức năng lọc máu, và đào thải độc tố ra ngoài. Đau thận không chỉ khiến cơ thể xuất hiện những cơn đau mà còn ảnh hưởng đến những cơ quan khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh có thể bị khó chịu ở một bên lưng hoặc cả hai bên. Không phải lúc nào cơn đau ở những vùng này cũng đồng nghĩa với việc thận của bạn có vấn đề. Vì thận được bao quanh bởi các cơ, xương và các cơ quan khác nên có thể khó xác định được nguyên nhân gây ra cơn đau. Hãy đi khám ​​bác sĩ nếu bạn đang gặp phải những cơn đau dai dẳng mà bạn tin là do thận của bạn gây ra.

Xác định được đúng bệnh, đúng nguyên nhân gây ra bệnh không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khám chữa bệnh mà còn giúp điều trị chính xác, kịp thời, dứt điểm, tránh những biến chứng mà bệnh gây ra. Người bệnh không nên chủ quan trước cơn đau, bởi đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm mà mình không thể lường trước được.

Triệu chứng đau thận

Dấu hiệu đau thận thường là những cơn đau âm ỉ và khi ấn vào sẽ thấy đau. Mặc dù tình trạng đau thận thường chỉ gặp ở một bên lưng, nhưng một số vấn đề sức khỏe khác vẫn có thể ảnh hưởng đến cả hai thận và gây đau 2 bên thận, thận bên trái và thận bên phải.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau thận, mà các triệu chứng có thể sẽ khác nhau. Một số triệu chứng mà bạn có thể gặp phải khi đau thận là:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khô miệng
  • Sốt
  • Nước tiểu có mùi khó chịu, lẫn máu
  • Tiểu đau, tiểu buốt
  • Ớn lạnh hoặc nhức mỏi cơ thể
  • Buồn nôn, nôn
đau thận

Làm sao để phân biệt đâu là biểu hiện đau thận hay đau lưng?

Bởi vì vị trí của thận trong cơ thể nên khi đau rất dễ khiến ta nhầm lẫn giữa đau lưng và đau thận. Vậy làm thế nào bạn có thể xác định sự khác biệt giữa hai cơn đau này? Hãy cùng so sánh để phân biệt 2 cơn đau này qua một vào dấu hiệu dưới đây:

Đau thận:

  • Nguyên nhân khiến bạn bị đau thận, đó là: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, mất nước, nhiễm trùng thận, tổn thương thận, ung thư thận và bệnh thận đa nang
  • Thường đau ở phần cao trên lưng và đau ở sâu.
  • Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên.
  • Không giảm đau khi đi lại hoặc nghỉ ngơi
  • Bên cạnh cơn đau ở vùng lưng, triệu chứng đau thận còn có: tiểu nhiều, tiểu buốt, đau, nước tiểu có mùi khó chịu, lẫn máu; buồn nôn và nôn; sốt, ớn lạnh; mệt mỏi…
  • Khi bạn cử động cơ thể hoặc nghỉ ngơi, bệnh khó có thể biến mất.

Đau lưng:

  • Nguyên nhân gây đau lưng: Chấn thương, tư thế xấu hoặc vận động quá sức Chơi thể thao, vận động mạnh hoặc nâng vật nặng không đúng cách đều có thể gây căng cơ. Đau lưng có thể do ngồi hoặc đứng trong thời gian dài. Đau cột sống cũng có thể do các bệnh lý như viêm khớp, loãng xương và viêm cột sống gây ra.
  • Thường đau ở phần lưng dưới
  • Có thể mất vận động cả một bên chân
  • Đau nhói lên từng cơn
  • Đau nặng nề hơn khi thực hiện một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như cúi xuống hoặc nâng vật nặng
  • Có thể giảm đau khi bạn di chuyển cơ thể hoặc nghỉ ngơi

Những dấu hiệu trên có thể giúp bạn phân biệt được đau lưng và đau thận, tuy nhiên đó cũng chỉ là đánh giá bên ngoài, chưa được kiểm định, không hoàn toàn chính xác.

Thay vì lo lắng, hoang mang, tốt nhất là bạn nên đi khám để được kiểm tra, biết chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân. Đau lưng ở mức độ nhẹ có thể giảm bớt nếu nằm hoặc ngồi, nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, xoa bóp…nhưng đau thận muốn khỏi phải tìm được chính xác nguyên nhân. Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với tình hình bệnh cũng như sức khỏe, giúp bạn đi đúng liệu trình, đạt được hiệu quả trong việc chữa trị.

Nguyên nhân đau thận

Tìm được nguyên nhân gây ra bệnh là bước đầu tiên quan trọng nhất để chữa được bệnh. Đau thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán cơn đau là do nguyên nhân gì và đề ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh. 7 nguyên nhân khiến bạn bị đau thận, đó là: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, mất nước, nhiễm trùng thận, tổn thương thận, ung thư thận và bệnh thận đa nang. Cụ thể:

Sỏi thận

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của cơn đau thận là do sỏi thận. Sỏi thận phát triển khi chất thải tích tụ trong máu và tích tụ lại với nhau dần tạo thành sỏi trong thận. Sỏi thận nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu và theo nước tiểu ra ngoài. Mặt khác, những viên sỏi lớn hơn sẽ gây đau nhiều và có thể phải phẫu thuật để loại bỏ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường tiết niệu gây ra và có thể gây đau khi đi tiểu. Bàng quang và niệu đạo là những vị trí phổ biến nhất đối với nhiễm trùng tiểu. Sốt và tiểu nhiều cũng là các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.

Mất nước

Đau thận đôi khi có thể do mất nước (cơ thể thiếu chất lỏng). Mất nước có thể xảy ra do đổ nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, đi tiểu nhiều hoặc một số bệnh nội khoa như tiểu đường. Chính vì thế, hãy đảm bảo mình cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày bằng việc uống nước hoặc ăn uống các thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây, rau củ tươi…Trong những trường hợp mất nước trầm trọng bạn sẽ phải can thiệp y tế để bù nước.

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận là do vi khuẩn di chuyển từ phần khác của đường tiết niệu đến thận. Do đường tiết niệu của phụ nữ ngắn hơn nam giới nên phụ nữ dễ bị nhiễm trùng thận hơn. Nhiễm trùng thận cần được điều trị ngay lập tức để tránh tổn thương thận.

Tổn thương thận

Thận của bạn có thể bị tổn thương trong nhiều trường hợp, những chấn thương bên ngoài cơ thể chẳng hạn như ngã, tai nạn, hoặc khi tham gia các môn thể thao sử dụng lực mạnh như bóng đá, quyền anh. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thận mà cơn đau do chấn thương thận có thể là nhẹ đến nghiêm trọng, gây đe dọa tính mạng.

Đây là nguyên nhân dễ dàng nhận biết nhất nên khi bị chấn thương hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra cũng như có phương pháp điều trị kịp thời. Để tránh tổn thương thận, cách tốt nhất là bạn nên hoạt động nhẹ nhàng, an toàn tránh những chấn thương có thể xảy ra với cơ thể.

Ung thư thận

Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư thận, có thể không có đau hoặc các dấu hiệu khác. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bên hông, lưng hoặc bụng và cơn đau không thuyên giảm. Sốt hoặc tiểu ra máu cũng là những triệu chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, những triệu chứng này không phải lúc nào cũng chỉ ra rằng bạn bị ung thư thận; chúng cũng có thể do nhiều vấn đề sức khỏe khác gây ra. Chính vì triệu chứng không rõ nên hãy đảm bảo duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang là một bệnh di truyền, trong đó các u nang (khối u chứa đầy chất lỏng) phát triển trong thận. Những u nang này làm thận to ra hơn so với kích thước bình thường, gây đau ở lưng hoặc một bên.

Điều trị đau thận như thế nào?

Phương pháp điều trị đau thận sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy nếu bạn bị đau thận, hãy đến khám ​​bác sĩ ngay. Những gì bác sĩ của bạn có thể làm là:

  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm bằng chứng nhiễm trùng
đau thận
  • Để phát hiện xem thận của bạn có bị tổn hại hay không, làm các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT.
  • Xét nghiệm máu: các chỉ số như Creatinin huyết thanh, Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR)…

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân gây đau thận từ đó có phác đồ điều trị cho người bệnh. Để điều trị được hiệu quả, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, bạn cần giữ được tinh thần lạc quan, tích cực phối hợp trong việc điều trị, không nên bi quan gây ảnh hưởng đến tinh thần. Điều này khiến cho bệnh có thể tiến triển nặng thêm.

Biện pháp phòng ngừa đau thận

Thận có chức năng quan trọng giúp lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài, giúp cho cơ thể hoạt động, phát triển khỏe mạnh. Khi thận bị tổn thương, đau thận trái hoặc đau thận phải dù là nguyên nhân nào cũng khiến chức năng thận suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Phòng ngừa để thận khỏe mạnh là điều tất cả mọi người nên thực hiện, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Các biện pháp bạn có thể thực hiện thường xuyên, hàng ngày đó là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng, cholesterol, lượng đường trong máu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Hạn chế ăn muối, các thực phẩm chứa đạm (thịt bò, ức gà, trứng, tôm, chuối, các loại hạt…), kali (các loại đậu, trái cây sấy khô, khoai tây, sữa…), photpho (phô mai, da, nội tạng độc vật…), các thực phẩm, chế biến sẵn…Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chế độ ăn giàu năng lượng, giúp cơ thể không bị thiếu chất, mệt mỏi, gầy yếu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý, phù hợp với tình hình sức khỏe của bản thân.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch: Cố gắng dành tối thiểu 30 phút hàng ngày để tập những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, yoga,…
  • Kiểm soát huyết áp, đường huyết, tim mạch của cơ thể.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể bị thừa cân, béo phì
  • Kiểm soát căng thẳng: Có thể bao gồm tập thể dục, nâng cao chất lượng giấc ngủ , tập thiền, có thời gian, không gian nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, thoải mái
  • Không hoạt động, vận động, làm việc quá sức với cường độ cao, không tập những bài tập mạnh, mất sức.
  • Tránh những chấn thương có thể xảy ra: tham gia giao thông an toàn, làm việc hay tập luyện thể thao nên có những dụng cụ bảo hộ…
  • Không hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất có cồn như rượu bia, chất kích thích như cà phê.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày (2-2,5l) hoặc tùy vào tình trạng sức khỏe, thể chất của cơ thể để đào thải các độc tố, các cặn bã ra ngoài một cách hiệu quả nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần), kiểm tra tổng quát và làm các xét nghiệm kiểm tra hoạt động của thận bằng các xét nghiệm protein niệu, mức lọc cầu thận và các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận

Đau thận có thể do nhiều nguyên khác nhau gây nên, cần phân biệt được đau thận với đau lưng và tìm được chính xác nguồn gốc của cơn đau thì việc điều trị sẽ được hiệu quả và nhanh chóng hồi phục hơn. Chính vì vậy khi có dấu hiệu đau thận thì hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn ngay bạn nhé!

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn: www.kidneyfund.org

Contact Me on Zalo