Đi tiểu buốt không chỉ gây bức bối, khó chịu cho người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Để biết hiện tượng đi tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa như thế nào hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Tóm tắt nội dung
Đi tiểu buốt là gì?
Đi tiểu buốt là tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt, nóng rát. Một số bệnh lý gây đau trên bàng quang hoặc đáy chậu. Đi tiểu buốt là một triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ, nhưng cũng có thể xảy ra ở nam giới và mọi lứa tuổi khác nhau.
Nguyên nhân là do cấu tạo của ống niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam giới rất nhiều. Nếu khi đi tiểu bị đau buốt, rất có thể đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như
Nguyên nhân gây đi tiểu buốt
Viêm niệu đạo, bàng quang
Vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm niệu đạo và có thể lan đến bàng quang, dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt, căng tức ở vùng bụng dưới, đôi khi còn xuất hiện mủ có trong nước tiểu.
Viêm thận, bể thận
Khi nhiễm khuẩn tại bàng quang và niệu đạo, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ di chuyển ngược dòng lên bể thận và các tổ chức của thận khiến người bệnh bị viêm thận, bể thận, từ đó có thể gây chứng đi tiểu buốt, tiểu máu và đau thắt lưng
Viêm thận nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của thận, gây suy giảm khả năng lọc máu và có thể dẫn đến suy thận.
Bệnh lý tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt: đây đều là những bệnh nam khoa phổ biến với biểu hiện đặc trưng là đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, nước tiểu có màu trắng đục và chảy thành tia nhỏ
Phì đại tuyến tiền liệt và viêm tiền luyệt tuyến nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể gây suy giảm chức năng sinh lý, sinh sản ở nam giới.
Bí tiểu không do tiền liệt tuyến
Bí tiểu làm bàng quang đã căng đầy, bệnh nhân có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, nhiều khi còn phải rặn thì nước tiểu mới ra nhưng rất ít hoặc tiểu nhưng có cảm giác đau buốt, tiểu khó. Bí tiểu lâu ngày sẽ dẫn tới ứ đọng nước tiểu ở toàn bộ hệ tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó sẽ gây viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các bệnh lây qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục dễ gây viêm nhiễm đường tiết niệu và có biểu hiện cụ thể là tiểu buốt, tiểu gắt, có dịch mủ trắng đục trong nước tiểu. Một số bệnh thường gặp là mụn rộp sinh dục do herpes, lậu, nhiễm Chlamydia trachomatis.
Viêm vùng chậu ở nữ giới : cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
Viêm vùng chậu ở nữ là một trong những yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng tiết niệu. Một số triệu chứng thường gặp của viêm vùng chậu là : tiết dịch âm đạo nhiều bất thường, đau bụng dưới, sốt, ớn lạnh, bị đau khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường, đi tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần.
Viêm âm hộ – âm đạo
Viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) dẫn đến việc tiết nhiều dịch nhầy, khí hư, gây ngứa và đau vùng âm đạo, âm hộ ở phụ nữ. Hầu như đa số phụ nữ đều bị nhiễm trùng âm đạo ít nhất một lần trong đời.
Do âm đạo bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh tấn công đường tiết niệu kế cận. Khi nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ dễ xuất hiện cảm giác khó tiểu, đi tiểu buốt. Ngoài ra, viêm âm đạo còn gây ra những triệu chứng như:
- Ngứa âm đạo
- Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy bất thường
- Có thể xuất huyết âm đạo bất thường
- Bị đau khi giao hợp
Bị tiểu buốt cần thăm khám bác sĩ khi nào ?
Khi nhận thấy những dấu hiệu sau, người bệnh cần sớm gặp các bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:
- Đi tiểu buốt, tiểu gắt dai dẳng không dứt, kéo dài
- Tiểu buốt kèm theo sốt, mệt mỏi
- Nước tiểu có mùi hôi nồng, khó chịu kéo dài
- Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu đục
- Tiểu buốt kèm theo đau bụng và đau vùng chậu
- Có dịch bất thường ở bộ phận sinh dục nam hoặc nữ
- Khi người bệnh bị sỏi bàng quang, sỏi thận
Cách phòng ngừa đi tiểu buốt
Để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng đi tiểu buốt, người bệnh cần
- Phải uống đủ nước, mỗi ngày uống từ 2 -2,5 lít nước sẽ giúp thận tăng bài tiết nước tiểu, tăng tống xuất vi trùng trên đường tiết niệu ra bên ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng. Các chuyên gia tin rằng sẽ tốt hơn nếu uống nhiều nước vào buổi sáng sau khi thức dậy, đồng thời hạn chế uống nhiều nước sau 9h tối vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hằng ngày, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, với nữ giới, phải vệ sinh kinh nguyệt
- Những bệnh nhân từng bị hoặc đang bị sỏi thận, sỏi bàng quang phải thường xuyên tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định
- Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tái phát
- Điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ giúp cơ thể được mát trong, tránh tình trạng rối loạn tiểu tiện, táo bón. Hạn chế tối đa việc bổ sung các thực phẩm gây kích thích bàng quang như đồ ăn chua, trái cây chua, thực phẩm có tính axit cao, rượu và các loại đồ uống chứa cồn, thực phẩm chứa caffein,… để giúp bàng quang phục hồi nhanh hơn khi có tổn thương
- Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng . Bên cạnh đó, nên có lịch làm việc và sinh hoạt khoa học, giảm căng thẳng và stress, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái
- Không nên dùng các loại nước xả có tính tẩy rửa cao để tránh nguy cơ bị kích ứng
- Nên dùng bao cao su khi gần gũi bạn tình để giữ an toàn cho cả hai, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Điều trị tình trạng đi tiểu buốt như thế nào ?
Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau gây ra đi tiểu buốt, mức độ nặng nhẹ của từng loại bệnh lý mà bác sĩ sẽ xem xét kê đơn các loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc có tác dụng điều trị tiểu buốt do bệnh lý gây ra như:
- Viêm đường tiết niệu bởi các tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có kháng sinh và các thuốc giảm đau, kháng viêm để kiểm soát các triệu chứng đi kèm.
- Sỏi thận: tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp: kỹ thuật không xâm lấn (tán sỏi ngoài cơ thể), kỹ thuật điều trị ít xâm lấn (tán sỏi qua da, tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ, nôi soi niệu quản)
- Phì đại tuyến tiền liệt: nhóm thuốc chẹn alpha 1; thuốc kháng Androgen finasteride; điều trị phì đại tiền liệt tuyến qua phẫu thuật nội soi ;…
Một số bác sĩ khám và điều trị tiểu buốt
- BSCK1 Nguyễn Thị Thái Hà, hơn 15 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- BSCK1 Lê Ngọc Trân, hơn 10 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trang Võ Anh Vinh, hơn 10 năm kinh nghiệm, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận
Đi tiểu buốt có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩvì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả không đáng có. Do đó, người bệnh nên sớm gặp các bác sĩ Tiết niệu để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.
What causes a burning sensation after urination when there is no infection? – Medicalnewstoday.comEvaluation of Dysuria in Men
Evaluation of Dysuria in men – American Famly Physician